Bí quyết nuôi con theo thực dưỡng để trẻ phát triển toàn diện, khoẻ mạnh
Phương pháp nuôi con theo thực dưỡng
Nuôi con theo phương pháp thực dưỡng là gì?
Nguyên tắc cốt lõi của thực dưỡng là ăn uống tự nhiên, điều độ và phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Đối với trẻ em, phương pháp này không chỉ giúp xây dựng nền tảng sức khỏe mà còn hướng đến việc hình thành thói quen ăn uống lành mạnh và ý thức tinh thần. Tuy nhiên, nuôi con theo thực dưỡng cần được điều chỉnh linh hoạt để đảm bảo trẻ nhận đủ các chất dinh dưỡng quan trọng, phù hợp với nhu cầu phát triển của từng độ tuổi. Và luôn tham khảo ý kiến từ chuyên gia để quá trình nuôi dạy con trẻ được chính xác và hiệu quả hơn
Nuôi con bằng sữa mẹ
Các bà mẹ hiện đại khi sinh con thường cho trẻ uống các loại sữa công thức, hay sữa bò,...nhưng không loại nào tốt bằng sữa mẹ hết.
Về mặt sinh học, sữa từ các loài thú (kể cả sữa bò) chỉ dành riêng cho con non của chúng, tương tự như sữa mẹ chỉ dành riêng cho trẻ sơ sinh trong loài người. Đối với trẻ sơ sinh, bú mẹ càng lâu càng tốt, và điều này trở nên dễ dàng hơn với những người mẹ thực hành phương pháp thực dưỡng.
Chất lượng và số lượng sữa mẹ đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển và sức khỏe tương lai của trẻ. Các cơ quan và tổ chức trong cơ thể trẻ đều hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ. Vì vậy, để đảm bảo nguồn sữa dồi dào và chất lượng, người mẹ cần hiểu rõ triết học Đông phương và duy trì chế độ ăn uống thuận tự nhiên quân bình âm dương là tốt nhất cho sức khỏe mẹ và bé.
Con trẻ chính là tấm gương phản chiếu chế độ ăn uống của người mẹ. Những bệnh thường gặp ở trẻ, như bệnh ngoài da hay cảm lạnh, thường là dấu hiệu cho thấy sự bất ổn trong chế độ ăn của người mẹ đang cho con bú. Do đó, để trẻ khỏe mạnh, mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn uống cân bằng, tránh ăn quá âm hoặc quá dương.
Những tháng đầu đời, không sản phẩm, thực phẩm nào thay thế được cho sữa mẹ. Tuy nhiên, để duy trì nguồn sữa chất lượng cao, người mẹ cần chọn lựa thực phẩm cẩn thận và dành nhiều thời gian chăm sóc dinh dưỡng. Mặc dù điều này có thể đòi hỏi sự kiên nhẫn và nỗ lực, nhưng nó mang lại giá trị to lớn cho cả mẹ và con. Nếu cần sự giúp đỡ các mẹ hãy liên hệ với các chuyên gia hoặc người có kinh nghiệm chứ đừng bỏ cuộc hay áp dụng sai gây ảnh hưởng sức khoẻ của mẹ và bé nhé.
Khi trẻ đến tháng thứ 6, có thể bắt đầu bổ sung ăn dặm với các loại hạt ngũ cốc và cháo gạo lứt, nấu mềm và tán nhuyễn. Đến một tuổi, thì có thể ăn thêm rau củ thái nhỏ, nấu thành súp miso loãng. Tuy nhiên, việc bổ sung thực phẩm phải linh hoạt, tùy thuộc vào thể trạng và nhu cầu của trẻ, đòi hỏi sự quan sát và trí phán đoán của người mẹ.
Phương pháp nuôi con bằng sữa mẹ theo thực dưỡng không chỉ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh mà còn đem lại sự hòa hợp giữa mẹ và con. Nếu thiếu sữa, mẹ có thể ăn cháo gạo lứt với đậu hạt, ăn xôi hoặc bánh nếp lứt để có sữa. Hoặc bổ sung thêm các món như súp cá chép, các kho nghệ với tương... hoặc cho trẻ uống thêm sữa dê, sữa dê tốt hơn sữa bò rất nhiều và có thành phần tương tương với sữa mẹ, giúp trẻ dễ tiêu, ít đường, ngon ngọt như sữa mẹ.
=> Việc mẹ tự tay chăm sóc trẻ sơ sinh và cho con bú là điều cần thiết và quan trọng, vì đây là bước đầu tiên dạy trẻ cách sống và dựng nền cho nhân cách của trẻ.
Một số lưu ý khi nuôi con bằng thực dưỡng
- Trẻ nhỏ vốn dương hơn người lớn nên cần cho trẻ mặc thoáng nhẹ, mỗi ngày nên cho ra ngoài trời 1-2 giờ như để tắm nắng cung cấp vitamin D tự nhiên cho trẻ, duy trì thói quen này dù đang mùa đông, và phòng của mẹ và bé cũng không nên kín quá. Nếu để ý, sẽ thấy trẻ con thường đạp tung chăn mền khi ngủ, chỉ cần đắp kín bụng trẻ là đủ.
- Áo quần tã lót của trẻ nên may bằng vải bông (cotton) màu trắng vì chất liệu này sẽ đủ thoáng và co giãn giúp trẻ vận động thoải mái. Nếu vải có màu, nên chọn vải nhuộm bằng chất màu từ cây cỏ thiên nhiên càng tốt, tránh vải sợi tổng hợp nhuộm màu hóa học có thể hại da vì da trẻ khá non và mẫn cảm. Trẻ con rất năng động, cần được hoạt động thoải mái, do đó không nên bó chặt trẻ trong một bộ quần áo nào.
- Khi tắm rửa cho trẻ, dù trẻ mỏng manh khó nắm, người mẹ cũng nên tự làm, không giao cho ai khác, các sản phẩm dùng lên da trẻ cũng phải là sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, và an toàn cho da trẻ. Nhẹ nhàng lau chùi cho con trong yêu thương trìu mến sẽ mang lại niềm vui khó tả và sự gắn kết với trẻ.
- Quan trọng hơn cả là không nên nuông chiều trẻ. Trừ khi cho bú, không bồng ẵm trẻ liên tục, dù trẻ khóc la hoặc không chịu ngủ. Người mẹ còn phải dành thời gian lo cho công việc khác và để nghỉ ngơi. Ngay cả trong lúc cho con bú, người mẹ có thể đọc sách, hoặc tĩnh tâm cầu nguyện. Cho bú xong, cứ để con nằm một mình, nó sẽ ngủ khi muốn ngủ. Nếu trẻ khóc la khi không đói, có thể do nhõng nhẽo, trong người có bệnh hoặc đã tiểu tiện. Nguyên nhân cũng do bà mẹ ăn uống sai cách, tạo ra nguồn sữa kém chất lượng và khiến mình quá âm, hoặc tinh thần bị ảnh hưởng. Nên trong giai đoạn ở cữ hoặc nuôi con người mẹ phải biết giữ cơ thể và tinh thần cân bằng không ăn uống bậy bạ và buồn vui thất thường.
- Khi trẻ được ba ngày tuổi mẹ đã có thể tập cho trẻ khả năng kiểm soát việc tiểu tiện. Nếu để ý thì những dấu hiệu cho thấy trẻ muốn bài tiết, thường xảy ra sau khi thức giấc và trẻ có cử chỉ bứt rứt, càu nhàu. Lúc này, mẹ hãy đặt tay lên bụng con và xi cho trẻ tiểu tiện. Tập cho trẻ thói quen như vậy, người mẹ sẽ đỡ công giặt tã và yên tâm về giờ giấc bài tiết của con hơn.
Trẻ em là một báu vật dễ nuôi, người mẹ nào nuôi được đứa con thực dưỡng có quyền sung sướng, tự hào vì đã đóng góp cho đời một mầm sống tốt đẹp.
=> Việc nuôi con theo thực dưỡng, trẻ đều được phát triển bình thường, thức ăn mà chúng ăn là những thức ăn sạch, tốt cho sức khỏe, dễ nấu, dễ sử dụng nên không gì phải xấu hổ với mọi người xung quanh. Chúng ta vẫn có thể trao cho chứng quyền tự quyết định cách ăn uống của mình. Đa số những trẻ lớn lên theo phương pháp này, đến một độ tuổi nào đó cũng sẽ tò mò và ăn những thực phẩm không tốt như thức ăn nhanh, nước có ga,...nhưng khi ăn chúng sẽ cảm nhận được tác hại ngay lập tức, từ đó mà tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân mà không ăn chúng nữa. Nên việc càng cấm trẻ lại càng làm nên các mẹ chỉ nên trao cho trẻ những kiến thức đúng đắn để trẻ tự quan sát và cảm nhận, không ép buộc, cực đoan lên trẻ.
Về bệnh của trẻ con thì tùy theo bệnh lý của mỗi đứa, sẽ có đứa khỏe mạnh có đứa không khoẻ bằng. Có đứa phải bắt buộc mang vào bệnh viện nhờ chăm sóc của y học hiện đại. Do từng đặc điểm mỗi đứa con mà chúng ta sẽ có những thái độ khác nhau và cách khắc phục thích hợp. Thực dưỡng không phải phương pháp độc tôn mà cần biết áp dụng linh hoạt và kết hợp với nhiều phương pháp khác nhau đó mới là người áp dụng thành công.
