• 0776 74 55 22
  • 0979 00 55 22
  • 0779 74 55 22
  • 0978 17 45 30

Hướng Dẫn Cách Làm Nước Tương Tamari Tại Nhà Chuẩn Vị Nhật

Ngày đăng08/01/2024
1040Lượt xem
Nguồn tintienkhang.com
0
Trong căn bếp thực dưỡng thì không thể thiếu được nước tương tamari. Ngoài việc mua trực tiếp tương tamari tại cửa hàng bạn cũng có thể tự tay mình ủ tương tamari tại nhà với những bước vô cùng đơn giản. Những nội dung dưới đây Tiến Khang sẽ hướng dẫn cho bạn chi tiết về cách làm nước tương tamari. Xem ngay để biết được cách thực hiện bạn nhé!

Tìm hiểu về mối quan hệ của nước tương tamari và tương miso

Bạn đã biết về nước tương tamari và biết được những công dụng của nước tương tamari nhưng có thể bạn chưa biết nước tương tamari chính là tinh chất lắng đọng trong quá trình làm tương miso Nhật.
Cả tương miso và tương tamari đều là 2 loại gia vị không thể thiếu khi áp dụng thực dưỡng. Sau khi ủ đậu nành cùng với mốc (men koji) trong khoảng từ 1,5 đến 3 năm bạn sẽ thu được tương tamari và tương miso. Trong phương pháp thực dưỡng tương tamari và tương miso thường được dùng để:
Tương miso: Được sử dụng để chế biến thành các món ăn xào, món canh, để pha nước chấm và đặc biệt là là súp miso.
Tương tamari có rất nhiều công dụng như: dùng để làm gia vị tạo vị mặn cho các món ăn thực dưỡng, dùng để làm nước chấm, dùng để pha trà bình minh, trà tiêu thực,..vô cùng tốt cho sức khỏe.
Tương miso và tương tamari

Cách làm nước tương tamari tại nhà

Nguyên liệu

  • Đậu nành: 10 kg
  • Đậu đỏ: 3 kg
  • Gạo lứt làm thính: 1kg
  • Nếp lứt: 2 kg
  • Muối sống (muối hột): 7 kg
  • Nước lọc: 35 lít
Nguyên liệu làm nước tương tamari tại nhà

Hướng dẫn làm lớp mốc Koji

Để làm được nước tương tamari thì bạn cần phải ủ lớp mốc Koji. Lớp mốc này sẽ xuất hiện sau vài ngày bạn ủ nếp. Các để thực hiện lớp mốc như sau:
  • Bước 1: Trước khi nấu nếp thành xôi bạn hãy mang nếp đi ngâm nếp trong 1 đêm. Sau khi đã ngâm nếp đủ từ 8 - 10 tiếng thì bạn hãy mang nếp đi hấp đến khi chín đều.
  • Bước 2: Gạo lứt bạn hãy mang đi vo sơ với nước, sau đó cho gạo lên chảo rang với lửa thật nhỏ đến khi gạo lứt trở nên sậm màu hơn và dậy mùi thơm thì bạn hãy mang đi vả nhuyễn (xay nhuyễn). 
  • Bước 3: Sau khi xay xong gạo lứt (gọi là thính) thì bạn hãy mang thính đi trộn đều với xôi nếp (trộn lúc nếp còn ấm nóng), trộn thật đều, sau đó dàn đều ra nia.
  • Bước 4: Sử dụng lá chuối hoặc vải bọc kín phần xôi nếp trộn thính trong nia lại và đặt ở nơi thoáng mát trong khoảng 2 - 5 ngày, cho đến khi bạn thấy xôi lên mốc xanh vàng. Tùy vào điều kiện thời tiết mà thời gian lên mốc sẽ khác nhau bạn nhé!
  • Bước 5: Sau khi kiểm tra xôi nếp trộn thính đã lên mốc thì bạn hãy mang mốc ra nắng phơi khô trong 2 ngày. Khi mốc đã khô thì bạn hãy mang vào giã nhuyễn.

Hướng dẫn cách ủ tương tamari Nhật

  • Bước 1: Đậu nành và đậu đỏ bạn hãy mang đi vo sạch, sau đó mang đi rang trên lửa nhỏ đến khi thấy 2 loại đậu sẫm màu và thơm thì nhắc ra khỏi bếp.
  • Bước 2: Sau khi rang đậu xong bạn hãy mang 2 loại đậu đi luộc đến khi đậu trở nên chín mềm, để nguội. Vớt đậu ra nhưng vẫn nguyên nước luộc đậu.
  • Bước 3: Khi đậu đã nguội hẳn thì bạn hãy cho lớp móc gạo nếp đã thực hiện vào, trộn đều để mốc bám vào từng hạt đậu. Sau khi trộn mốc và đậu xong bạn hãy dàn đều hỗn hợp lên niu, đậy kín lại bằng lá hoặc khăn như khi ủ móc. Để yên hỗn hợp đậu mốc trong vòng 2 - 3 ngày cho đến khi đậu nành và đậu đỏ cũng lên lớp mốc xanh vàng.
  • Bước 4: Nước luộc đậu bạn đã giữ lại ở bước 2, bạn hãy cho lượng muối đã chuẩn bị vào để nấu  và thêm nước vào đến khi thấy đủ 35 lít. Nấu đến khi nước sôi, trong thời gian nấu bạn hãy thường xuyên vớt bọt. Sau khi nấu xong bạn hãy đổ hỗn hợp nước muối và chum, đậy kín lại và mang ra đặt ngoài trời, đợi đến khi đến ngày đậu lên mốc.
  • Bước 5: Sau 2 - 3 ngày đậu đã lên mốc thì bạn hãy cho đậu vào trực tiếp chum nước muối. Bạn hãy dùng 1 cái cây gỗ sạch để khuấy hỗn hợp trong chum theo chiều kim đồng hồ và đậy nắp kín lại, ủ tương tamari ngoài trời nắng. 
  • Bước 6: Mỗi ngày đều ra thăm và khuấy tương với nguồn năng lượng an lành. Sau 3 năm chúng ta lọc phần nước tương chính là Tamari, còn phần xác là Miso thơm ngon.
Làm nước tương tamari tại nhà

Cách bảo quản nước tương tamari làm tại nhà

Điểm đặc biệt của nước tương tamari so với các loại nước tương khác đó chính là thời gian ủ tương. Khi ủ càng lâu thì tương tamari sẽ càng tốt cho sức khỏe. Do thời gian ủ lâu, tương đã lên men nên bạn sẽ nghe thấy mùi men thoang thoảng và mùi nước tương tamari đặc trưng như khi mua ở cửa hàng.
Sau khi ủ tương xong bạn hãy lọc lấy phần tương miso bên trên cho vào lọ thủy tinh và phần tương tamari bên dưới cũng cho vào lọ thủy tinh. Bạn hãy bảo quản cả 2 loại tương ở nhiệt độ thường hoặc bảo quản trong tủ lạnh đều được.
Như vậy từ bài viết bên trên Tiến Khang cũng đã hướng dẫn cho bạn cách làm tương tamari tại nhà. Làm tương tamari không khó nhưng sẽ mất khá nhiều thời gian để ủ tương. Để tiết kiệm thời gian nhưng vẫn đảm bảo có được tương tamari chất lượng để sử dụng thì bạn có thể tìm hiểu và tìm mua nước tương tamari trong bài viết sau.
=> Tương Tamari Organic - Chai (900ml) - Nhập khẩu nguyên chai
Chia sẻ bài viết
Tags
Có thể bạn quan tâm
Về đầu
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng