Các tư thế thiền phổ biến và cách tập luyện cho người mới bắt đầu
Lợi ích của thiền
Cải thiện sức khỏe thể chất
- Thiền giúp tăng sản xuất hormone hạnh phúc khiến cơ thể cảm thấy rất thoải mái, tích cực và dễ chịu. Nếu thực hành thiền buổi sáng, còn tạo cảm giác tràn đầy năng lượng tích cực cho ngày mới.
- Khi ngồi thiền là lúc cơ thể được nghỉ ngơi, đồng thời giúp tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch. Từ đó phòng tránh và điều trị hiệu quả một số loại bệnh thông thường.
- Giúp ổn định huyết áp vì khi thiền, cơ thể luôn được thả lỏng tạo cảm giác được thư giãn, gạt bỏ nhiều áp lực và căng thẳng thúc đẩy việc điều hòa huyết áp trong cơ thể hiệu quả.
- Giảm đau vì khi thiền đầu óc được bình tĩnh hơn, chấp nhận những điều đã xảy ra không như mong muốn, thả lỏng cơ thể nên giúp bạn học cách chấp nhận, cảm thấy dễ chịu với mọi thứ xung quanh và xoa dịu nỗi đau tinh thần và thể chất.
- Cân bằng não bộ do thiền giúp hai bên não được phát triển cân bằng. Nếu bình thường hai bên não của chúng ta sẽ có tốc độ hoạt động khác nhau, não trái thường thiên về logic, còn não phải thiên về khả năng sáng tạo, ngôn ngữ, trí tưởng tượng,... thì thiền sẽ giúp cân bằng nó.
Cải thiện sức khỏe tinh thần
- Thiền là phương pháp nuôi dưỡng tinh thần, tăng cường nhận biết những vấn đề từ sâu bên trong và ứng phó với những sự việc đang diễn ra xung quanh một cách bình tĩnh và hiệu quả. Nếu tập luyện thường xuyên sẽ giúp bạn có được sự bình tĩnh trước những vấn đề trong cuộc sống, cải thiện khả năng tập trung, nhìn sự việc sâu sắc hơn.
- Kết nối với thế giới xung quanh, thiền là một bộ môn không chỉ gói gọn trong một căn phòng hay một cá nhân mà nó còn cho bạn sự cảm nhận rõ ràng sự tồn tại của bản thân trong vũ trụ bao la, rộng lớn. Nhờ đó tăng sự kết nối với bên ngoài, hạn chế suy nghĩ mình cô độc từ đó giúp chúng ta sống chan hòa, yêu thương con người và thế giới quanh mình.
Cải thiện sức khỏe tâm trí
- Giảm căng thẳng: Khi thiền não bộ sẽ được nghỉ ngơi, suy nghĩ về hiện tại, tạo cảm giác thư giãn và dễ chịu. Từ đó, giải tỏa được căng thẳng và cải thiện được giấc ngủ, ngủ ngon và sâu giấc hơn.
- Làm mới bản thân: Nhờ vào thực hành thiền định, tâm trí của bạn sẽ được làm mới theo hướng tích cực và có định hướng cụ thể, tìm được sự bình yên và cải thiện phát triển trí tuệ.
- Tăng cường khả năng tập trung: Thiền luôn cần sự tập trung và yên tĩnh nên hạn chế suy nghĩ quá nhiều thứ cùng một lúc, từ đó làm việc, học tập hiệu quả và có năng suất cao hơn. Do đó, nhiều người thường lựa chọn thiền trước khi đưa ra một quyết định quan trọng nào đó trong cuộc sống và công việc.
- Chống lại chứng mất trí nhớ do tuổi tác: Người lớn tuổi thường đối mặt với chứng mất trí nhớ, một phần kí ức sẽ dần biến mất. Nên nếu có thói quen ngồi thiền tư sớm có thể cải thiện một phần trí nhớ của bệnh sa sút trí tuệ, cải thiện tinh thần minh mẫn ngăn ngừa bệnh từ sớm và làm chậm quá trình lão hóa hơn bình thường.
Các tư thế thiền định phổ biến và cách luyện tập
Ngồi thiền trên ghế
Đây là tư thế đơn giản và dễ dàng thực hiện bất kỳ nơi nào bạn muốn. Tư thế này giúp cơ thể tái tạo năng lượng trong thời gian ngắn và lấy lại được tinh thần, sự minh mẫn để tiếp tục làm việc.
Cách luyện tập:
- Lựa một chiếc ghế êm, đặt cố định tại một vị trí và xung quanh không có nhiều tiếng ồn.
- Khi ngồi thiền trên ghế lưng phải thẳng, hai chân đặt trên sàn và chạm đất (hoặc đặt hẳn chân lên ghế với tư thế chéo chân). Hai chân phải đặt thẳng thành một góc 90 độ so với đầu gối của bạn.
- Thả lỏng phần vai, đầu và cổ cũng phải thẳng hàng với cột sống, nếu không quen ngồi thẳng lưng bạn có thể lót thêm một chiếc gối đặt sau lưng hoặc dưới hông để hỗ trợ và tạo được sự thoải mái trong lúc ngồi thiền.
- Tay không cần hoạt động nên thì bạn có thể đặt hai tay trên đầu gối hoặc khoanh tay dặt gọn vào trong lòng.
- Cuối cùng là nhắm mắt và cảm nhận nhịp thở và tâm trí. Duy trì từ 15-30 phút sau đó quay lại trại thái bình thường.
Thiền đứng
Đây cùng là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho người yêu thích sự linh hoạt và muốn thay đổi hay kết hợp nhiều phương pháp thiền với nhau để tăng hiệu quả luyện tập hơn. Nếu bạn đã tập yoga trước đó có thể kết hợp cùng với thiền để tăng sự dẻo dai và có nhiều kiểu thiền đứng phù hợp với bản thân mình.
Cách luyện tập:
- Bắt đầu tư thế thiền đứng bằng cách đứng thẳng lưng hơi ưỡn về phía trước. Hai chân đặt song song với nhau, mũi chân thẳng và dang rộng bằng vai.
- Sau đó di chuyển gót chân quay vào bên trong sao cho chân hướng vào trong và vị trí các ngón bàn chân cách nhau ra (tạo thành hình chữ V khi đứng).
- Khi bạn đã vào vị trí, hãy hơi uốn cong phần đầu gối và gập nhẹ để hỗ trợ trụ lâu.
- Hai tay có thể đan vào nhau hoặc dang rộng hay nâng cao qua đầu. Bạn có thể đặt tay lên bụng để kiểm soát hơi thở đi vào và di chuyển khắp cơ thể của bạn.
- Hít thở và tập trung theo dõi quá trình hít vào thật sâu và thở ra từ từ để cảm nhận hơi thở
- Khi đứng bạn hãy tưởng tượng mình đang cắm rễ xuống chân sau mỗi lần thở ra và năng lượng tỏa ra qua đỉnh đầu mỗi lần hít vào.
Thiền quỳ
Luyện tập thiền trong tư thế quỳ gối là một lựa chọn tốt trong việc giúp giữ vững trọng tâm cơ thể, nâng cao khả năng giữ thăng bằng tốt. Đồng thời, tư thế này còn giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, củng cố phần lưng hông và giúp ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến cột sống hiệu quả.
Cách luyện tập:
- Bắt đầu tư thế bằng cách ngồi trên sàn hoặc thảm yoga trong tư thế quỳ, hai chân gập về sau. Ống chân phải đặt phẳng trên sàn với mắt cá chân và nằm gọn ở dưới mông
- Phần mông hạ xuống sao cho mông tiếp xúc với gót chân, phần đùi nằm trên ống chân, ngón chân cái của bàn chân phải đặt trên ngón chân cái của bàn chân trái.
- Bạn có thể đặt một chiếc gối giữa mông và gót chân để được hỗ trợ quỳ và đầu gối bớt căng thẳng hơn.
- Hai tay được đặt trên đầu gối hoặc chắp hai tay trước ngực, ngồi thẳng lưng hướng về phía trước.
- Mắt nhắm kín hoặc nhìn xuống mặt đất kết hợp quá trình hít vào thật sâu và thở ra hết khí trong lồng ngực. Có thể nhắm mắt để tập trung cảm nhận và điều chỉnh nhịp thở của bản thân.
Ngồi thiền
Đây là phương pháp có nhiều cách ngồi khác nhau, hầu như ở mỗi quốc gia tôn giáo sẽ có cách ngồi thiền đặc trưng.
Cách luyện tập:
- Ngồi trên thảm yoga và chọn không gian thật yên tĩnh, không chứa tiếng ồn.
- Ngồi xếp bằng, bắt chéo chân và đặt tay trên đùi hoặc chồng lên nhau, giữ lưng thẳng và giải phóng toàn bộ cơ thể.
- Nhắm mắt và tập trung các ý niệm vào hơi thở và cảm nhận những suy nghĩ bên trong mình.
- Cố gắng duy trì trạng thái này từ càng lâu càng tốt, khoảng 30 phút - 1 tiếng khi đã quen.
Thiền nằm
Cách luyện tập:
- Chọn một nơi rộng rãi và có thể nằm thoải mái như trên sàn nhà hoặc trên giường ngủ của bạn.
- Tiến hành nằm ngửa ra sàn sao cho phần xương sống được đặt thẳng áp sát vào sàn
- Hai cánh tay đặt dọc bên hông cơ thể, hai chân dang rộng bằng hông và hoàn toàn thả lỏng toàn thân.
- Nhẹ nhàng hít vào thật sâu bằng mũi và cảm nhận không khí đang từ từ lấp đầy khoang bụng và giữ trong vòng 2 - 3 giây. Sau đó chậm rãi thở ra và cảm nhận khoang bụng đang dần xẹp xuống. Có thể đặt tay lên bụng để cảm nhận nhịp thở ra vào cơ thể
- Nên áp dụng tư thế thiền nằm trước khi ngủ từ 15 - 20 phút để giúp cơ thể được thư giãn và tiến vào giấc ngủ nhanh hơn.
Trên đây là các tư thế thiền phổ biến nhất mà Tiến Khang muốn gợi ý cho bạn để tham khảo thêm để có thể lựa chọn một tư thế phù hợp và thoải mái nhất cho bản thân. Nên luyện tập trong tâm thế thoải mái và duy trì từ 20-30 phút mỗi ngày để cảm nhận được sự thay đổi trong tâm trí và cải thiện về sức khỏe. Chúc bạn thực hiện thành công nhé!
Xem các bài tập về thiền khác tại đây:
=> Học Cách Tĩnh Tâm Như Nước Để Thanh Thản Tâm Hồn
=> Lợi Ích Sức Khỏe Tuyệt Vời Của Phương Pháp Thiền Vipassana
=> Những Lợi Ích Khi Hít Thở Đúng Cách Và Các Bài Tập Thở Đơn Giản Tại Nhà