Những vấn đề thường gặp ở trẻ
Nguyên nhân chính là do mất cân bằng âm - dương trong thực phẩm. Việc sử dụng quá nhiều thực phẩm dương tính (như muối, thực phẩm chế biến sẵn) hoặc âm tính (như đường, thức ăn lạnh) có thể làm rối loạn cơ thể trẻ.
Những vấn đề thường gặp
- Khó tiêu hóa: Hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu, dễ bị ảnh hưởng bởi thực phẩm quá âm (lạnh) hoặc dương (mặn, khô).
- Chậm phát triển: Do thiếu chất dinh dưỡng hoặc không đủ năng lượng từ thực đơn không cân bằng.
- Quấy khóc, cáu gắt: Chế độ ăn không phù hợp có thể ảnh hưởng đến tâm lý, khiến trẻ hay cáu kỉnh, lo âu hoặc mất tập trung.
- Da khô và sức đề kháng yếu: Việc thiếu rau củ và trái cây tươi, hoặc ăn thực phẩm không đa dạng, có thể khiến trẻ dễ ốm.
- Điều chỉnh chế độ ăn: Tăng cường ngũ cốc nguyên hạt (như gạo lứt), rau củ nấu chín, trái cây theo mùa. Hạn chế thực phẩm quá dương (mặn, chiên, khô) hoặc quá âm (lạnh, nhiều đường).
- Đảm bảo đủ năng lượng từ các nguồn như đậu hạt, khoai, và chất béo lành mạnh (dầu mè, dầu dừa).
- Quan sát và thích nghi: Theo dõi phản ứng của trẻ sau mỗi thay đổi. Mỗi trẻ có cơ địa khác nhau, nên cần điều chỉnh linh hoạt.
- Kết hợp lối sống lành mạnh: Đảm bảo giấc ngủ đủ, cho trẻ vận động ngoài trời, tiếp xúc với thiên nhiên để hỗ trợ phát triển toàn diện.
Một số bệnh thường gặp ở trẻ theo góc nhìn thực dưỡng
Để hỗ trợ quá trình này, cha mẹ nên thực hiện những thay đổi đơn giản trong chế độ ăn uống và chăm sóc tại nhà, tránh can thiệp quá mức vào cơ chế thải độc tự nhiên của cơ thể trẻ. Nếu trẻ ăn uống tốt trong giai đoạn này, hệ miễn dịch và khả năng tự chữa lành sẽ được hoạt động tăng cường.
Một số triệu chứng như phát ban, đổ ghèn hay chảy mũi, có thể xuất hiện do mất cân bằng trong chế độ ăn uống của người mẹ khi cho con bú. Những triệu chứng này thường giảm khi lượng dư thừa được cân bằng.
Trẻ em hiện nay cũng mắc nhiều bệnh thoái hóa như động kinh, hen suyễn, xơ nang, đa xơ cứng, béo phì, loạn dưỡng cơ bắp, rối loạn thần kinh, ung thư và AIDS. Bệnh bạch cầu và nhiều loại ung thư khác đã trở thành nguyên nhân gây tử vong thứ hai ở trẻ em dưới 15 tuổi. Các bệnh này xuất phát từ sự suy giảm mãn tính của các cơ quan và chức năng trong cơ thể, Những bệnh này có thời gian ủ bệnh lâu hơn, bắt nguồn từ sự mất cân bằng thường xuyên trong chế độ ăn và lối sống hàng ngày trong nhiều năm, nhưng thường bắt đầu từ thời thơ ấu nên việc kiểm soát các bệnh trên bằng phương pháp thực dưỡng sẽ giúp trẻ phòng bệnh từ sớm.
Một số rối loạn khác bắt nguồn từ chế độ ăn uống mất cân bằng lặp đi lặp lại, tạo ra điều kiện bất thường trong máu, dịch cơ thể, tế bào và mô. Ví dụ, viêm màng não có thể là hậu quả của việc xử lý không thành công các bệnh như sởi, viêm phổi, bại liệt trẻ em, đậu mùa hoặc hội chứng đột tử ở trẻ dưới một tuổi nên giai đoạn chăm sóc trẻ sơ sinh rất quan trọng.
Một chế độ ăn mất cân bằng hoặc quá cực đoan làm suy giảm hệ miễn dịch và tăng tính nhạy cảm với các rối loạn lây nhiễm. Thể chất của trẻ bắt đầu hình thành từ khi mẹ mang thai, và những rối loạn suy thoái thường khởi nguồn từ thức ăn trong giai đoạn này hoặc từ trước khi thụ thai, thông qua ảnh hưởng đến tế bào sinh sản của bố mẹ. Khuyết tật ở trẻ sơ sinh là một ví dụ cho thấy ảnh hưởng của chế độ ăn mất cân bằng hoặc môi trường trong thời gian mang thai hoặc trước khi thụ thai. Chế độ ăn cực đoan (quá âm hoặc quá dương) khi mang thai có thể tạo ra thể chất yếu đuối. Sự thiếu hụt này là nền tảng cho những điều kiện thoái hóa phát triển trong thời thơ ấu hoặc sau này trong đời. Ngược lại, chế độ thực dưỡng làm mạnh thể chất và ngăn chặn tình trạng thoái hóa phát triển.
Thể chất của một người không định hình hoàn toàn cho đến khi trưởng thành. Nó bị ảnh hưởng bởi chất lượng thực phẩm trẻ dùng trong suốt thời thơ ấu và giai đoạn phát triển. Việc nuôi con theo thực dưỡng từ trong bụng mẹ thường được sinh ra với thể chất mạnh mẽ. Nếu tiếp tục ăn uống đúng cách, chúng sẽ khỏe mạnh cả đời và tránh được nhiều bệnh tật.
Cải thiện trí thông minh cho trẻ
- Tư tưởng quyết tâm của cha mẹ: Cả vợ và chồng cần cùng nhau quyết tâm tạo ra một đứa con thông minh xuất chúng.
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Trước khi mang thai, cha mẹ nên ăn uống chừng mực, chọn lựa thức ăn tinh khiết, nhiều ngũ cốc, rau đậu, ít thịt, kiêng cữ rượu, cà phê, thuốc lá và các loại thực phẩm chế biến sẵn.
- Tư tưởng tích cực của người mẹ khi mang thai: Người mẹ nên suy nghĩ tích cực, tôn sùng những người thông minh như nhà bác học Albert Einstein, bằng cách đặt hình ảnh của họ ở nơi dễ thấy và quán tưởng rằng đứa con trong bụng sẽ thông minh như họ.
- Môi trường tình cảm tích cực: Người chồng nên tạo điều kiện thuận lợi, yêu thương, chăm sóc và bảo vệ vợ trong suốt thai kỳ.
=> Xem thêm: Một số việc cần làm để sinh ra được một đứa con thông minh, thánh thiện
Vấn đề cân nặng ở trẻ
Trong thời gian mang thai:
- Người mẹ nên duy trì chế độ ăn đa dạng, bao gồm ngũ cốc nguyên cám, đậu, rau xanh và một lượng nhỏ cá, đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.
- Tránh căng thẳng và không nên ăn quá nhiều thực phẩm âm tính mạnh như trái cây, kem, kẹo ngọt, vì chúng có thể làm suy yếu cơ thể và gây thiếu chất.
- Tiếp tục duy trì chế độ ăn lành mạnh, không cắt giảm đột ngột lượng thức ăn để tránh ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.
- Tránh ăn kiêng quá mức hoặc tập luyện quá sức để giảm cân nhanh chóng, vì điều này có thể làm sữa mẹ loãng và không đủ dinh dưỡng cho bé.
- Trẻ thừa cân có thể do mẹ ăn quá nhiều thực phẩm âm tính hoặc do trẻ tiêu thụ quá nhiều muối và thực phẩm dương tính.
- Trẻ gầy với bụng trương phình có thể do ăn quá nhiều thực phẩm dương tính, dẫn đến tiêu hóa kém.
- Điều chỉnh chế độ ăn của mẹ và bé để đạt sự cân bằng âm dương, bao gồm việc giảm muối, tăng cường rau củ và tránh thực phẩm chế biến sẵn.
- Theo dõi sự phát triển của trẻ theo mùa và điều chỉnh chế độ ăn phù hợp, vì sự phát triển của trẻ có thể thay đổi theo mùa.
Nuôi con theo thực dưỡng không phải là hành trình dễ dàng, nhưng những lợi ích lâu dài mà phương pháp này mang lại là minh chứng rõ ràng cho sự đúng đắn của nó. Từ việc cải thiện sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch đến phát triển tinh thần lành mạnh, thực dưỡng chính là chìa khóa để nuôi dạy những thế hệ trẻ khỏe mạnh và hạnh phúc. Với tình yêu thương và sự kiên nhẫn, mỗi bậc cha mẹ có thể trao tặng cho con mình món quà vô giá: một cuộc sống khỏe mạnh và cân bằng.
Tiến Khang hy vọng qua bài viết về nuôi con theo thực dưỡng sẽ giúp các mẹ có thêm thông tin để áp dụng vào quá trình nuôi con một cách hiệu quả như mong đợi nhé!
Xem các thông tin hữu ích khác tại:
=> Phương pháp thai giáo theo thực dưỡng giúp con khỏe mạnh từ trong bụng mẹ
=> Lợi ích của sữa dê cho trẻ giúp phát triển toàn diện tốt nhất
=> Phụ Nữ Sau Sinh Có Nên Uống Tảo Xoắn Không? Những Lưu Ý Khi Uống