• 0776 74 55 22
  • 0979 00 55 22
  • 0779 74 55 22
  • 0978 17 45 30

7 Nguyên Tắc Của Thực Dưỡng - Thực Dưỡng Ohsawa

Ngày đăng20/05/2024
655Lượt xem
Nguồn tintienkhang.com
0
Thực dưỡng không chỉ là phương pháp ăn uống để duy trì sức khỏe mà còn là một triết lý sống hướng về thiên nhiên, quy luật âm dương và tôn trọng đạo lý tự nhiên. Tiên sinh Ohsawa đã tổng hợp phương pháp này dựa trên nguyên tắc âm dương trong việc chọn lựa thực phẩm và ngay cả trong các khía cạnh của cuộc sống hàng ngày.
7 nguyên tắc cơ bản của thực dưỡng là chìa khóa mở cánh cửa huyền bí của cuộc sống đưa con người tiếp cận gần hơn với trật tự của vũ trụ. Bài viết sau sẽ giúp bạn khám phá thêm nhiều điều hay về 7 nguyên tắc của thực dưỡng, từ đó có cái nhìn sâu sắc về thực dưỡng và cách áp dụng phương pháp này vào cuộc sống hàng ngày. Hãy xem ngay bạn nhé.

Nguyên tắc 1: Thân thổ bất nhị 

Trong tác phẩm “con người, cái không biết” của nhà văn Alexis Carrel có nói rằng: “ Con người được tạo thành hoàn toàn từ cát bụi của thế gian. Bởi lý do này, mọi hoạt động thể chất và tinh thần của họ đều chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi điều kiện địa lý của miền đất nơi sinh sống, bởi tính chất tự nhiên của các động vật và cây cỏ được sử dụng làm thực phẩm”.
Từ trích dẫn này, chúng ta nhận ra rằng cơ thể con người phụ thuộc vào điều kiện địa lý. Điều quan trọng hơn, con người có khả năng thích nghi với mọi điều kiện khí hậu miễn là những yếu tố quan trọng như nhiệt độ, nước, đường và muối khoáng. Để đảm bảo sự cung cấp dinh dưỡng tốt nhất cho cơ thể, chúng ta nên ưu tiên lựa chọn thực phẩm tự nhiên được nuôi trồng trong vùng mà chúng ta sinh sống.
Nguyên tắc 1: Thất thổ bất nhị

Nguyên tắc 2: Tính tiết kiệm

Nguyên tắc tiết kiệm là một trong 7 nguyên tắc của thực dưỡng thể hiện rõ nhất ở 2 khía cạnh sau:
Khía cạnh thứ nhất, mỗi con người chỉ cần cung cấp 1 lượng thực phẩm đủ mỗi ngày. Không nên ăn quá nhiều sẽ làm cơ thể dư chất và gây bệnh. Không nên hoang phí thực phẩm, mỗi lần ăn chỉ nên lấy vừa đủ khẩu phần và ăn hết phần thức ăn đã lấy.
Khí cạnh thứ hai, để tối ưu hóa nguồn dinh dưỡng trong thực phẩm, khi ăn chúng ta cần chú trọng sử dụng thực phẩm toàn phần. Nếu chỉ sử dụng một phần của thực phẩm, chúng ta sẽ gặp phải tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng và mất cân bằng trong quá trình trao đổi chất. Như vậy vô tình chúng ta đã làm lãng phí đi một nguồn dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Chẳng hạn như khi ăn cá, chúng ta nên tiêu thụ toàn bộ phần thịt, đuôi và xương của nó để đảm bảo cung cấp đầy đủ protein, canxi, sắt và các chất dinh dưỡng khác. Điều này giúp trung hòa axit có trong thịt cá một cách tự nhiên và dễ dàng nhất. Bằng cách này, chúng ta đảm bảo không phung phí bất kỳ nguồn dinh dưỡng quan trọng nào mà cơ thể cần thiết.
Nguyên tắc 2: Tính tiết kiệm

Nguyên tắc 3: Nguyên lý Âm Dương

Thức ăn Dương làm ấm người, tăng sức lực, làm người sống có kỷ luật và tươi trẻ. Nhưng sử dụng quá nhiều thức ăn thịnh Dương như thịt đỏ, trứng và nhiều muối, con người có xu hướng trở nên cứng nhắc, ích kỷ, và cực đoan, dẫn đến các vấn đề sức khỏe như mất ngủ, bệnh đau khớp, bệnh tim mạch và có khuynh hướng bạo lực.
Ngược lại, thức ăn Âm mang lại cảm giác yên bình, thanh thản, và nuôi dưỡng tính kiên nhẫn và lòng thông cảm. Tuy nhiên, các loại thực phẩm Âm như mật ong, đường cát, hóa chất, thuốc men, ma túy... làm suy yếu toàn bộ chức năng của cơ thể và gây ra các vấn đề về tâm thần. Điều này làm cho ta có cảm giác sợ hãi, ý chí yếu đuối, trầm cảm và có khuynh hướng tự tử.
Nguyên lý Âm Dương là một trong 7 nguyên tắc của thực dưỡng được xem như chiếc la bàn định hướng cho chúng ta tìm thấy vị trí của mình trong vũ trụ rộng lớn và dẫn chúng ta có một sức khỏe tốt hơn bằng cách cho ta khả năng nhận biết và đánh giá từng thực phẩm mà ta đang ăn. Khi chúng ta kết hợp được âm dương trong bữa ăn một cách khôn khéo, không chỉ làm cho ta ăn được ngon miệng mà làm cho ta khỏe mạnh và hạnh phúc hơn. 
Nguyên tắc 3: Nguyên lý Âm Dương

Nguyên tắc 4: Nghệ thuật sống

Thực dưỡng là một sự tích lũy của sự hiểu biết, chúng chỉ có ý nghĩa khi mang lại sức khỏe và hạnh phúc cho chúng ta. Dưới một khía cạnh nào đó, thực dưỡng được xem như là một nghệ thuật sống. Với sự hiểu biết rằng không có quy luật tuyệt đối nào tồn tại hoặc được tuân theo mãi mãi. Chúng ta cần nhận thức rằng mọi thứ luôn thay đổi và biến đổi không ngừng.
Phương pháp này mang lại niềm vui, tiếng cười, hạnh phúc, sức khỏe và truyền cảm hứng. Nó dựa trên ý thức rằng chỉ có chính chúng ta là chủ nhân thực sự của bản thân - không phải vi khuẩn, bác sĩ, nhà khoa học, nhà triết học hay những người theo chế độ ăn kiêng. Điều quan trọng là chúng ta tự quyết định và kiểm soát cuộc sống của mình.
Chúng ta cần nhận thức rằng việc có thể ăn mọi thứ mà chúng ta muốn nhưng không vì chúng mà làm tổn hại đến sức khỏe. Chúng ta là người điều khiển cuộc sống của chính mình. Nếu chúng ta ràng buộc bản thân vào một chế độ ăn kiêng do người khác định đoạt, thì cuộc sống sẽ không còn thuộc về chúng ta nữa.
Nguyên tắc 4: Nghệ thuật sống

Nguyên tắc 5: Lòng biết ơn

Đôi khi, chúng ta có xu hướng coi nhẹ những điều thông thường và bình thường trong cuộc sống vì thiếu đi lòng biết ơn. Chúng ta quên mất rằng mỗi giọt nước, mỗi hạt thức ăn và mỗi hơi thở đều đóng góp vào sự tồn tại của mình. Hay chúng ta quên rằng từ khi chào đời, thiện nhiên đã ban tặng mọi thứ cần thiết như không khí, ánh sáng, nước và thức ăn. 
Cha mẹ luôn là người hết lòng nuôi dưỡng, có lòng rộng lượng, long khoan dung vô hạn, người đã cho phép chúng ta sống và vui chơi một cách tự do, mà chúng ta thường không biết ơn. Sống theo cách này, chúng ta thường than vãn, không cảm thấy hài lòng và mất đi sự tự do.
Trong 7 nguyên tắc của thực dưỡng cũng sẽ giúp chúng ta khám phá lòng biết ơn đối với mọi thứ xung quanh, thậm chí từ những điều đơn giản như quý trọng một hạt gạo, một bát cháo hay một miếng bánh mì. Phương pháp này nhắc nhở chúng ta rằng dạy chúng ta cách đối mặt và biết ơn mọi khía cạnh của cuộc sống, kể cả những trải nghiệm tiêu cực như đau đớn, bệnh tật, sự căm hận và sự thiếu khoan dung. Từ việc biết ơn cuộc sống, bạn mới có thể sống an yên, vui vẻ, tự do mà không bị ràng buộc bởi sự không hài lòng.
Nguyen-tac-5-long-biet-on

Nguyên tắc 6: Niềm tin

Khi bắt đầu tuân thủ phương pháp thực dưỡng, tế bào máu sẽ hoạt động mạnh mẽ hơn tạo ra sự thay đổi kỳ diệu. Trong ba tháng đầu, hầu hết những người áp dụng phương pháp này đã trải qua những trải nghiệm đáng kinh ngạc một cách dễ dàng. Tuy nhiên, sau 120 ngày, quá trình chuyển biến trở nên chậm hơn và gặp khó khăn hơn. Thậm chí, ở những người bắt đầu từ bốn tháng đến một năm, có thể xảy ra tạm thời suy giảm sức khỏe. Điều này tương tự như cuộc đấu tranh giữa sự thay đổi của các tế bào trong cơ thể.
Trong tình trạng sức khỏe yếu đuối, nhiều người có xu hướng hoài nghi về hiệu quả của phương pháp thực dưỡng. Họ dần nản chí và bỏ cuộc giữa chừng trước khi thấy được kết quả mong muốn. 
Vì thế khi áp dụng phương pháp thực dưỡng cần phải có niềm tin tuyệt đối. Niềm tin phải được bồi dưỡng từ sự hiểu biết sâu sắc về vũ trụ cùng với nhận thức rằng chúng ta là một phần của tổng thể đó.
“ Vì thiên nhiên đã chuẩn bị đầy đủ cho ta các món ăn thực dưỡng phù hợp với cơ thể con người, chúng ta có thể đạt được sức khỏe bằng cách nhận biết và sử dụng chúng. Phương pháp Thực dưỡng chính là sự vật chất hóa các trật tự trong tự nhiên trong cách ăn và uống của chúng ta. Nếu chúng ta sống với sự nhận thức về trật tự này, ta sẽ có sức khỏe tốt. Nếu không, bệnh tật nhất định sẽ theo ta. Điều này thật giản dị, rõ ràng và thực tế. Đó là chân lý.”
-Trích dẫn trong “ Thiền thực dưỡng”-
 
Nguyên tắc 6: Niềm tin

Nguyên tắc 7: Đạo sống vui

Trong hành trình sống, hãy dành thời gian để tận hưởng và biết ơn mọi điều xảy ra xung quanh ta. Khi chúng ta thấu hiểu sự cân bằng và sự thật tuyệt đối của tự nhiên, không có gì đáng lo lắng.
Như thiền sư Lâm Tế đã nói: “ Chỉ cần một cú đánh, tôi quên đi tất cả mọi hiểu biết của mình! Không cần bất cứ kỷ luật nào nữa, thay vào đó hành động như tôi muốn, tôi luôn muốn biểu hiện Đạo.” Khi nhận ra điều này, là lúc bạn bắt đầu thưởng thức cuộc sống một cách đầy đủ, biết cách chia sẻ niềm vui vô tận và biết ơn tới những người mà ta đã gặp gỡ trên hành trình này.
Cũng giống như lời dạy của Paramahansa Yogananda: “ Đừng coi kinh nghiệm của cuộc đời là hệ trọng, bởi lẽ trong thực tại chúng chẳng là gì mà chỉ là kinh nghiệm trong mơ thôi. Hãy đóng trọn vai trò của mình trong cuộc sống nhưng đừng bao giờ quên rằng đó chỉ là một vai diễn mà thôi.”
Mọi thứ mà bạn trải qua đều chỉ là một trò chơi. Không đặt nặng là ta thành công hay thất bại, đó chỉ là những trải nghiệm tuyệt vời bạn cần phải trải qua. Hãy để mọi thứ đến và đi một cách tự nhiên, ta chỉ là người quan sát, tỉnh thức không phán xét. Sống như vậy mới là Đạo sống vui.
Nguyên tắc 7: Đạo sống vui
Khi hiểu được 7 nguyên tắc của thực dưỡng, không chỉ giúp chữa lành mọi bệnh tật mà còn giúp bạn có một sự hiểu biết sâu sắc về cuộc sống. Từ đó mở ra cho bản thân một cánh cửa đến với cuộc sống an yên, vui vẻ, không lo lắng hay có những suy nghĩ tiêu cực. Chúc bạn có một đời khỏe mạnh và tràn đầy hạnh phúc nhé.
Chia sẻ bài viết
Tags
Có thể bạn quan tâm
Về đầu
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng