Trợ Phương - Hướng Dẫn Cách Áp Gạc Gừng Nóng Tại Nhà Chi Tiết Nhất
Vì sao nên áp gạc gừng nóng?
- Hỗ trợ giảm đau nhức, giảm viêm sưng, giảm ngứa tại các vị trí trên cơ thể.
- Giúp máu huyết lưu thông, vận chuyển oxy đến các mô tế bào nơi đau nhức.
- Áp gạc gừng nóng hỗ trợ làm khỏe thận vì thế thường được dùng cho những người bị sỏi thận.
- Làm giãn nở mạch máu, làm tan các chất nhầy và tan mỡ tụ lâu ngày dưới da.
Những lưu ý khi áp gạc gừng nóng
- Áp gạc gừng nóng hỗ trợ làm giảm các triệu chứng rất rõ rệt, tuy nhiên áp gạc gừng nóng sẽ không làm hết tận gốc các nguyên nhân gây ra mất quân bình âm dương (nguồn gốc của bệnh).
- Do gạc gừng nóng cung cấp chất dương nóng nên bạn không được áp gạc gừng nóng trong các trường hợp bệnh gây ra bởi thặng dương.
- Không được áp lên đầu, nếu viêm xoang, viêm mũi thì chỉ được áp lên má,.
- Không được áp cho người già và trẻ em, không áp lên vùng bụng của thai phụ.
- Nếu bạn bị viêm ruột thừa hoặc viêm phổi do ăn quá nhiều thịt, trứng, sữa (thặng dương) cũng không nên áp.
- Đối với những người bị sốt thì cần phải hạ sốt trước khi đắp.
- Nếu bạn đang bị ung thư có các bướu thì không nên áp gạc gừng nóng quá 5 phút. Nếu bạn đắp quá lâu (hơn 5 phút) thì sẽ dễ làm cho các mục bướu lớn hơn và lan nhanh ra hơn. Nhưng 5 phút thì vô hại và đôi khi cần thiết. Nếu bạn đang bị bướu ung thư thì hãy hỏi kĩ ý kiến của chuyên gia thực dưỡng trước khi áp gạc gừng nóng.
Cách áp gạc gừng nóng tại nhà chi tiết nhất
Cách thực hiện nước gừng
- Bước 1: Bạn hãy cho 2 lít nước vào nồi, nấu lên cho sôi. Sau khi nước đã sôi thì bạn hãy hạ lửa liu riu.
- Bước 2: Gừng thì bạn hãy rửa sạch, giã nhỏ. Sau đó cho vào túi vải cotton buộc lại và vắt nước cốt gừng vào nồi nước đang nấu ở bước 1. Phần xác gừng bạn cũng hãy cho vào túi vải và bọc xác và cho cùng vào nồi nước.
- Bước 3: Bạn nấu với lửa không quá nhỏ, không quá lớn, đủ nóng là được. Tránh trường hợp lửa quá lớn sẽ làm những tinh chất có trong gừng bị bay hơi và biến mất.
Cách áp gạc gừng nóng
- Bước 1: Bạn hãy sử dụng 1 cái khăn vải dài và gấp khăn vải này lại làm đôi. Tay bạn cầm 2 đầu khăn và nhúng phần giữa của khăn vào nồi nước gừng đang nấu trên bếp. Nhúng vào xong bạn hãy giở khăn lên, vắt bớt nước vào nồi, vắt sao cho miếng vải vừa đủ ẩm ướt, không quá ráo cũng không quá nhiều nước.
- Bước 2: Sau đó, bạn hãy dàn tấm khăn vải ra đủ rộng để bao phủ được vị trí cần đắp. Sau đó áp thẳng gạc gừng nóng này trực tiếp xuống vùng điều trị. Độ nóng phải trong khoảng chịu đựng được của cơ thể, tránh trường hợp quá nóng dễ gây ra phỏng. Áp xong miếng gạc có nước gừng thì bạn hãy dùng thêm 1 cái khăn khô khác để áp lên, điều này giúp hơi nóng giữ lại được lâu hơn.
- Bước 3: Bạn hãy liên tục thay gạc và đắp liên tục như bước 1 và bước 2, tránh để vùng da đang điều trị bị nguội. Tốt nhất là cứ sau 4 phút thì bạn hãy thay gạt 1 lần.
- Bước 4: Sau khi lặp lại vài lần các bước bên trên, bạn thấy làn da đã trở nên đỏ sậm (khoảng 20 phút) thì hãy tháo gạc ra. Nếu như bạn đang bị sỏi thận thì cần đắp trong khoảng 30 phút.
Như vậy qua bài viết trên Tiến Khang cũng đã chia sẻ đến bạn thông tin về áp gạc gừng nóng. Nếu bạn đang có những triệu chứng bên trên thì hãy thực hiện ngay tại nhà theo những thông tin mà Tiến Khang đã chia sẻ với bạn bên trên.