Mất Ngủ Kinh Niên Là Gì: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Cải Thiện
Mất ngủ kinh niên là bệnh gì?
Mất ngủ kinh niên có thể gây ra tình trạng thoái hóa, ngộ độc tế bào và dẫn tới các bệnh lý về tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa, thừa cân, đái tháo đường... nặng hơn là tăng nguy cơ đột quỵ.
Nguyên nhân và triệu chứng của mất ngủ kinh niên
Nguyên nhân của mất ngủ kinh niên
- Áp lực, căng thẳng tinh thần: Khi gặp các vấn đề tâm lý như áp lực công việc, trầm cảm, tức giận, lo lắng quá nhiều, sang chấn tâm lý có thể làm rối loạn giấc ngủ dẫn đến mất ngủ.
- Thói quen ăn uống: Ăn quá nhiều và ăn quá no vào buổi tối, ăn các loại thực phẩm khó tiêu sẽ làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản gây tình trạng ợ chua, ợ nóng liên tục dẫn đến mất ngủ.
- Thói quen sinh hoạt: Sử dụng các loại thiết bị điện tử quá nhiều trước khi ngủ, ngủ không đều đặn, ngủ trưa nhiều,… đều có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ ban đêm.
- Thuốc: Các loại thuốc điều trị hen suyễn, huyết áp, thuốc dị ứng, thuốc lợi tiểu, thuốc tránh thai, … sẽ làm tăng nguy cơ mất ngủ và ảnh hưởng sức khỏe của bạn.
- Bệnh lý: Các nguyên nhân bệnh lý như ung thư, tiểu đường, bệnh tim, bệnh về xương khớp, tiêu hoá …cũng gây nên tình trạng mất ngủ kéo dài.
- Sử dụng chất kích thích: Các chất kích thích như rượu bia, trà, cà phê và các loại đồ uống chứa caffeine,… và chất nicotine có trong thuốc lá cũng có thể khiến bạn mất ngủ kéo dài và trầm trọng hơn. .
- Tuổi tác: Người lớn tuổi thường ngủ ngắn và dễ bị giật mình cho thần kinh suy giảm làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
- Ít hoạt động: Người ít vận động khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, uể oải, ngủ nhiều vào buổi trưa, và mất ngủ vào buổi tối.
- Do môi trường: Không gian ngủ chật hẹp, đông đúc, nhiều tiếng ồn, ánh sáng mạnh, không sạch sẽ, thiếu thông thoáng cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Do thay đổi hormone: Sự tăng, giảm các hormone trong thời kỳ kinh nguyệt, thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh, lúc mang thai,... cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ mãn tính.
- Thiểu năng tuần hoàn não: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Đó là hiện tượng thiếu oxy lên não khiến cho não bộ không được cung cấp đủ dưỡng chất nên hệ thần kinh trung ương bị suy nhược và sinh ra mất ngủ kinh niên.
Triệu chứng của mất ngủ kinh niên
- Ngủ không đủ giấc: Người bệnh thường ngủ chập chờn, chỉ từ 1-2 tiếng mỗi đêm và ngủ không sâu giấc. Mỗi tuần mất ngủ ít nhất 3 ngày, dù cơ thể mệt nhưng không thể ngủ được.
- Ngủ khó vào giấc: Người bệnh thường trằn trọc, không thể đi vào giấc ngủ được
- Giấc ngủ không sâu: Thường xuyên bị giật mình và tỉnh giấc và không ngủ trở lại được nữa.
- Thức dậy sớm: Do ngủ không sâu và thường xuyên thức giấc nên sẽ dậy sớm vào buổi sáng và cảm thấy trong người rất mệt mỏi khi thức dậy, không có năng lượng cho hoạt động ngày mới.
- Uể oải vào ban ngày: Do thiếu ngủ và dậy sớm khiến cho người bệnh thường cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày, cơ thể mất sức sống, uể oải, lờ đờ, không tỉnh táo và có thể xuất hiện ảo giác và sa sút trí nhớ.
- Bị trầm cảm: Thường xuyên lo âu, căng thẳng, trầm cảm không muốn chia sẻ với mọi người là tình trạng phổ biến của người bị mất ngủ kinh niên.
- Căng thẳng, dễ cáu giận: Mất ngủ ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh, họ sẽ cảm thấy đau đầu, bồn chồn, dễ cáu giận và stress. Dễ bị kích động và khó đưa ra quyết định sáng suốt.
Tác hại của mất ngủ kinh niên gây ra
- Thoái hóa và ngộ độc tế bào bên trong cơ thể.
- Nguyên nhân gây ra các bệnh lý huyết áp, tim mạch và làm tăng nguy cơ bị đột quỵ.
- Thức đêm dễ tạo ra thói quen ăn nhiều protein và chất ngọt làm tăng đường huyết và cholesterol gây ra bệnh huyết áp và béo phì.
- Ảnh hưởng đến sinh sản do giảm nồng độ hormone sinh sản và khó thụ thai.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý do virus, vi khuẩn tấn công cơ thể.
- Hệ thống miễn dịch dễ bị phá hủy theo, giảm sức đề kháng
- Tăng nguy cơ rối loạn tâm thần, suy giảm trí nhớ, dễ lo âu và trầm cảm.
- Giảm năng lực tập trung, không thể xử lý thông tin, giảm hiệu suất làm việc và học tập.
- Tăng nguy cơ tai nạn do luôn uể oải buồn ngủ, không tập trung khi lái xe…
- Giảm chất lượng cuộc sống, thiếu năng lượng, dễ suy nghĩ tiêu cực.
Cách cải thiện tình trạng mất ngủ kinh niên
Thư giãn
- Thư giãn thể chất: Tập luyện yoga hoặc ngồi thiền cũng là một cách trị bệnh mất ngủ tại nhà
- Massage: Các động tác massage tại khu vực đầu, mặt sẽ kích thích máu lưu thông lên não, từ đó giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ cũng như thêm khỏe khoắn, sảng khoái mỗi khi ngủ dậy.
- Xoa bóp hoặc bấm huyệt: Theo y học cổ truyền, phương pháp này giúp đả thông kinh huyệt, có thể giúp cải thiện sức khỏe tinh thần, xua tan mệt mỏi và dễ ngủ ngon hơn.
Ngâm chân bằng nước ấm
Chậu ngâm chân có nhiều chất liệu như sứ, gỗ hoặc các loại chậu có sóng siêu âm kích thích, chậu massage và giữ ấm nước đều rất hiệu quả để thư giãn. Có thêm cho vào một ít thảo dược thảo dược vừa giúp thải độc vừa giúp dễ ngủ hơn.
Thay đổi chế độ ăn uống
- Yến mạch: Là loại thực phẩm chứa carbohydrate, thành phần sản xuất serotonin tự nhiên và giúp ngủ ngon hơn.
- Sữa chua: Chứa axit tryptophan được chuyển hóa thành chất dẫn truyền thần kinh serotonin và melatonin duy trì giấc ngủ tự nhiên.
- Cá: Muốn có giấc ngủ ngon nên tăng cường bổ sung thêm cá vào trong thực đơn ăn uống hằng ngày bởi hàm lượng protein vô cùng dồi dào, tốt cho sức khỏe não bộ.
- Hạt sen: Có chứa alkaloid có tác dụng an thần, gây buồn ngủ và giảm căng thẳng, giúp ngủ ngon hơn.
- Cải bó xôi: Cung cấp một lượng kali lớn để bạn có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ.
- Rau diếp cá: Người lớn tuổi dùng rau này sẽ giúp dễ ngủ và có giấc ngủ sâu hơn.
- Cải xoăn: Chứa vitamin K, A, C… và các khoáng chất như magie và canxi giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và làm đẹp da.
- Vitamin B6: Có nhiều trong trứng, đậu xanh,...sản sinh hoocmon điều chỉnh giấc ngủ serotonin.
- Rong biển: Chứa tryptophan giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
- Mật ong: Mật ong có chứa insulin, thúc đẩy não bộ giải phóng tryptophan giúp bạn cảm thấy thư giãn và ngủ ngon hơn.
Dùng các loại tinh dầu
Một số tinh dầu giúp cải thiện giấc ngủ như tinh dầu hoa oải hương, tinh dầu hoa nhài, tinh dầu gỗ đàn hương và tinh dầu cam chanh đều vừa giúp ngủ ngon hơn, vừa có khả năng tăng cường sự tỉnh táo cơ thể.
Không dùng chất kích thích
Thay đổi thói quen trước khi ngủ
- Không uống quá nhiều nước trước khi ngủ: Khi đi ngủ sẽ làm bạn mắc tiểu vào giữa đêm khiến bạn thức dậy để đi vệ sinh và gián đoạn giấc ngủ.
- Các món ăn béo và cay: Các loại thực phẩm này khiến dạ dày phải hoạt động nhiều dễ dẫn đến trào ngược axit gây khó chịu và khó ngủ.
