• 0776 74 55 22
  • 0979 00 55 22
  • 0779 74 55 22
  • 0978 17 45 30

Tác Hại Của Việc Ăn Quá Mặn Và Cách Thay Đổi Thói Quen Ăn Mặn Hiệu Quả

Ngày đăng06/04/2024
145Lượt xem
Nguồn tintienkhang.com
0
Thói quen ăn mặn (kể cả muối ăn, nước mắm, hạt nêm,...) gây nhiều hậu quả nguy hiểm đối với sức khỏe và ảnh hưởng hầu hết đến các cơ quan quan trọng bên trong cơ thể như tim mạch, thận, xương, não,..Muối (Natri) đóng vai trò quan trọng và cần thiết cho cơ thể nhưng không nên vượt quá 2.000mg mỗi ngày. Nếu vượt qua, sẽ gây ức chế sự hấp thụ các chất dinh dưỡng, tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính. Cùng Tiến Khang tìm hiểu các tác hại của việc ăn quá mặn qua bài viết sau nhé! 

Tác hại của việc ăn quá mặn

Tăng huyết áp và bệnh tim mạch

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, ăn thực phẩm mặn làm tăng huyết áp gây ảnh hưởng xấu đến tim mạch. Dẫn đến các bệnh tim mạch vành, đột quỵ và suy tim khi thói quen ăn mặn kéo dài. 
Cụ thể, khi cơ thể dung nạp nhiều muối sẽ dẫn đến mất cân bằng natri và kali ảnh hưởng đến khả năng đào thải của thận. Ion natri sẽ chuyển vào tế bào thành mạch, tăng nước tế bào ảnh hưởng thành mạch máu. Dẫn đến tăng áp lực cho mạch máu, gây co mạch, tăng sức cản khiến tim đập nhanh và gây ra tăng huyết áp. 
Khi ăn mặn sẽ phải uống nước nhiều là tăng khối lượng máu tuần hoàn nên tim phải làm việc nhiều hơn, về lâu dài sẽ dẫn đến suy tim. Nếu phát hiện sớm và giảm lượng muối nạp vào cơ thể thì tim có thể trở lại bình thường.  
Tăng huyết áp và bệnh tim mạch

Đột quỵ 

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ăn mặn tăng khả năng đột quỵ lên tới 62%, để giảm nguy cơ này cần tuần thủ lượng muối tiêu thủ hằng ngày trong mỗi bữa ăn.  
Gây đột quỵ

Ảnh hưởng đến thận 

Ăn mặn và thực phẩm nhiều muối sẽ khiến cơ thể thu thập nhiều nước buộc thận phải làm việc nhiều để tăng lọc máu nếu diễn ra thường xuyên và lâu dài sẽ gây nên suy thận. 
Sỏi thận được hình thành khi các chất trong nước tiểu (như canxi, kali) tập hợp và tạo thành các tinh thể. Khi bắt đầu phát triển lớn hơn và các tinh thể sẽ không lọt qua đường tiết niệu dẫn đến cản trở nước tiểu di chuyển.
Nên thói quen ăn mặn sẽ làm tăng nguy cơ phát triển sỏi thận và các bệnh liên quan tới thận khác như viêm thận, suy thận, tăng mỡ trong thận. 
Ảnh hưởng đến thận

Gây mất nước và sưng phù

Thói quen ăn mặn và các thực phẩm giàu natri sẽ khiến lượng natri dư thừa sẽ bị giải phóng vào máu gây mất cân bằng natri và chất lỏng trong máu. Tình trạng này gây sưng và tích nước, xuất hiện nhiều ở tay, chân và mặt vào mỗi buổi sáng 
Gây mất nước và sưng phù

Gây bệnh dạ dày 

Khi ăn mặn nhiều sẽ gây kích thích sự phát triển của các vi khuẩn đường ruột xấu có xu hướng tấn công niêm mạc dạ dày và gây ra nhiễm trùng. Ngoài ra, gây viêm loét dạ dày sẽ tăng khả năng mắc bệnh ung thư dạ dày cao gấp 2 lần so với bình thường. 
Gây bệnh dạ dày

Gây loãng xương 

Thận giúp loại bỏ muối dư thừa ra khỏi cơ thể nên khi ăn mặn ngoài natri được loại bỏ còn làm tăng bài tiết canxi từ xương đi ra ngoài. Khi xương mất canxi tăng nguy cơ bị xương yếu và dẫn đến loãng xương  
Gây loãng xương

Một số tác hại khác 

  • Gây khát nước: Ăn thực phẩm có vị mặn sẽ bị khát nước và phải uống nhiều nước để bổ sung. Do natri có nhiệm vụ cân bằng chất lỏng trong tế bào nên khi dư thừa sẽ gây mất cân bằng gây ra các cơn khát và khô rát miệng. 
  • Ảnh hưởng vị giác: Thói quen ăn mặn kéo dài khiến vị giác bị ảnh hưởng khi nêm thức ăn và trải nghiệm món ăn. Nêm cần thay đổi và kết hợp nhiều gia vị, thảo mộc thay cho muối để nấu ăn. 
  • Gây khô môi và nổi mụn: Ăn mặn gây mất nước nhiều và ảnh hưởng trực tiếp lên da và môi. Dẫn đến môi nứt nẻ vì thiếu đi độ ẩm. Ngoài ra, natri còn là nguyên nhân xuất hiện nhiều mụn trứng cá và gây tình trạng viêm da. 
  • Đi tiểu nhiều gây khó ngủ: Thận có chức năng lọc máu và loại bỏ chất thải giúp duy trì cân bằng nước, muối và khoáng chất trong máu. Khi ăn mặn, lượng natri sẽ trở nên dư thừa khiến nước trong cơ thể rút ra khỏi tế bào và đi vào máu nhiều hơn. Khiến cho thận cần loại bỏ nhiều nước hơn và chuyển thành nước tiểu gây đi tiểu nhiều, trong thời gian dài sẽ dẫn đến suy thận. Từ đó, gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và không thể ngủ đủ giấc do phải đi tiểu thường xuyên. 
Một số tác hại khác

Cách thay đổi thói quen ăn mặn

Thói quen ăn mặn đã có từ lâu trong văn hoá ăn uống của người Việt hằng ngày như các món cá kho, các loại mắm, cá muối, dưa cải muối,...nên việc thay đổi thói quen này rất khó khăn và cần nhiều thời gian. 
Vậy cần nên làm gì khi ăn quá mặn?, Đó là chúng ta nên chủ động hạn chế tiêu thụ muối để bảo vệ sức khỏe khỏi nguy cơ tăng huyết áp, bệnh về tim mạch,....ngay từ sớm. Đặc biệt đối với người lớn tuổi và người mắc bệnh về huyết áp ăn càng ít muối càng tốt, dưới đây là một số cách hạn chế tiêu thụ muối vào cơ thể bạn có thể tham khảo: 
  1. Hạn chế nêm muối nhiều: Lượng muối hằng ngày từ các loại gia vị nước mắm, hạt nêm, muối ăn cần nên giảm từ từ không quá đột ngột để cơ thể có thể thích nghi. Theo Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị mỗi người trưởng thành nên tiêu thụ không quá 5g muối mỗi ngày, còn đối với người lớn tuổi và bệnh huyết áp nên giới hạn 3g muối/ ngày. 
  2. Ăn thực phẩm tươi: Tăng cường ăn thêm rau củ quả tươi trong thực đơn hằng ngày để bổ sung dưỡng chất và hạn chế lượng muối từ các loại thực phẩm chế biến sẵn và đóng hộp khác.
  3. Thay đổi cách chế biến: Có thể thay đổi khẩu vị của gia đình bằng ăn các món hấp, luộc thay vì các món cần nêm nhiều gia vị như các món kho, chiên, xào hay nướng sẽ giảm được lượng muối vào cơ thể.  
  4. Hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn: Trong các loại thực phẩm này ( Xúc xích, thịt hun khói, giăm bông, pho mát,...) chứa nhiều muối để tăng độ bảo quản nên cần hạn chế sử dụng các thực phẩm này. Cần kiểm tra thành phần và tránh tiêu thụ nhiều vào cơ thể. 
  5. Tự nấu ăn tại nhà: Các món ăn bên ngoài thường được nêm nhiều gia vị có chứa nhiều Natri để món ăn ngon và để được lâu. Việc nấu ăn ở nhà sẽ giúp bạn kiểm soát được lượng muối hằng ngày hiệu quả hơn. 
  6. Thay đổi gia vị nêm từ thực vật (nấm, rau củ,..): Khi nấu ăn có thể sử dụng các gia vị khác như tỏi, chanh,.. để tăng vị giác bù đi vị mặn... Hiện nay trên thị trường đã có nhiều loại gia vị nêm từ thực vật như bột nêm nấm, bột nêm từ rau củ,..có lượng muối tự nhiên, tạo vị ngọt an toàn và điều hoà được âm dương bên trong cơ thể. 
Cách thay đổi thói quen ăn mặn
Tại cửa hàng Tiến Khang, chuyên cung cấp các sản phẩm làm từ thiên nhiên trong đó có bột nêm nấm Shiitake, bột nêm rau củ,....hoàn toàn có nguồn gốc tự nhiên, không chất hoá học và là gia vị chính trong các món ăn thực dưỡng. Giúp bổ sung đạm, vitamin, natri,.. từ các loại rau củ tạo nên hương vị đậm đà, ngọt thanh tự nhiên cho các món ăn, hỗ trợ tiêu hoá, ngăn ngừa táo bón và không làm mất quân bình trong cơ thể đảm bảo an toàn cho sức khỏe.  
Từ những thông tin trên, Tiến Khang hy vọng đã cung cấp cho bạn các thông tin quan trọng về tác hại của việc ăn quá mặn. Muối là thực phẩm quan trọng nhưng phải tiêu thụ có mức độ vừa phải và an toàn thì mới mang lại được lợi ích đối với sức khỏe. Nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh duy trì trạng thái quân bình trong cơ thể và sử dụng các thực phẩm giàu dinh dưỡng khác để bảo vệ sức khỏe cho gia đình và phòng chống bệnh tật. 
Xem thêm các thông tin hữu ích khác:
=> 8 Khung Thời Gian Thải Độc Của Cơ Thể Mà Bạn Cần Phải Biết
=> 6 Lí Do Nên Ăn Chậm Nhai Kỹ Mà Rất Ít Người Biết
=> 7 Tác Hại Của Béo Phì Ảnh Hưởng Nghiêm Trọng Đến Sức Khỏe
Chia sẻ bài viết
Có thể bạn quan tâm
Về đầu
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng