• 0776 74 55 22
  • 0979 00 55 22
  • 0779 74 55 22
  • 0978 17 45 30

Thông tin cần biết

Những tác hại của thiếu sắt và những thực phẩm chứa sắt tự nhiên

Ngày đăng:05/06/2024
Nguồn tin
Lượt xem:36
0
Sắt là thành phần vô cùng quan trọng với sức khỏe con người, đặc biệt tham gia vào quá trình tạo máu, giúp tế bào hồng cầu mang oxy đi nuôi khắp cơ thể. Thiếu sắt thường do chế độ ăn uống không hợp lý hoặc các vấn đề liên quan đến chảy máu, nguyên nhân gây ra nhiều tình trạng sức khỏe của con người. Vì thế hiểu về các nguyên nhân thiếu hụt sắt là cần thiết để phòng ngừa tình trạng này. Trong bài viết này Tiến Khang sẽ đề cập đến chủ đề tác hại của thiếu sắt và cách bổ sung sắt tự nhiên cho cơ thể, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Nguyên nhân cơ thể đang bị thiếu sắt 

Có nhiều nguyên nhân gây ra thiếu sắt và được phân loại theo 3 nhóm như sau:
Không cung cấp đủ nhu cầu sắt
  • Nhu cầu sắt sẽ tăng trong thời kỳ tuổi dậy thì, phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt, phụ nữ có thai, cho con bú…;
  • Do ăn thiếu chất: Ăn ít, ăn không đủ, ăn kiêng giảm cân, chế độ ăn không cân đối, ăn uống thất thường,…
  • Người bị các bệnh như viêm dạ dày, viêm ruột,.. cơ thể sẽ giảm hấp thu sắt.…. 
Cơ thể mất máu
  • Chảy máu trong do bị ung thư ruột kết, viêm loét dạ dày, chảy máu đường tiết niệu,… nó diễn tiến từ từ trong cơ thể, gây ra tình trạng thiếu sắt và rất khó phát hiện.
  • Mất máu do chấn thương, sau phẫu thuật, trước khi phục hồi thì người bệnh thường bị thiếu sắt và thiếu máu. 
  • Phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt hay bị rối loạn kinh nguyệt kéo dài, mất nhiều máu cũng dễ bị thiếu sắt. 
Khả năng hấp thu sắt kém
  • Đây là tình trạng xảy ra khi cơ thể không tổng hợp được transferrin vận chuyển sắt. Trường hợp này tuy hiếm gặp nhưng nó dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng cho gan, tim, xương khớp,...
Nguyên nhân cơ thể đang bị thiếu sắt

Tác hại của thiếu sắt

Sắt là một chất quan trọng cơ thể nên khi thiếu sắt cũng sẽ dẫn đến một số tác hại không ngờ đến cho sức khỏe, dưới đây là các tác hại khi thiếu sắt gồm: 

Rụng tóc, gãy móng 

Bệnh nhân bị thiếu máu là do thiếu sắt, da bệnh nhân sẽ bị nhăn nheo, tóc bị rụng và mỏng, móng tay dễ bị bong và gãy. Do sắt là một chất khoáng chiếm tỷ lệ lớn trong máu và nó có chức năng quan trọng là duy trì quá trình tiếp nhận vận chuyển oxy trong máu.
Phần chân tóc sẽ bị ảnh hưởng do thiếu dinh dưỡng khiến chân tóc yếu và dễ bị tổn thương dẫn đến tóc bị rụng.
Rụng tóc, gãy móng

Tim đập nhanh, dễ căng thẳng mệt mỏi

Những dấu hiệu dễ nhận biết của chứng thiếu máu, đó là hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, suy nhược cơ thể… và hệ quả có thể là bệnh tim mạch và suy hô hấp do mệt mỏi và tim đập nhanh bất thường. 
Sắt giữ vai trò vận chuyển oxy tới các mô khắp cơ thể nên thiếu sắt sẽ gây ra thiếu hụt oxy nuôi dưỡng các cơ quan đặc biệt là tim mạch và hô hấp.
Tim đập nhanh, dễ căng thẳng mệt mỏi

Suy giảm não bộ và trí nhớ 

Thiếu sắt trong thời gian dài có thể làm suy giảm khả năng tư duy, giảm trí thông minh. Não cần cung cấp dinh dưỡng và oxy nhiều nhất cơ thể để đảm bảo hoạt động tốt nhất của tế bào thần kinh. Nên thiếu hụt sắt trong thời gian dài rất nguy hại cho não bộ và tư duy.
Đặt biệt phụ nữ và trẻ nhỏ bị thiếu máu ảnh hưởng rất nhiều đến thai nhi và hiệu quả học tập ,công việc.
Suy giảm não bộ và trí nhớ

Cơ thể vận động kém và mệt mỏi 

Sắt hỗ trợ vận vận chuyển oxy đến các cơ quan nên khi thiếu máu sẽ khiến tất cả các mô, tế bào và bộ phận của cơ thể không được nuôi dưỡng và hoạt động diễn ra trơn tru được. Điều này gây rối loạn chức năng và giảm khả năng hoạt động, làm việc cũng bị hạn chế đi. 
Cơ thể vận động kém và mệt mỏi

Suy giảm hệ miễn dịch và sinh sản 

Thiếu sắt làm suy giảm hệ miễn dịch của con người và quá trình sản sinh ra các tế bào bạch cầu, khiến mất đi vai trò chống lại sự tấn công của vi khuẩn đối với cơ thể. Khi hệ miễn dịch bị phá hủy, hàng rào bảo vệ cơ thể giảm đi khiến bạn dễ mắc bệnh hơn. 
Ngoài ra, theo nhiều nghiên cứu trên thế giới,  những người bị thiếu máu cũng có tỷ lệ vô sinh khá cao so người bình thường, còn phụ nữ khi mang thai mà bị thiếu sắt còn có tỷ lệ bị sảy thai rất cao nên việc cung cấp sắt trong bữa ăn hằng ngày là rất cần thiết.
Có nhiều thực phẩm giàu sắt mà bạn có thể hấp thụ hàng ngày mà không cần phải uống thuốc bổ sung. 
Suy giảm hệ miễn dịch và sinh sản

Cách bổ sung sắt tự nhiên cho cơ thể 

Bổ sung sắt bằng việc đa dạng hóa bữa ăn là giải pháp bền vững nhất để cải thiện tình trạng thiếu sắt cho cơ thể. Dưới đây là một số thực phẩm chức nhiều sắt như: 

Các loại đậu

Các loại đậu như đậu gà, đậu đỏ, đậu hà lan, đậu lăng,... là nguồn thực phẩm bổ sung sắt tự nhiên cho cơ thể. Đây cũng là nguồn sắt lý tưởng cho người ăn chay, ăn thực dưỡng hay đang ăn kiêng.
Các loại đậu này cũng là nguồn cung cấp folate, magie và kali có tác dụng giảm viêm ở những người mắc bệnh tiểu đường, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và hỗ trợ giảm cân do chứa hàm lượng chất xơ hòa tan cao.
=> Đậu Gà Hữu Cơ Thực Dưỡng - Bịch (1kg)
=> Đậu Lăng Hữu Cơ - Bịch (1kg) 
Các loại đậu

Gạo lứt đen

Gạo lứt đen là một thực phẩm giúp bổ sung sắt tự nhiên cho cơ thể. Thực tế trong 100g gạo lứt đen, có thể cung cấp từ 1-2mg sắt. Đây là dạng sắt hữu cơ dễ hấp thụ hơn so với sắt bình thường 
Trong gạo lứt đen còn chứa nhiều dưỡng chất khác nhau như protein, canxi, magie, và các loại vitamin như vitamin B1, B2, B3, và B6. Ngoài ra, còn chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn các góc tự do phát triển và gây nên các bệnh mãn tính nguy hiểm như ung thư, tiểu đường,....
=> Gạo lứt đen Huyền Ngọc lon 1kg 
=> Gạo lứt đen Huyền Ngọc túi 2kg 
Gạo lứt đen

Hạt bí ngô

Ngoài là nguồn cung vitamin K, kẽm và mangan, bí ngô còn giàu sắt đáp ứng nhu cầu sắt hàng ngày.
Hạt bí ngô

