• 0776 74 55 22
  • 0979 00 55 22
  • 0779 74 55 22
  • 0978 17 45 30

Thiếu hụt vitamin B12 gây bệnh gì và cách bổ sung từ thực phẩm

Ngày đăng12/09/2024
232Lượt xem
Nguồn tintienkhang.com
0
Vitamin B12 có nhiều trong các loại thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày như cá, rau củ quả, ngũ cốc,.... Việc cân bằng chất dinh dưỡng trong cơ thể rất quan trọng, nên nếu cơ thể bị thiếu hụt các loại vitamin có thể gây ra một số căn bệnh từ nhẹ đến nặng. Vậy thiếu hụt vitamin B12 gây bệnh gì và cách bổ sung vitamin này như thế nào để mang lại hiệu quả để cải thiện vấn đề sức khỏe. Hãy cùng Tiến Khang tìm hiểu trong bài viết bên dưới nhé! 

Tại sao lại thiếu Vitamin B12?

Vitamin B12 thường có sẵn trong các loại thực phẩm tự nhiên hàng ngày nhưng có một người gặp khó khăn khi hấp thụ dẫn đến thiếu hụt vitamin B12.

Cơ thể không dung nạp Vitamin B12

Cơ thể gặp vấn đề khó khăn trong khả năng hấp thu Vitamin B12 của cơ thể kém, chỉ đạt khoảng 2% tổng hàm lượng dinh dưỡng có trong thực phẩm. Hệ tiêu hóa sẽ tiết ra một loại Protein đặc hiệu có khả năng liên kết với Vitamin B12 và hòa tan vào máu để đi nuôi cơ thể. 
Những người tuổi càng cao khả năng hấp thụ càng kém nên tăng nguy cơ thiếu hụt Vitamin B12 cao hơn. 
Nguy cơ thiếu vitamin sẽ cao hơn ở những người sau:
  • Người thiếu máu: Người bị thiếu máu khiến cơ thể khó hấp thu Vitamin B12 hơn.
  • Bị viêm teo dạ dày, niêm mạc dạ dày: Lúc này chức năng dạ dày kém hơn, khả năng tiêu hóa và hấp thu vitamin B12 bị ảnh hưởng và suy giảm.
  • Rối loạn dạ dày, ruột non: Những người bị rối loạn do ký sinh trùng, bệnh Celiac, bệnh Crohn,...có thể không có khả năng hấp thụ đủ vitamin B12 và gây cản trở hoạt động của các cơ quan.
  • Các bệnh lý về hệ miễn dịch như Lupus miễn dịch,…
  • Sử dụng thuốc trị bệnh: Thuốc ức chế, thuốc tiểu đường,..cũng làm giảm khả năng hấp thụ vitamin B12. 
Cơ thể không dung nạp Vitamin B12

Những người không nhận đủ vitamin B12

  • Người ăn thuần chay
Những người theo chế độ ăn thuần chay, hoàn toàn thực vật thường không nhận đủ vitamin và khoáng chất. Và vitamin B12 lại có nhiều trong thịt, sữa, phô mai, trứng là chủ yếu từ đó dẫn đến thiếu hụt loại vitamin này. Để bổ sung đủ lượng vitamin cần thiết thường phải ăn nhiều loại hoặc bổ sung vitamin B12 dạng uống để đảm bảo sức khỏe.
Những người không nhận đủ vitamin B12
  • Người ăn kiêng
Những người ăn kiêm chủ yếu ăn nhiều chất xơ, hạn chế protein, chất béo nên học ăn ít hoặc không ăn thực phẩm động vật giống người ăn chay nên cũng không nhận đủ vitamin B12 từ chế độ ăn uống hàng ngày. 
Những người không nhận đủ vitamin B12

Thiếu Vitamin B12 gây ra bệnh gì?

Nếu thiếu Vitamin B12 nhẹ, có thể bệnh nhân sẽ không xuất hiện triệu chứng và bệnh lý thông thường và có thể khắc phục bằng cách ăn uống đầy đủ chất. Tuy nhiên, nếu không được bổ sung kịp thời hoặc không nhận ra tình trạng thiếu dinh dưỡng sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như:

Cơ thể mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt

Thiếu Vitamin B12 cũng dẫn đến thiếu máu, suy nhược, mệt mỏi, cơ thể kiệt sức, hay buồn ngủ,… Tình trạng này kéo dài thường nhầm lẫn với triệu chứng suy nhược, thiếu ngủ, làm việc quá sức thông thường. Nhưng đã cố gắng ngủ nhiều và thay đổi chế độ ăn uống mà bệnh  không thuyên thì tình trạng bệnh có thể đã nghiêm trọng hơn, lúc này bận cần đến cơ sở y tế để kiểm tra nồng độ Vitamin B12 trong máu xem có đạt chuẩn không nhé và đừng chủ quan với sức khỏe của bản thân.
Cơ thể mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt

Tổn thương thần kinh

Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của hệ thần kinh nên nếu cơ thể thiếu hụt loại vitamin này trong thời gian dài có thể dẫn đến tổn thương, suy giảm thần kinh. Nặng nề hơn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như thoái hóa tủy sống, thoái hóa dây thần kinh ngoại biên, dây thần kinh thị giác,… Vitamin B12 giống như lớp bảo vệ dây thần kinh nên khi nó bị phá hủy có thể gây ra triệu chứng tê bì chân tay.
Tổn thương thần kinh

Giảm thị lực

Thiếu hụt Vitamin B12 có liên quan đến hoạt động của dây thần kinh thị giác từ đó người bệnh dễ bị suy giảm thị lực. Tình trạng này thường gặp ở những người bệnh suy dinh dưỡng, ăn chế độ thuần chay,....
Để tăng cường sức khỏe mắt, ngoài bổ sung Vitamin B12, bệnh nhân nên kết hợp bổ sung cả DHA và Vitamin E để tăng cường thị lực và ngăn ngừa bệnh về mắt. Bổ sung thích hợp t, đều đặn trong thời gian dài sẽ làm tăng thị giác và độ nhạy của võng mạc và giảm nguy cơ đục thủy tinh thể rất hiệu quả. 
Giảm thị lực

Rối loạn tiêu hóa

Các vấn đề tiêu hóa thường gặp như tiêu chảy, táo bón, bụng đầy hơi,..... cũng có thể xảy  ra khi cơ thể thiếu hụt Vitamin B12, nếu xuất hiện trong thời gian dài không điều trị có thể dẫn đến bệnh mạn tính và khó điều trị dứt điểm. Các triệu chứng này rất dễ để khắc phục bằng cách  bổ sung đủ lượng Vitamin B12 từ thực phẩm hàng ngày. 
Rối loạn tiêu hóa

Biến chứng khác

Thiếu vitamin B12 có thể gây ra triệu chứng thiếu máu hồng cầu, mất gai lưỡi, lưỡi to,...nặng hơn có thể dẫn tới suy tim và ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.
Khi cơ thể được cung cấp đủ Vitamin B12 trở lại, các triệu chứng trên sẽ giảm dần rồi biến mất.ư
Biến chứng khác

Cách bổ sung vitamin B12 từ thực phẩm 

Vitamin B12 được tìm thấy tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc động vật hoặc một số loại thực phẩm tăng cường. Thực phẩm có nguồn gốc thực vật không có nhiều vitamin B12 nên bạn cần điều chỉnh cân bằng giữa thực phẩm tự nhiên và uống bổ sung để cơ thể luôn được cung cấp đầy đủ dưỡng chất. 
Các loại thực phẩm giàu vitamin B12 chủ yếu trong động vật nên bạn có thể cân nhắc bổ sung bằng các loại thực phẩm sau:
  • Cá, thịt gia cầm, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa.
  • Động vật có vỏ như hàu, ngao,.. là một số nguồn cung cấp vitamin B12 tốt nhất.
  • Cải bó xôi là một trong những thực phẩm  giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và rất giàu vitamin B12, axit folic, vitamin C và sắt, giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu
  • Một số ngũ cốc ăn sáng, men dinh dưỡng 
  • Nấm hương cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin B12, chất xơ, chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa ung thư và tăng cường sức khỏe tim mạch.
  • Sản phẩm từ đậu nành, những người không dung nạp lactose có thể tiêu thụ sữa đậu nành có hàm lượng vitamin B12 và protein cao
  • Đậu gà là thực phẩm lành mạnh có thể thay thế thịt và cá. Vì đậu gà có hàm lượng vitamin B12 dồi dào, giúp duy trì mức năng lượng ổn định.
  • Rong biển là nguồn thực phẩm cung cấp vitamin B12 vô cùng dồi dào cho những người ăn chay. 
Cách bổ sung vitamin B12 từ thực phẩm
Như vậy, những dấu hiệu thiếu Vitamin B12 dễ gây nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác nên nếu gặp các dấu hiệu trên trong thời gian dài bạn nên đi thăm khám ngay để có biện pháp điều trị sớm nhất. Vitamin B12 là một loại chất thiết yếu cơ thể cần có. Tuy nhiên, việc bổ sung sai cách dẫn đến thừa hoặc thiếu vitamin B12 đều không có lợi cho sức khỏe. Qua bài viết trên, Tiến Khang cũng đã trả lời xong câu hỏi đầu bài là Thiếu hụt vitamin B12 gây bệnh gì và bạn nên bổ sung vitamin thường xuyên thông qua chế độ ăn uống hàng ngày nhé!
Xem các thông tin hữu ích khác tại:
=> Những Người Bị Trào Ngược Dạ Dày Nên Ăn Gì Để Nhanh Khoẻ
=> Đậu xanh không vỏ và có vỏ cái nào tốt?
=> Những tác hại của thiếu sắt và những thực phẩm chứa sắt tự nhiên
Chia sẻ bài viết
Tags
Có thể bạn quan tâm
Về đầu
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng