• 0776 74 55 22
  • 0979 00 55 22
  • 0779 74 55 22
  • 0978 17 45 30

Vì sao trái cây lại được liệt kê trong câu số 3?

Ngày đăng10/09/2024
52Lượt xem
Nguồn tintienkhang.com
0
Trong cuộc sống, chúng ta không thể phủ nhận rằng trái cây là một loại thực phẩm dinh dưỡng và được sử dụng nhiều từ xưa đến nay. Chúng vẫn được xem là một loại thực phẩm mọng nước, giàu dinh dưỡng như vitamin C, chất xơ, Kali, có thể giúp ngừa và góp phần tích cực trong chế độ ăn. Nhưng trong thực dưỡng, chúng ta cần hiểu rõ mặt lợi và mặt hại của các loại trái cây và vì sao trái cây lại được liệt kê trong câu số 3 - những thức ăn cần tránh. Cùng Tiến Khang tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Các loại thực phẩm trong câu số 3

Câu số 3 là một trong 33 câu hỏi có trong quyển 33 câu hỏi thực dưỡng do Lương y Trần Ngọc Tài biên soạn. Trong đó, câu số 3 sẽ liệt kê tất cả những loại thực phẩm cần tránh trong thời gian cơ thể chúng ta lặp lại quân bình. Đây đều là những thức ăn dễ gây mất quân bình cần hạn chế sử dụng lúc ban đầu như trái cây, sữa, một số loại rau củ quả, đồ uống có cồn, thức ăn nhanh, thịt cá,...

Vậy tại sao cần tránh những loại thực phẩm này trong quá trình quân bình cơ thể. Theo nghiên cứu và những kinh nghiệm đúc kết trong thực dưỡng Ohsawa, những thực phẩm kể trong đó là những loại quá âm hoặc quá dương, số còn lại là nước uống, bánh kẹo, chất kích thích lại chứa nhiều chất hóa học độc hại, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Nếu mà chúng ta sử dụng các loại thực phẩm trong câu số 3 quá nhiều trong một khoảng thời gian dài, thì cơ thể sẽ rơi vào trạng thái mất quân bình âm dương, dẫn đến việc mắc phải nhiều bệnh tật. Thế nên, lương y Trần Ngọc Tài đã áp dụng thực dưỡng hơn 50 năm kinh nghiệm đã liệt kê và khuyên mọi người cần tránh ăn những thực phẩm trong câu số 3 khi áp dụng thực dưỡng hiện đại, để cơ thể tự phục hồi và chữa lành mọi bệnh tật.
=> Tham khảo thêm: Những loại thức ăn cần tránh trong câu số 3
Thức ăn cần tránh trong câu số 3 thực dưỡng

Vì sao trái cây lại được liệt kê trong câu số 3

Trong thực dưỡng, các chuyên gia sẽ phân loại thực phẩm theo tiêu chí âm dương, các loại có màu tím, chứa nhiều Ka li (K), nhiều nước là các thực phẩm có thiên hướng âm. Trái cây là loại thực phẩm rất âm, sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Tính âm nằm ở màu sắc, vị chua ngọt và hàm lượng nước trong đó, cụ thể là 4 yếu tố sau:
  • Hầu hết trái cây đều chứa rất nhiều nước, 90% là nước
  • Hàm lượng Vitamin C (axit ascorbic) khá cao
  • Vị ngọt của trái cây được tạo ra nhờ hàm lượng đường Fructozo cao
  • Hàm lượng Kali trong trái cây nhiều, dẫn đến tỉ lệ K/Na >5, trong khi tỉ lệ khuyến nghị tốt cho sức khỏe cân phân giữa K/Na là 5.
Vậy tại sao những yếu tố này lại là nguyên nhân khiến cho trái cây được xếp vào thực phẩm câu số 3 cần tránh ăn trong thực dưỡng.

Vitamin C - “con dao 2 lưỡi”

Vitamin C là một thành phần dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể, thường giúp cơ thể thải độc tố, tuy nhiên cơ thể ta lại chỉ cần một lượng ít vitamin C trong quá trình biến dưỡng và có thể tự tổng hợp vitamin C từ tuyến thượng thận. Vì vậy khi bổ sung một lượng lớn Vitamin C từ bên ngoài vào hoàn toàn không cần thiết sẽ khiến cho các tuyến nội tiết trong cơ thể dần mất đi khả năng điều tiết hormone vốn có của mình. Khả năng thải độc của cơ thể dần bị suy yếu, dẫn đến lượng axit máu cao, khiến con người ta sẽ cảm thấy nóng nực, khó chịu, nổi mụn và mẩn ngứa trên cơ thể. 

Khi đó, dưới tác động âm tính của vitamin C, các chất kiềm (muối) trong xương tủy sẽ được “ra quân” để trung hòa axit lại trong máu, khiến chúng ta cảm thấy sảng khoái. Tuy nhiên, khi lượng kiềm này sắp hết, ảnh hưởng của lượng âm từ trái cây sẽ làm cho các gốc bệnh đi vào sâu trong cơ thể, làm suy yếu các cơ quan thải độc như thận. Khi cơ thể bắt đầu có dấu hiệu sỏi thận, tiểu mất tự chủ, cũng là lúc cơ thể chúng ta bị âm hóa trầm trọng. 
Vitamin C trong trái cây - con dao hai lưỡi

Đường Fructozo - mang lại sự tỉnh táo nhưng bất ổn định

Như đã trình bày, trái cây rất âm, nhất là các loại trái cây ngọt lịm, sẽ làm cho nhịp tim của chúng ta đập nhanh hơn. Khi đó, các bộ phận trong cơ thể như gan, thận vốn là những cơ quan dương sẽ bị đốc thúc hoạt động, làm cho cơ thể trở nên hưng phấn hơn. Đó chính là nhờ thành phần đường Fructozo có trong cái cây, nhưng đây chỉ là sự kích thích, sẽ bất ổn ngay sau đó, con người sẽ rơi vào trạng thái bực bội và lo lắng khi giảm đường huyết. Vì vậy, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng, sau khi ăn trái cây, người ta sẽ có tinh thần lao vào công việc, nhưng rồi nhanh chóng cảm thấy xuống sức, bủn rủn tay chân. 

Tỉ lệ K/Na vượt ngưỡng tỉ lệ vàng

Trong sinh học, luôn có một tỉ lệ vàng của sức khỏe là lượng Ka( Âm)/Na(Dương) bằng 5. Nếu cao hơn 5 tức là cơ thể chúng ta đã thiên về âm. Các loại trái cây vốn đã sở hữu một lượng lớn K, nhiều hơn so với Na. Khi cơ thể thu nạp nhiều quá nhiều K, và không cân bằng Na lại sẽ tạo ra sự trương nở mạnh, khiến người âm lại càng thêm âm. Các biểu hiện như việc giảm hăng hái, suy nghĩ châm, sợ hãi, lo lắng, ngờ vực, hoang tưởng, trầm cảm hay ớn lạnh sẽ xuất hiện nhiều hơn và xuất hiện ở mọi độ tuổi, mọi công việc,.... 
Hàm lượng Kali trong trái cây

Nên ăn trái cây thế nào cho đúng theo thực dưỡng hiện đại?

Nếu bạn là người tạng âm, đang mắc các bệnh về tinh thần như nhút nhát hay lo sợ thì hãy từ bỏ trái cây nếu không muốn cơ thể trở nên tồi tệ hơn. Chỉ cần sử dụng trái cây thường xuyên một thời gian dài thì cơ thể bạn sẽ xuất hiện nhiều hiện tượng như đi tiểu nhiều, tiểu trắng,... Tuy nhiên, nếu trước đó đã sử dụng một lượng thịt cá khá nhiều, lượng muối Natri(dương) vẫn còn đó, trái cây sẽ có tác động tích cực trong thời gian đầu, rất khó nhận thấy hậu quả. Về lâu dài, lượng dự trữ này hết, lúc đó các vấn đề tiêu cực sẽ kéo đến.

Vậy nhìn chung, những người có thể dùng trái cây là những người dương tạng, khỏe mạnh, ăn nhiều thịt, những người ở xứ nhiệt đới, hay đổ mồ hôi và lao động nhiều. Những người không nên dùng trái cây là những người suy nhược cơ thể lâu ngày, âm tạng bẩm sinh, huyết áp thấp, hay say xe, và mắc các bệnh lý như ung thư, tiểu đường, suy thận,...

Đi sâu vào thực dưỡng, chúng ta cũng có thể dùng một ít trái cây bằng cách loại bỏ tính âm của nó đi, có thể là ăn chung với muối. Thực dưỡng Ohsawa chỉ khuyên chúng ta dùng ít trái cây như sau:
  • Trái cây đúng mùa tại nhà không chất bảo quán, không chất hóa học, không thuốc trừ sâu
  • Trái cây ôn đới như táo, lê, dâu tây sẽ không âm
  • Một số cách chế biến có thể giảm âm như bỏ lò, hấp chín >70 độ như hấp chuối chín làm bánh chuối, hoặc rắc muối kèm theo
Ngoài ra, để thay thế các loại trái cây, bạn có thể bổ sung các loại khoáng chất từ vỏ cám gạo lứt, hạt kê, hoặc các loại củ dương như sắn dây, cà rốt, ngưu bàng, các loại trà, hoặc các loại tương cổ truyền như miso để phục hồi chức năng thận. Nếu như cơ thể còn đọng nhiều muối cũ thì bạn có thể dùng nước trà đậu đỏ, phổ tai hoặc nước râu ngô để cải thiện tình hình. Sức sống sẽ được cải thiện nếu bạn tránh xa các loại thực phẩm câu số 3 và ăn theo câu số 5 trong thực dưỡng. 
=> Tham khảo thêm: Những loại thức ăn nên ăn trong câu số 5
Ăn trái cây thế nào cho đúng?
Có thể khẳng định một điều rằng, khi đã bắt đầu bước đến với thực dưỡng, chúng ta cần phải nắm kỹ kiến thức về các loại thực phẩm được liệt kê trong câu số 3 hay câu số 5 để bảo vệ cơ thể của mình. Bài viết mà Tiến Khang đúc kết chia sẻ từ quyển thực dưỡng Ohsawa đã kể ra những lý do vì sao trái cây lại được liệt kê trong câu số 3 - những thực phẩm cần tránh ăn. Có thể hôm nay trái cây làm bạn sảng khoái những ngày hôm sau lại khiến bạn mệt mỏi, mất sức nhanh chóng. Vì vậy, từ bây giờ hãy hạn chế sử dụng loại thực phẩm âm này, bổ sung cho cơ thể các dưỡng chất khác tốt hơn như gạo lứt, rau củ, ngũ cốc hạt, một ít nước tương Miso, hay một chút cá con. Dần dần bạn sẽ nhận thấy trái cây không phải là thành phần thiết yếu của cuộc sống này.
Chia sẻ bài viết
Có thể bạn quan tâm
Về đầu
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng