Tuyến giáp là cơ quan rất quan trọng, nó sản sinh ra các loại hormon để điều khiển thân nhiệt, điều hòa nhịp tim, duy trì cân nặng, sự trao đổi chất và quá trình sản xuất năng lượng trong cơ thể. Do đó, nếu tuyến giáp bị suy giảm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể. Chế độ ăn đóng vai trò quyết định giúp hỗ trợ, bổ sung và tăng cường chức năng cho tuyến giáp. Vậy bệnh tuyến giáp nên kiêng ăn gì và nên ăn thực phẩm nào để giảm nguy cơ khiến bệnh trầm trọng hơn. Hãy theo dõi hết bài viết bên dưới của Tiến Khang để tìm được câu trả lời nhé!.
Bệnh tuyến giáp là gì?
Bệnh tuyết giáp xảy ra do sự thay đổi cấu trúc mô học, Khi sản xuất quá ít hormone sẽ gây ra bệnh suy giáp khiến cơ thể mệt mỏi, tăng cân và không chịu được lạnh. Còn khi tạo quá nhiều hormone gây ra bệnh cường giáp khiến tim đập nhanh và sụt cân. Đây chính là hai rối loạn chính của tuyến giáp. Mỗi bệnh có những biểu hiện và phương pháp điều trị khác nhau.
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày đóng vai trò rất quan trọng tới quá trình điều trị các bệnh lý tuyến giáp. Một chế độ khoa học và hợp lý sẽ giúp hạn chế rối loạn hormone tuyến giáp, nâng cao thể trạng và củng cố sức khỏe tuyến giáp rất hiệu quả.
Nguyên nhân
Các nguyên nhân gây bệnh tuyến giáp bao gồm:
- Thiếu hoặc thừa i-ốt
- Do bẩm sinh
- Rối loạn tuyến yên
- Tác dụng phụ của xạ trị
- Hút thuốc lá
- Thường xuyên căng thẳng
- Chấn thương tuyến giáp
Biểu hiện
Khi tuyến giáp hoạt động bình thường, hoạt động trao đổi chất trong cơ thể được ổn định. Một số biểu hiện bất thường do thay đổi của tuyến giáp cần nhận biết sớm để có hướng điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm. Một số dấu hiệu nhận biết bệnh tuyến giáp như:
- Thay đổi cân nặng ( tăng cân, sụt cân thất thường)
- Nhạy cảm với nhiệt độ
- Giấc ngủ thất thường
- Trầm cảm, mệt mỏi, lo lắng
- Gặp vấn đề về cổ và họng ( sưng, đau, rát, khàn họng, khó thở,..)
- Da khô và nổi phát ban
- Tóc dễ gãy rụng và móng tay giòn
- Triệu chứng ở mắt ( mắt đỏ, sưng, mờ, nhạy cảm với ánh sáng, chảy nước mắt,..)
- Cơ, xương, khớp đau nhức
Bệnh tuyến giáp nên kiêng ăn gì?
Bệnh tuyến giáp có thể được kiểm soát thông qua chế độ ăn uống hàng ngày để bảo vệ sức khỏe, tránh bệnh chuyển biến nghiêm trọng hoặc tái phát lại. Vậy những thực phẩm người bệnh tuyến giáp nên kiêng ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh, cùng tìm hiểu nhé:
Đậu nành
Đậu nành và các thực phẩm từ đậu nành như đậu phụ, sữa đậu nành, nước tương,...sẽ không tốt cho người bệnh tuyến giáp bởi trong đậu có chứa chất goitrogens cản trở xâm nhập của i- ốt vào tuyến giáp, làm cho cổ bị phình to bất thường. Ngoài ra, đậu nành còn chứa phytoestrogen, có tác dụng giống estrogen và gây can thiệp vào hoạt động bình thường của tuyến giáp.
Lúa mạch, lúa mì
Hoạt động của tuyến giáp có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi thành phần gluten có trong bột mì, lúa mạch, lúa mạch đen. Đây là loại protein gây kích thích niêm mạc ruột non và có thể cản trở sự hấp thu các loại thuốc thay thế hormon tuyến giáp.
Rau họ cải
Các loại rau họ cải nên tránh ăn như cải bắp, cải bẹ, cải thìa, su hào, củ cải trắng, súp lơ, cải xoăn...bởi vì chúng chứa một loại chất Glucosinolates ngăn cản hoạt động sản xuất hormone tuyến giáp đặc biệt ở người thiếu iốt do ngăn chặn sử dụng i- ốt ở tuyết giáp. Đồng thời gây rối loạn quá trình hấp thu Iod của cơ thể. Nếu bị suy giáp, cần nấu chín các loại rau này để giảm tác dụng của chúng.
Thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp
Tuyến giáp có thể bị ảnh hưởng bởi các chất như phụ gia, chất bảo quản có trong các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ đóng hộp. Do đó, bệnh nhân tuyến giáp cần tránh nhóm thực phẩm này. Ngoài ra, thực phẩm đóng hộp còn có hàm lượng Natri cao, và nhiều chất béo làm tăng huyết áp và không tốt cho sức khỏe người dùng.
Thực phẩm nhiều đường
Đường hay chất tạo ngọt như bánh kẹo, đồ ngọt chứa nhiều đường tinh luyện làm tăng nguy cơ gây thừa cân, béo phì. Nó ảnh hưởng đến hoạt động tuyến giáp, quá trình trao đổi chất và chuyển hóa đường diễn ra chậm hơn bình thường. Ngoài ra, tuyến tụy, gan cũng có thể bị tổn hại khi ăn quá nhiều đường tinh luyện, đường hoá học.
Chất kích thích
Các chất kích thích như cà phê, rượu bia, thuốc lá, các đồ uống chứa cafein cũng là nguyên nhân làm phá huỷ hormone tuyến giáp trong cơ thể và khả năng sản xuất ra hormon của tuyến giáp. Do vậy, bệnh nhân cần bỏ thuốc lá, rượu bia và thay đổi thói quen uống cà phê mỗi ngày.
Bệnh tuyến giáp nên ăn gì?
Nếu bạn đã biết bệnh tuyến giáp nên kiêng ăn gì thì cũng nên biến cần nên ăn gì để bổ sung cho cơ thể và hỗ trợ khả năng điều trị bệnh hiệu quả và phòng ngừa bệnh tái phát lại.
Thực phẩm chứa i-ốt
I-ốt là chất giúp cân bằng nội tiết tuyến giáp, giảm sự hình thành các khối u tuyến giáp nhưng chỉ cần bổ sung hợp lý, không nên ăn quá nhiều hoặc quá ít sẽ gây hại đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Nên cần kiểm soát tốt lượng i-ốt bổ sung hàng ngày.
Thực phẩm giàu i-ốt tự nhiên như rong biển, trứng, muối, sữa...sẽ tốt cho người bị bướu giáp nhưng không tốt cho người bị cường giáp nên khi ăn cần cẩn thận và tham khảo ý kiến chuyên gia.
Trong rong biển wakame có chứa một lượng lớn i-ốt, chất này sản xuất hormone tuyến giáp, giúp quá trình trao đổi chất và tổng hợp protein hoạt động trơn tru hơn. Những người thường xuyên ăn rong biển có tỷ lệ mắc bệnh bướu cổ thấp hơn những người không ăn. Wakame chính là một nguồn iốt tốt nên bạn có thể ăn liều lượng hợp lý hàng ngày.
=>
Rong Biển Khô Nấu Canh Wakame
=>
Rong Biển Sấy Wakame
Các loại hạt
Các loại hạt chứa hàm lượng selen cao như: Hạnh nhân, hạt lanh, hạt óc chó, hạt điều, hạt bí…là những loại hạt điển hình mà bệnh nhân tuyến giáp cần bổ sung và chế độ ăn. Các hath này còn chứa các dưỡng chất có lợi như protein thực vật, chất xơ, omega 3, magie, kẽm, đồng, vitamin E giúp hỗ trợ hoạt động tuyến giáp hiệu quả hơn.
Hạt lanh cũng là một lựa chọn tuyệt vời cho chế độ ăn của người bệnh tuyến giáp, vì hạt này chứa axit béo quan trọng cho sức khỏe của tuyến giáp nên cân nhắc lựa chọn.
Rau lá xanh
Các loại rau có màu xanh sẫm như: súp lơ xanh, rau diếp, rau bina,...là những rau bệnh nhân tuyến giáp nên bổ sung. Đây là nguồn vitamin A, vitamin K, nhiều magie, khoáng chất dồi dào, cần thiết để tăng cường chức năng tuyến giáp.
Ngoài ra, rau lá xanh cũng là nguồn thực phẩm giàu chất xơ, tốt cho quá trình trao đổi chất, hấp thụ và tiêu hóa thức ăn. Từ đó, giúp nâng cao sức khỏe tổng thể để chống lại các loại bệnh, bao gồm bệnh tuyến giáp
Những rau này rất giàu magie giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất hiệu quả, giảm triệu chứng đau cơ, mệt mỏi, nhịp tim không ổn định.
Ngũ cốc nguyên hạt
Các loại ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều chất xơ, cung cấp năng lượng từ đó thúc đẩy tăng cường quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Vì vậy, việc bổ sung các loại thực phẩm như yến mạch, cháo yến mạch, gạo lứt, giá đỗ, bánh mì từ ngũ cốc lên men và hạt diêm mạch,....vào chế độ ăn có thể giúp hỗ trợ các bệnh tuyến giáp hiệu quả.
Chế độ ăn uống có thể tác động đáng kể đến các triệu chứng của tuyến giáp. Một số loại thực phẩm có thể cải thiện các triệu chứng và cũng có những thực phẩm làm bệnh nặng thêm.
Tiến Khang hy vọng qua bài viết này bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “bệnh tuyến giáp nên kiêng ăn gì”. Để cải thiện được tình trạng của bệnh, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời là rất quan trọng. Ngoài thay đổi chế độ ăn uống bạn nên kết hợp nhiều phương pháp điều trị để tối ưu hiệu quả và thời gian trị bệnh nhé!
Xem thêm các thông tin hữu ích khác tại:
=> Top Những Loại Rong Biển Nhật Tốt Nhất Hiện Nay
=> Phổ Tai Có Phải Là Rong Biển Không? Cách Chế Biến Phổ Tai
=> Mua Các Loại Đậu Sạch Ở Đâu Uy Tín Tốt Nhất Cho Sức Khỏe?