- Vận động với cường độ cao: Vận động quá mức gây tăng nhịp tim, khiến cơ thể bị kích thích cần nhiều thời gian để thư giãn nên khó đi vào giấc ngủ ngon.
- Suy nghĩ về công việc: Suy nghĩ quá nhiều khiến cảm thấy bồn chồn, căng thẳng, trằn trọc khó ngủ. Nên trước khi ngủ nên ngồi thiền định hay tập thở để giải toả tâm lý.
- Ngủ không cố định: Việc ngủ đúng giờ tạo thói quen nghỉ ngơi cho não bộ.
Thay đổi không gian ngủ
- Không có quá nhiều ánh sáng: Tránh ánh sáng tự nhiên chiếu thẳng vào phòng, cửa sổ có rèm che chắn ánh sáng và nên chọn đèn có ánh sáng nhẹ nhàng.
- Nhiệt độ phòng ngủ: Không nên để phòng ngủ quá nóng hoặc quá lạnh để ngủ ngon hơn.
- Màu sắc phòng ngủ: Chọn màu sơn tường, nội thất đơn giản, ưu tiên các gam màu nhẹ nhàng, dễ chịu để dễ đi vào giấc ngủ hơn.
- Không để thiết bị điện tử trong phòng: Hạn chế để tivi, các thiết bị giải trí trong phòng ngủ, ánh sáng xanh từ các thiết bị sẽ ức chế khiến não bộ và giấc ngủ..
Sử dụng sản phẩm hỗ trợ hệ thần kinh
Trong Đông Y các thảo dược bổ não và cải thiện giấc ngủ như Đan Sâm, Thược Dược, Bồ Công Anh, Vỏ Cây Liễu, Mẫu Đơn Bì, Bạch Quả, Cát Căn, Thiên Ma ,.. Và các vị thuốc này đã được tiến sĩ người Úc tổng hợp và nghiên cứu thành viên nang thảo dược Neurozeal.
Đây là viên uống thảo dược không phải thuốc ngủ. Thành phần gồm 18 loại thảo dược giúp cải thiện chức năng não bộ và hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến rối loạn hệ thần kinh và suy thoái tế bào não như đau nửa đầu, động kinh, parkinson và bệnh mất ngủ kinh niên. Khi sử dụng sẽ giúp cho bạn khôi phục hệ thần kinh nhanh chóng, mang lại cho bạn trí nhớ tốt cùng một giấc ngủ ngon hơn. Nên sử dụng liệu trình liên tục từ 2 đến 3 tháng kết hợp với chế độ ăn uống quân bình âm dương để thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất.
Tại Việt Nam, cửa hàng Tiến Khang là đại lý chính thức chuyên cung cấp các sản phẩm thảo dược từ công ty G&W Aust Pty Ltd của Úc trong đó có thảo dược Neurozeal . Vì thế, lựa chọn mua tại đơn vị chúng tôi bạn sẽ nhận được sản phẩm chính hãng 100%. Ngoài ra, chúng tôi còn có đội ngũ chuyên gia hướng dẫn cho bạn cách áp dụng lối sống thuận tự nhiên kết hợp cùng trợ phương để đẩy nhanh quá trình chữa bệnh và lập lại quân bình, ngăn ngừa bệnh tật ghé thăm. Hãy liên hệ qua số hotline 0776 74 55 22 - 0779 74 55 22 để được tư vấn về liều dùng và đặt hàng sớm nhất.
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho người bệnh hiểu hơn về tình trạng mất ngủ
kinh niên, cách cải thiện tình trạng mà không cần dùng thuốc ngủ. Nếu bạn thấy có biểu hiện bất thường về giấc ngủ, hãy thăm khám về hệ thần kinh sớm để điều trị kịp thời, hạn chế bệnh tiến triển nặng thành bệnh mạn tính.. Bên cạnh việc tìm hiểu và áp dụng các phương pháp điều trị mà Tiến Khang gợi ý bạn nên thay đổi lối sống để giúp ta đối phó với tình trạng mất ngủ này. Hãy luôn lắng nghe cơ thể, tìm hiểu về nguyên nhân gây ra bệnh và đừng ngần ngại tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia khi cần thiết.
Xem thêm các thông tin hữu ích khác tại:
=> Viêm Xoang Mũi: Nguyên Nhân, Gợi Ý Thực Đơn Thực Dưỡng 1 Tuần
=> Những Tác Dụng Phụ Của Thuốc Tây Mà Bạn Không Thể Ngờ Đến
=> Cách Khắc Phục Trào Ngược Dạ Dày Gây Hôi Miệng Cực Hiệu Quả Tại Nhà