Bột ngũ cốc nguyên cám

Do được giữ lại vỏ và xay thành bột cho nên bột ngũ cốc nguyên cám chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao, đặc biệt là rất giàu chất sắt. Việc này đảm bảo cung cấp đủ lượng sắt cho cơ thể một cách dễ dàng, tiện lợi và dễ hấp thụ. 
Diêm mạch là một loại ngũ cốc phổ biến chứa nhiều sắt đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết cho cơ thể. Diêm mạch không chứa gluten nên rất hợp cho những người mắc chứng rối loạn dung nạp chất này.
=> Hạt Diêm Mạch - Quinoa - Bịch (500gram)
Bột ngũ cốc nguyên cám

Bông cải xanh

Một cây bông cải xanh chứa nhiều sắt cùng hàm lượng lớn vitamin C và các chất chống oxy hóa nhằm hỗ trợ cơ thể hấp thu sắt một cách tối đa . Điều chính là lựa chọn tốt nhất cho những người muốn bổ sung sắt vào chế độ ăn hàng ngày. Bên cạnh đó, bông cải xanh còn chứa nhiều folate, chất xơ và vitamin K hỗ trợ giảm cân và phòng ngừa ung thư.
Bông cải xanh

Cải bó xôi

Rau bina hay cải bó xôi được xem là một siêu thực phẩm với vô vàn các lợi ích tốt cho sức khỏe. Do nó chứa nhiều vitamin C, giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn. Cùng hàm lượng chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa ung thư, chống viêm và bảo vệ đôi mắt của bạn. 
Cải bó xôi ít calo, bạn có thể bổ sung dạng uống hoặc chế biến món ăn đều được. 
=> Bột cải bó xôi nguyên chất
 Cải bó xôi

Đậu phụ

Đậu phụ được sử dụng nhiều trong các món ăn chay do đây là nguồn cung cấp protein thay thế cho thịt động vật và bổ sung sắt tuyệt vời cho cơ thể. Ngoài ra, đậu phụ cũng là nguồn cung cung cấp vitamin B1, canxi, magie, selen và isoflavone, có khả năng cải thiện hoạt động của insulin, giảm nguy cơ mắc tiểu đường, bệnh tim mạch.
Đậu phụ

Nấm mộc nhĩ 

Ngoài việc làm nguyên liệu chế biến những món ăn ngon thì mộc nhĩ cũng là một trong những thực phẩm bổ sung sắt nhiều nhất cho cơ thể. Do đó, những người có tình trạng bị thiếu sắt có thể bổ sung mộc nhĩ vào chế độ ăn thường ngày để bổ sung thêm sắt cho cơ thể.
Nấm mộc nhĩ
Thiếu sắt gây ra những tác hại không nhỏ đến cơ thể, nên việc bổ sung sắt và rất cần thiết. Qua bài viết về tác hại của thiếu sắt  cho thấy chúng ta có thể chủ động bổ sung sắt và phòng ngừa các căn bệnh do thiếu máu từ đó khắc phục những nguyên nhân gây bệnh. Mỗi người cần nên đề cao vấn đề sức khỏe, ăn uống đầy đủ các chất cho cơ thể và nâng cao ý thức phòng ngừa bệnh thiếu sắt. Nếu bạn muốn các sản phẩm liên quan đến việc bổ sung sắt phía trên thì hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0776 74 55 220779 74 55 22. Tiến Khang hy vọng bài viết này mang đến những thông tin cần thiết cho bạn, và hãy theo dõi mục thông tin cần biết của chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin hấp dẫn và hữu ích khác nhé!
Xem thêm các thông tin hữu ích khác tại:
=> Cải bó xôi kị gì và những ai không nên ăn cải bó xôi
=> ​Tác Dụng Của Gạo Lứt Đen Và Những Lưu Ý Khi Ăn Gạo Lứt Đen
=> Top 7 Thực Phẩm Bổ Sung Sắt Cho Cơ Thể
Chia sẻ bài viết
Có thể bạn quan tâm
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng