• 0776 74 55 22
  • 0979 00 55 22
  • 0779 74 55 22
  • 0978 17 45 30

Các Loại Bệnh Về Xương Khớp Thường Gặp Và Các Thực Phẩm Nên Ăn Khi Bị Bệnh Xương Khớp

Ngày đăng06/05/2024
253Lượt xem
Nguồn tintienkhang.com
0
Người bệnh về xương khớp thường hay chủ quan coi thường các triệu chứng nhẹ chỉ sử dụng các loại thuốc giảm đau nhưng các thuốc này chỉ có tác dụng nhất thời và có nhiều tác dụng phụ đến sức khoẻ về sau. Chính vì thế, cần nhận biết các căn bệnh này sớm hơn từ đó có các biện pháp phòng tránh kịp thời tránh các ảnh hưởng nghiêm trọng trong tương lai. Vậy có các loại bệnh về xương khớp nào?, hãy cùng Tiến Khang tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé!  

Cách loại bệnh về xương khớp thường gặp 

Hệ thống xương khớp đóng vai trò quan trọng hình thành bộ khung cho cơ thể. Nhưng khi mắc các bệnh cơ xương khớp làm giảm đi chức năng của khớp, cơ bắp, xương sống, gân, dây thần kinh dẫn đến các cơn đau nhức dữ dội, giảm khả năng di chuyển gây khó khăn trong hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Nếu không nhận biết sớm căn bệnh có thể gây ra các biến chứng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe bên trong của người bệnh.
Theo nghiên cứu có hơn 200 căn bệnh xương khớp khác nhau nhưng chủ yếu chia làm 2 loại là bệnh có thể chữa lành (như gãy xương, bông gân, căng cơ,..) và bệnh tổn thương kéo dài (như thoái hóa khớp, thấp khớp, thoát vị đĩa đệm,..)
Dưới đây là các bệnh xương khớp thường gặp nhất cùng với nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh:

Bệnh thoái hoá khớp 

Bệnh thoái hóa khớp là tình trạng cột sống mất dần cấu trúc và chức năng theo thời gian tạo ra áp lực lên tủy sống. Các lớp sụn khớp và xương dưới sụn bị tổn thương làm giảm dịch khớp và gây viêm nhiễm. Bào mòn sụn khớp khiến khớp bị đau nhức khi vận động và đi lại. 
Nguyên nhân
  • Thường xảy ra do tuổi tác, béo phì hoặc do di truyền khớp bị dị dạng. 
  • Chủ yếu là do tư thế ngồi sai, lao động quá sức và chấn thương gây ra bệnh thoái hoá.
  • Ảnh hưởng bởi những bệnh xương khớp khác như viêm khớp dạng thấp tăng khả năng thoái hóa khớp hơn 
Dấu hiệu 
  • Tạo ra các cơn đau, cứng khớp, sung khớp, khiến khớp bị biến dạng khó khăn trong vận động. 
  • Gây cứng cổ, đau lưng và các cơn ê buốt lan rộng tới chân hoặc cánh tay.
  • Nếu không được điều trị kịp thời sẽ trở thành bệnh mãn tính và khó điều trị dứt bệnh. 
  • Thường đau khớp gối, cột sống, cột sống lưng và khớp bàn tay.
  • Đau âm ỉ và kéo dài gây cứng khớp 
  • Phát ra tiếng khi cử động và biến dạng khớp. 
Bệnh thoái hoá khớp
 

Bệnh viêm khớp

Là tình trạng viêm và sưng ở một hoặc nhiều khớp khác nhau, gây đau và khó vận động. Tạo ra các cơn đau, sưng đỏ và cứng khớp rất khó chịu. 
Nguyên nhân
  • Bệnh viêm khớp là do sụn khớp bị thoái hoá khiến cho các đầu xương cọ sát vào nhau tạo cảm giác sưng đau và vận động kém.
  • Gây ra tình trạng sưng đỏ khó chịu ở các khớp 
Dấu hiệu
  • Thường gây ra các cơn đau nhức, sưng tấy, nóng đỏ tại các khớp tay và chân. 
  • Tần suất đau nhiều vào ban đêm nên gây mất ngủ và cứng khớp
  • Khiến bệnh nhân luôn trong tình trạng mệt mỏi, đôi khi bị sốt và chán ăn.
Bệnh viêm khớp

Viêm khớp dạng thấp 

Bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công lớp màng mỏng bao quanh khớp khiến xương và sụn bị viêm và tổn thương. Bệnh thường xảy ra ở nữ giới và vào độ tuổi trung niên. 
Nguyên nhân
  • Chủ yếu là do yếu tố di truyền. Nếu người thân trong nhà bị viêm đa khớp dạng thấp thì bạn cũng có thể mắc phải và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường nhiễm một số loại virus và vi khuẩn
  • Người hay hút thuốc lá có thể mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp và khiến bệnh phát triển tồi tệ hơn.
Dấu hiệu
  • Triệu chứng thường gặp là sưng, nóng, đau ở các khớp tay, chân và đau cả ngày lẫn đêm
  • Khiến người bệnh đau nhức và sưng viêm ở cả hai khớp đối xứng nhau như cả hai đầu gối hoặc hai cổ tay. 
Viêm khớp dạng thấp

Loãng xương 

Do giảm mật độ khoáng chất và cấu trúc trong xương làm xương yếu, giòn xương và dễ gãy.  Bệnh thường diễn ra âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng nên khá nguy hiểm. 
Nguyên nhân
  • Nguyên nhân chính là do tuổi tác cao và phụ nữ sau mãn kinh. 
  • Ngoài ra lão hóa và không cung cấp đủ chất dinh dưỡng hoặc do gen di truyền cũng là nguyên nhân gây loãng xương. 
Dấu hiệu
  • Thường xuyên đau nhức, cột sống bị đau kéo dài kèm theo các cơn đau cứng cơ và giật cơ. 
  • Chiều cao thay đổi do cột sống bị gù và vẹo 
  • Hay bị chuột rút, ớn lạnh và ra nhiều mồ hôi hơn bình thường. 
Loãng xương

Bệnh gout 

Đây là loại viêm khớp do nồng độ axit uric trong máu tăng cao, thúc đẩy kết tủa và bám vào khớp gây viêm sưng đỏ. Bệnh tạo ra các đau đột ngột, sưng đỏ và nóng khớp thường xuất hiện ở khớp ngón tay, chân và đầu gối. 
Nguyên nhân
  • Nguyên nhân chính là chế độ ăn giàu purin (thịt đỏ, hải sản), uống rượu bia và thói quen lạm dụng một số loại thuốc giảm đau. 
  • Bệnh thường gặp ở nam giới tuổi trung niên và phụ nữ sau mãn kinh.
Dấu hiệu
  • Khớp đau đột ngột và đau dữ dội kèm theo sưng tấy vào sáng sớm.
  • Cảm thấy đau và nóng rang khi chạm vào 
  • Cảm thấy xung quanh khớp ấm lên và chuyển sang màu sưng đỏ. 
Bệnh gout

Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống. Thường xảy ra khi cơ thể tác động mạnh đột ngột hoặc nền đĩa đệm bị thoái hoá, nứt, rách làm tác động đến thần kinh.  
Nguyên nhân
  • Nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh thường là do di truyền và tuổi tác 
  • Ngoài ra vận động mạnh, ngồi sai tư thế, chấn thương, bị thừa cân cũng gây nên thoát vị đĩa đệm 
Dấu hiệu
  • Thường xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau tạo ra nhiều cơn đau khác nhau như cổ, vùng lưng dưới, bắp chân, vùng vai, cẳng tay,...) 
  • Tạo ra các cơn đau nhức, tê chân tay gây khó khăn trong vận động 
Thoát vị đĩa đệm

Đau thần kinh tọa 

Tình trạng đau xuất phát từ việc chèn ép hoặc kích thích thần kinh tọa, khiến cơ đau lan từ cột sống lưng xuống mỗi chân. 
Nguyên nhân
  • Người thừa cân béo phì, tuổi tác cao và ngồi một chỗ lâu có nguy cơ mắc bệnh cao.
  • Bị thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống thắt lưng, trượt đốt sống cũng dẫn đến đau thần kinh tọa 
Dấu hiệu
  • Tạo ra các cơn đau buốt, tê từ mông xuống đùi, bắp chân và có thể lan đến bàn chân, thường chỉ xảy ra ở một bên.
  • Đau nhói vùng lưng, đau hông. Nóng rát hoặc ngứa ở chân
  • Cơn đau xuất hiện ở chân khiến cơ thể khó đứng dậy gây tê chân. 
Đau thần kinh tọa

Bệnh vẹo cột sống 

Vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị cong sang một bên, lệch khỏi vị trí ban đầu và xoay phức tạp. Bệnh ảnh hưởng xấu đến dáng đi và vẻ bề ngoài và gây hại đến cột sống. 
Nguyên nhân
  • Bệnh này có thể xảy ra ở nội lứa tuổi. Thừa là do bẩm sinh và khi tập ngồi, tập đi quá sớm khi sương còn yếu
  • Tư thế ngồi sai khi học tập và làm việc khiến cột sống bị lệch. 
  • Chiều dài chân không đồng đều, còi xương, suy dinh dưỡng, loãng xương cũng dễ gây vẹo cột sống. 
Dấu hiệu
  • Gai đốt sống bị vẹo không thẳng hàng 
  • Ảnh hưởng đến vai khiến vai không đều bên thấp bên cao và xương bả vai nhô ra bất thường.
  • Xương sườn lồi lên và thân lưng mất cân đối 
Bệnh vẹo cột sống

Ăn gì tốt cho bệnh xương khớp ?

Các thực phẩm nên ăn khi bị xương khớp

  1. Thực phẩm giàu omega 3: Axit béo Omega 3 giúp kháng viêm, giảm sưng khớp. Có nhiều trong cá cơm, hàu, hạt chia,....
  2. Các loại rau xanh: Trong rau chứa nhiều vitamin và chất xơ giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa. Bông cải xanh, cà rốt, bí, cải xoăn, cần tây,.. Chứa nhiều vitamin K ngăn ngừa bệnh loãng xương. 
  3. Các loại nấm: Nấm có khả năng ngăn ngừa thoái hoá và hỗ trợ hấp thụ vitamin D chống còi xương và nuôi dưỡng xương khớp luôn hoạt động linh hoạt. Ví dụ, nấm hương có thể chống còi xương và tê bì chân tay, mộc nhĩ giúp chống viêm. 
  4. Tỏi, hành: Đây là gia vị cung cấp vitamin C, Vitamin B6, kali, canxi, photpho và chất chống oxy hóa giúp chuyển hoá xương và nâng cao khả năng hấp thụ canxi giúp xương chắc khoẻ và làm giảm đau nhức.  
  5. Gừng: Gừng hỗ trợ giảm đau tốt và có tính ấm nóng nên khi đắp vào các chỗ đau, sưng sẽ giúp cơ bắp thoải mái và giảm đau, hỗ trợ lưu thông máu hiệu quả. 
  6. Trà xanh: Trong trà chứa một loại chất polyphenol chống oxy hóa rất mạnh, giúp chất diệt các gốc tự do và làm chậm quá trình lão hóa, hỗ trợ loãng xương. Trà ban cha còn hỗ trợ lọc máu, giải độc cơ thể và giúp giảm bớt thèm thức ăn âm tính hiệu quả. 
  7. Đậu phụ: Đậu phụ chứa nhiều canxi nên là thực phẩm tốt cho xương khớp và ngăn ngừa loãng xương hiệu quả  
Các thực phẩm nên ăn khi bị xương khớp

Các thực phẩm nên tránh bị xương khớp

  1. Đồ ăn nhiều muối và đường: Các thực phẩm như bánh kẹo, đồ uống có gas,...khiến tình trạng viêm trở nên trầm trọng và làm suy yếu xương, đẩy nhanh quá trình lão hoá xương nhanh hơn. Còn khi nạp nhiêu muối vào cơ thể, natri trong muối sẽ làm quá trình lão hoá tế bào dẫn đến thoái khớp do mất canxi trong xương. 
  2. Đồ đóng hộp, chế biến sẵn: Bao gồm các loại thực phẩm như xúc xích thịt xông khói,...vì chứa nhiều đường và muối hoá học cùng chất bảo quản khiếm tình trạng viêm khớp nặng hơn. 
  3. Thức ăn chiên xào: Bao gồm các thức ăn nhanh, chiên nướng, chứa nhiều chất béo bão hoà làm tăng viêm nhiễm và các đau khớp. 
  4. Bơ sữa: Các sản phẩm có thành phần sữa động vật và các sản phẩm từ bơ sữa có thể đẩy nhanh kết dính tiểu cầu gây phản ứng viêm và đau nhức xương khớp nhiều hơn. 
  5. Các loại thịt đỏ: Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt dê, thịt heo,...chứa nhiều axit béo omega-6 làm tăng các cơ đau nhức do thoái hoá khớp và bệnh gout. 
  6. Rượu, bia: Các đồ uống có cồn tích tụ chất độc trong gan, gây mất nước làm gia tăng tốc độ lão hoá. 
Các thực phẩm nên tránh bị xương khớp
Các bệnh cơ xương khớp rất phổ biến ở Việt Nam. Xã hội ngày càng phát triển khiến cho căn bệnh không còn là nỗi lo của người lớn tuổi nữa mà người trẻ vẫn có khả năng mắc bệnh. Do cuộc sống bận rộn và tiêu thụ quá nhiều các loại thực phẩm khác nhau gây tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh. Nếu không thay đổi thói quen xấu này và chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm khi lớn tuổi hơn. Phần lớn những bệnh xương khớp đều có thể phát hiện và phòng tránh từ rất sớm. Để bảo vệ sức khỏe xương khớp bạn có thể bổ sung thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh. Tại Tiến Khang có các sản phẩm thảo dược thiên nhiên có lợi cho xương bạn có thể tham khảo như Joint Essentials giải quyết các bệnh xương khớp, mô sụn, phục hồi xương khớp và không có gây tác dụng phụ như các loại thuốc giảm đau khác trên thị trường hoặc viên nang thảo dược Paingo giảm các cơn đau viêm khớp, thấp khớp và thoái hoá khớp, phục hồi sụn khớp và tạo chất nhầy cho khớp. Chắc chắn bạn vẫn còn nhiều thắc mắc về sản phẩm nên hãy liên hệ ngay số hotline 0776 74 55 22 - 0779 74 55 22 để được đội ngũ tư vấn viên hỗ trợ nhanh nhất hoặc xem thêm thông tin sản phẩm và đặt hàng trên website https://tienkhang.com sớm nhất. 
Sau bài viết về các loại bệnh về xương khớp, Tiến Khang mong rằng bạn đã có thêm các thông tin cần thiết về các bệnh xương khớp. Cách tốt nhất nên làm để phòng tránh bệnh là hãy thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt ngay từ hôm nay để bảo vệ xương và sức khoẻ về sau. Khi gặp các triệu chứng của các bệnh xương khớp trên hãy đến bệnh viện thăm khám để chẩn đoán bệnh chính xác nhất và đưa ra cho mình giải pháp điều trị phù hợp nhất để tránh các biến chứng nguy hiểm đến sức khoẻ. 
Xem các thông tin hữu ích khác tại:
=> Nguyên Nhân Bệnh Viêm Khớp Âm - Gợi Ý Thực Đơn 1 Tuần Cho Bệnh Viêm Khớp Âm
=> Những Tác Dụng Phụ Của Thuốc Tây Mà Bạn Không Thể Ngờ Đến
=> Tổng Hợp Các Cách Giúp Tăng Cường Hệ Miễn Dịch Cho Người Cao Tuổi Tốt Nhất
Chia sẻ bài viết
Có thể bạn quan tâm
Về đầu
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng