• 0776 74 55 22
  • 0979 00 55 22
  • 0779 74 55 22
  • 0978 17 45 30

Thực dưỡng hiện đại

Những Loại Thức Ăn Cần Tránh Trong Câu Số 3 Khi Áp Dụng Lối Sống Thuận Tự Nhiên

Ngày đăng:22/12/2023
Nguồn tintienkhang.com
Lượt xem:364
0
Để biết được các loại thức ăn cần tránh trong câu số 3 khi áp dụng thực dưỡng hiện đại thì bạn hãy xem ngay những nội dung dưới đây của Tiến Khang nhé!

Vì sao tránh ăn những loại thức ăn có trong câu số 3?

Cơ thể chúng ta bị mất quân bình rồi biểu hiện ra thành bệnh tật thường đến từ những yếu tố như chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt, tinh thần, và do môi trường sống. Trong những yếu tố trên thì yếu tố ăn uống sai cách là nguyên nhân chính gây ra mọi bệnh tật.
Thế giới có câu nói nổi tiếng đó là “ We are what we eat”, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “Chúng ta chính là những gì chúng ta ăn”. Câu số 3 là 1 trong 33 câu hỏi có trong quyển 33 câu hỏi thực dưỡng của Lương y Trần Ngọc Tài.
Câu hỏi số 3 sẽ tóm gọn lại cho bạn những loại thực phẩm cần tránh trong thời gian lặp lại quân bình trong cơ thể (hay còn gọi là thời gian điều trị). Những loại thực này phần lớn là những loại quá âm hoặc quá dương, số còn lại là những loại nước uống, bánh kẹo được làm từ những chất hóa học độc hại,..Lương y Trần Ngọc Tài đã áp dụng thực dưỡng hơn 50 năm, dựa trên những kinh nghiệm mà Bác Tài có cộng với những nghiên cứu khoa học thực dưỡng mà bạn đã biên soạn ra cho chúng ta được nguồn tư liệu quý này.
Khi chúng ta ăn uống sử dụng những loại thực phẩm này quá nhiều, trong 1 khoảng thời gian quá dài chính là nguyên nhân chính gây nên sự mất quân bình. Để cơ thể tự hồi phục chức năng chữa lành mọi bệnh tật và không còn tích tụ thêm những chất độc hại nữa thì bạn cần tránh ăn những loại thực phẩm có trong câu số 3 khi áp dụng thực dưỡng hiện đại.

Những thức ăn cần tránh có trong câu số 3

Câu số 3 sẽ là những loại thức ăn dễ gây mất quân bình cần hạn chế sử dụng lúc ban đầu. Các loại thức ăn đó bao gồm:
  • Không ăn thịt động vật, cá (ngoại trừ cá chép, cá cơm...), các loại hải sản (trừ con hàu), các loại cà (như cà dĩa, cà pháo, cà tím...), măng, nấm, giá, cà chua, khoai lang tây, mướp, bầu, củ sắn (củ đậu) tiêu, ớt, đường, bánh ngọt, nước ngọt, cà phê, kem, nước đá, trái cây, đồ hộp, bánh chiên, bánh nướng giòn, không ăn quá nhiều các loại chất béo, dầu (kể cả dầu mè, dầu olive), nước cốt dừa.
  • Không ăn cải bẹ xanh nhiều (nhất là đối với bệnh suy thận thì tuyệt đối không ăn một thời gian khi đang bệnh).
  • Không ăn rau dền nhiều (nhất là đối với bệnh đau khớp xương, sạn thận, sạn mật).
  • Tạm thời không ăn các loại đậu (ngoại trừ xích tiểu đậu).
  • Tạm thời không uống sữa đậu nành, có thể ăn một ít đậu phụ (đậu hủ) làm đông bằng rỉ muối hột, không ăn loại đậu hũ có thạch cao.
  • Không dùng rượu, cà phê, trà tàu, thức uống ướp lạnh, sữa và các chế phẩm từ sữa
  • Riêng về muối mè: mỗi chén cơm trung bình ăn khoảng 2 muỗng muối mè với tỷ lệ từ 15 đến 20 mè/1 muối (tùy bệnh).
Thức ăn cần tránh trong câu số 3
Thức ăn cần tránh trong câu số 3 (tiếp theo)
Như vậy từ những thông tin bên trên Tiến Khang cũng đã chia sẻ cụ thể về các loại thực phẩm cần tránh ăn trong câu số 3 với hình ảnh minh họa cụ thể. Những hình ảnh về thực phẩm này được in rõ ràng trong quyển Vui Khỏe Mỗi Ngày do Tiến Khang thực hiện. Nếu bạn có nhu cầu muốn sở hữu quyền Vui Khỏe Mỗi Ngày thì hãy gọi cho chúng tôi theo thông tin liên hệ có bên dưới nhé!
Chia sẻ bài viết
Có thể bạn quan tâm
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng