Bồ công anh chính là một loại dược liệu quý trong y học cổ truyền. Tất cả các bộ phận thân, hoa, lá rễ của bồ công anh đều có những công dụng chữa bệnh và được bào chế thành thuốc có lợi cho sức khỏe. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về rễ bồ công anh và cách làm trà rễ bồ công anh đơn giản tại nhà. Hãy cùng Tiến Khang tìm hiểu ngay nhé, đảm bảo là những thông tin hữu ích mà bạn đang cần.
Rễ bồ công anh là gì?
Rễ bồ công anh (dandelion root) là một một bộ phận của cây bồ công anh. Được biết đến như một loại cỏ dại có hoa màu vàng và mọc phổ biến ở Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới. Khi được nghiên cứu về thành phần và công dụng, các nhà thực vật học cho rằng bồ công anh là một loại thảo mộc và được dùng phổ biến trong y học. Hầu hết các bộ phận đều được dùng để làm thuốc, một số đặc điểm như:
- Lá: Lá thường mọc lên sát đất, có đường viền trơn hoặc hình răng cưa.
- Hoa: Hoa thường có màu trắng nhỏ li ti nở thành chùm và có hình dáng như một đám mây.
- Rễ và cành: thường đâm thẳng xuống đất. Rễ thường càng dài cây càng phát triển và rễ chứa hoạt chất flavonoids và thường được sử dụng như một loại thuốc bổ gan.
Trong rễ bồ công anh còn chứa nhiều vitamin và các khoáng chất có lợi khác như magie, kali, photpho, canxi, sắt, vitamin A, C, K, B1, B2, B6,... nên rễ bồ công anh có rất nhiều công dụng chữa bệnh, hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
Công dụng của trà rễ bồ công anh đối với sức khỏe
Tốt cho gan
Trong rễ bồ công anh giàu canxi, vitamin A và sắt duy trì sức khoẻ túi mật, tăng dòng chảy của mật và bảo vệ gan. Trong một nghiên cứu đã phát hiện polysaccharides trong bồ công anh có công dụng cải thiện chức năng gan. Khi uống trà rễ bồ công anh được đánh giá có tác dụng giải nhiệt và thanh lọc cơ thể, loại bỏ các độc tố, ngăn ngừa nguy cơ xơ gan hơn trà từ hoa bồ công anh. Chính vì vậy, trong y học dân gian thường sử dụng rễ bồ công anh làm vị thuốc bồi bổ cho gan.
Khi sử dụng rễ cây bồ công có thể điều trị một số vấn đề về da, mắt khiến bệnh gan được cải thiện.
Điều hòa lượng đường trong máu
Rễ cây bồ công anh có chứa hợp chất inulin giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, do đó sử dụng chúng có thể khiến cơ thể điều hòa đường huyết hạn chế nguy cơ mắc phải căn bệnh đái tháo đường. Đặc biệt là giúp điều trị bệnh tiểu đường loại 2 duy trì nồng độ insulin ở mức phù hợp.
Phòng chống bệnh ung thư
Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh rễ bồ công anh có khả năng chống lại bệnh ung thư vô cùng hiệu quả nhất là ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư gan,.... Phần gốc và phần rễ có thể kháng lại hoá trị liệu hạn chế gây tổn hại đến các tế bào khỏe mạnh.
Khi bạn sử dụng trà rễ bồ công anh thì chiết xuất từ rễ cây sẽ khiến các khối u ác tính trong cơ thể bị tiêu diệt.
Hỗ trợ tiêu hoá
Trong rễ bồ công anh chứa nhiều chất xơ giúp tăng cường hệ tiêu hoá và có khả năng nhuận tràng lợi tiểu. Ngoài ra, kích thích sự phát triển của hệ vi khuẩn đường ruột, giúp đào thải độc tố bên trong thận và tăng cường lợi khuẩn tốt cho hệ tiết niệu cơ thể. Do đó, trong y học cổ truyền, rễ cây bồ công anh được sử dụng điều trị chứng táo bón và giải quyết các vấn đề về tiêu hóa.
Trên thực tế, rễ bồ công anh còn chứa chất axit chlorogenic khi hấp thụ vào cơ thể sẽ giúp giảm bớt các cơn đói và tạo cảm giác no lâu hơn từ đó hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Tốt cho tim mạch
Trong rễ bồ công anh còn có khả năng làm tăng lượng cholesterol tốt, giảm lượng cholesterol xấu và giúp điều hòa huyết áp. Bên cạnh đó, hàm lượng kali, chất xơ và các chất dinh dưỡng thiết yếu có trong rễ còn giúp cơ thể được bảo vệ trước những nguy cơ về bệnh lý về tim mạch.
Cách làm trà rễ bồ công anh
Trà rễ bồ công anh thực hiện khá đơn giản và có thể tự làm ở nhà
Chọn nguyên liệu:
Lựa chọn phần rễ bồ công anh tươi và được trồng ở vùng đất sạch không chứa chất hoá học. Nếu tự trồng bồ công anh ở nhà thì nên nhổ vào mùa xuân hoặc cuối mùa thu thì sẽ thu được phần rễ có nhiều chất bổ dưỡng hơn. Lựa các cây già thì phần rễ sẽ to hơn và nhiều dưỡng chất hơn.
Cách thực hiện:
Sau khi chọn được rễ bồ công anh tốt thì rửa sạch đất và thái thành từng lát mỏng, càng mỏng thì khi nấu dưỡng chất sẽ ra nhiều hơn. Mang phần rễ đó đi phơi khô dưới ánh nắng mặt trời đến khi khô và không còn độ ẩm là được, nếu không nắng có thể mang đi sấy thì trà sẽ sẽ thơm ngon và để được lâu hơn.
Cách sử dụng:
Mỗi lần uống cho khoảng 30g rễ bồ công anh khô cùng vài lát gừng và hạt thảo quả vào nấu cùng với 300-400ml nước. Đun sôi hỗn hợp nguyên liệu khoảng 5-10 phút sau đó lọc lấy nước và bỏ đi phần bã. Có thể cho thêm chút
mật ong rừng nguyên chất vào uống cùng để giảm đi vị đắng của rễ bồ công anh và dễ uống hơn.
Mua trà rễ bồ công anh ở đâu uy tín?
Cách làm trà phía trên tuy có thể làm tại nhà nhưng có vài nhược điểm là chỉ dành cho những ai có nhiều thời gian và phải chọn lựa nguyên liệu kỹ lưỡng thì chất lượng trà làm ra mới đảm bảo công dụng. Vậy lựa chọn tối ưu nhất là dùng trà rễ bồ công anh túi lọc, vừa tiện lợi vừa dùng được lâu và không lo bảo quản. Tại cửa hàng của
Tiến Khang, chúng tôi luôn ưu tiên sức khỏe của người bệnh lên hàng đầu và luôn tìm kiếm các sản phẩm chất lượng và tự nhiên để cung cấp đến tay khách hàng. Hiện tại, chúng tôi đang phân phối sản phẩm
trà rễ bồ công anh có nguồn gốc New Zealand, cam kết không biến đổi gen, không chứa gluten, không caffeine. Sản phẩm chứa thành phần hoàn toàn tự nhiên gồm rễ bồ công anh và mạch nha rang tạo hương vị ngọt tự nhiên an toàn cho sức khoẻ và rất dễ uống được đóng gói thành từng túi nhỏ dễ dàng sử dụng và mang đi tiện lợi hơn.Chỉ cần 1 gói trà bồ công anh nấu với 1,5-2 lít nước là có thể uống cả ngày và có thể sử dụng thay cho nước lọc. Khi dùng không hết, bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh được 1-3 ngày.
Để biết thông tin về sản phẩm này bạn hãy ghé ngay qua website của
Tiến Khang hoặc liên hệ ngay số hotline
0776 74 55 22 - 0779 74 55 22 để được hỗ trợ đặt hàng và giao hàng nhanh nhất trong ngày. Chúng tôi cam kết sản phẩm đến tay khách hàng là sản phẩm chính hãng, an toàn, chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng.
Đối với những người dị ứng với các loại hoa như hoa cúc, vạn thọ,...thì bạn không nên dùng trà rễ bồ công anh vì nó có thể gây phản tác dụng và phản ứng dị ứng tương tự. Và không nên dùng quá liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo tình trạng sức khoẻ. Trà bồ công anh có thể gây tương tác với một số loại thuốc điều trị nên cần cân nhắc trước khi dùng hoặc tư vấn của các chuyên gia, bác sĩ.
Chắc chắn những chia sẻ trên đây mà
Tiến Khang cung cấp, mọi người đã hiểu được công dụng của trà rễ bồ công anh đối với sức khỏe. Để có thể tận dụng được hết công dụng mà bồ công anh mang lại, hãy biết cách sử dụng hợp lý và vừa phải để mang lại sự an toàn và hiệu quả chữa bệnh rõ rệt nhất cho bản thân và gia đình mình nhé.
Xem các thông tin hữu ích khác tại:
=>
6 Cách Chế Biến Đậu Gà Thành Những Món Ăn Thơm Ngon, Hấp Dẫn
=>
Tempeh Là Gì? Cách Làm Tempeh Từ Đậu Gà Tại Nhà
=>
Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Nấu 7 Loại Nước Giúp Giải Độc Gan Hiệu Quả Dễ Làm