Vì sao người Châu Á lại có tỉ lệ mắc bệnh suy thận cao hơn so với người Châu Âu, Châu Mỹ?
Trong 20 năm qua, trên toàn thế giới số ca lọc máu do bệnh suy thận giai đoạn cuối tăng đến 165%. Ở Việt Nam dạo gần đây, số ca suy thận ở người trẻ cũng ở mức báo động cho thấy mức độ nguy hiểm ngày càng tăng lên. Để mở rộng vấn đề, tìm hiểu thực trạng cũng như nguyên nhân của căn bệnh này Tiến Khang sẽ mang đến bài viết “Vì sao người Châu Á lại có tỉ lệ mắc bệnh suy thận cao hơn so với người Châu Âu, Châu Mỹ?, cùng tìm hiểu ngay nhé!
Vì sao người Châu Á lại có tỉ lệ mắc bệnh suy thận cao hơn so với người Châu Âu, Châu Mỹ?
Thực trạng tình hình suy thận trên thế giới
Số liệu bên dưới sẽ dựa vào các báo cáo y tế, nghiên cứu khoa học và thống kê từ các tổ chức y tế uy tín như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Hiệp hội Thận học Quốc tế (ISN), và các cơ quan y tế quốc gia. Cụ thể như sau:
Tỷ lệ mắc bệnh suy thận ở Châu Á
Nhìn chung tại Châu Á, bệnh suy thận ở tất cả các nhóm tuổi đang tăng nhanh hơn các nước phát triển phương Tây. Các quốc gia Châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, và Ấn Độ ghi nhận số lượng bệnh nhân suy thận tăng đáng kể trong những năm gần đây.
- Châu Á nói chung: Theo thống kê của BMJ Global Health, năm 2022 tỷ lệ bệnh nhân lọc cầu thận khu vực Châu Á là trên 7,2 triệu người. Theo một báo cáo của Hiệp hội Thận học Quốc tế (ISN), tỷ lệ mắc bệnh thận mãn tính (CKD) tại châu Á là khoảng 10-13% dân số.
- Nhật Bản: Nhật Bản có khoảng 13,3% dân số mắc bệnh thận mãn tính, trong đó tỷ lệ suy thận giai đoạn cuối đang gia tăng nhanh chóng .
- Trung Quốc: Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2020, tỷ lệ mắc bệnh thận mãn tính ở người trưởng thành Trung Quốc là khoảng 10,8% .
Trong khi tỷ lệ mắc bệnh suy thận tại các nước phát triển cũng đang gia tăng, nhưng tốc độ tăng và tỷ lệ mắc ở người Châu Á vẫn cao hơn đáng kể. Điều này tạo ra mối quan tâm lớn về nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa bệnh.
- Châu Âu: Tỷ lệ suy thận giai đoạn cuối ở Châu Âu khoảng 0,1-0,2% dân số. Tỷ lệ mắc suy thận cao tại các nước này thường là do tỷ lệ dân số già, mắc tiểu đường và tăng huyết áp cao.
- Pháp: Khoảng 90.000 người đang sống nhờ lọc máu hoặc ghép thận .
- Đức: Khoảng 0,12% dân số cần thay thận, nhưng có hệ thống y tế phát triển và khả năng tiếp cận điều trị tốt hơn so với các nước khác.
- Tây Ban Nha: Tỷ lệ mắc bệnh thận mạn tính khoảng 10,4%, tỷ lệ mắc suy thận giai đoạn cuối thấp hơn nhờ vào các chương trình sàng lọc và điều trị sớm.
- Châu Mỹ: Tỷ lệ mắc bệnh thận mãn tính chiếm khoảng 14,8% số người trưởng thành tại Hoa Kỳ, một con số cao so với nhiều quốc gia khác nhưng điều kiện kinh tế và hệ thống y tế phát triển nên được tiếp cận lọc máu, thay thận tốt hơn.
Theo thống kê của Bộ Y tế, hàng năm Việt Nam có thêm 8.000 ca bệnh suy thận mới. Số bệnh nhân bị suy thận cần lọc máu hàng năm là khoảng 80000 người và chiếm 0,1% dân số. Chỉ trong năm 2022, số bệnh nhân chạy thận nhân tạo là trên 31.000 người và lọc màng bụng là trên 2000 người.
Tại Việt Nam, thực tế cứ 10 người bị tiểu đường sẽ sẽ có 3 người có nguy cơ gặp biến chứng tim mạch và bệnh thận cao. Còn bệnh nhân suy tim có khả năng bệnh thận mạn gấp 2 lần và ngược lại, người bệnh thận mạn có nguy cơ suy tim trên 2 lần. Nên có thể thấy suy thận, suy tim hay suy gan là những bệnh rất phổ biến và thường đi chung với nhau trong thời đại công nghiệp này.
=> Đây thực sự là gánh nặng cho các bệnh viện và kinh tế gia đình bệnh nhân. Ước tính chi phí lọc thận ở những người mắc suy thận giai đoạn cuối là 100-150 triệu/ người/ năm.
Nguyên nhân dẫn đến suy thận ngày càng cao ở Châu Á
- Yếu tố di truyền
- Thói quen ăn uống và lối sống
Nhiều người Châu Á có xu hướng ăn uống thiếu cân bằng dinh dưỡng, ít chất xơ, nhưng ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn công nghiệp nhiều hoá chất. Người Châu Á còn có xu hướng ăn nhiều thịt đỏ, đặc biệt là trong các bữa tiệc, dịp lễ khiến cơ thể tiêu thụ quá nhiều protein động vật có thể gây áp lực lên thận, làm tăng nguy cơ suy thận.
- Lối sống ít vận động
- Yếu tố kinh tế và y tế
Bên cạnh đó điều kiện chăm sóc y tế không đồng đều và khả năng tiếp cận dịch vụ y tế còn hạn chế ở nhiều vùng nông thôn châu Á khiến cho tỷ lệ mắc bệnh ngày càng cao và không thể chữa khỏi được.
- Điều kiện kinh tế: Bệnh thận thường không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu. Hầu hết những người mắc bệnh suy thận chỉ phát hiện ra bệnh khi ở những giai đoạn cuối nên đã đánh mất giai đoạn vàng để điều trị. Các nước Châu Âu thường quan tâm sức khỏe và khám sức khỏe định kỳ toàn diện hàng năm nên họ sẽ phát hiện bệnh và điều trị sớm hơn so với người Châu Á. Các phương pháp điều trị suy thận cần phải có nhiều tiền và vô nhân đạo (ghép thận) nên nhiều người bệnh không cầm cự được lâu và tử vong.
- Điều kiện y tế: Ở các nước phát triển như Châu Âu, Châu Mỹ tỷ lệ mắc bệnh thận cũng đang gia tăng, nhưng có sự khác biệt lớn giữa các quốc gia do yếu tố kinh tế, xã hội, và khả năng tiếp cận y tế của các nước này cao hơn Châu Á. Họ sở hữu những thiết bị y tế hiện đại thuận tiện trong chẩn đoán và phát hiện bệnh sớm hơn.
Kết luận
- So với các khu vực nói chung: Tỷ lệ mắc bệnh thận mãn tính và suy thận ở Châu Á và Châu Âu, châu Mỹ đều tăng trong những năm gần đây, dao động trong khoảng 10-15% dân số. Tuy nhiên, châu Á, lại ghi nhận tỷ lệ suy thận giai đoạn cuối cao hơn so với các nước phát triển khác.
- Tại Việt Nam nói riêng: Với khoảng 6-8% dân số mắc bệnh thận mãn tính và tỷ lệ trẻ hoá cao. Việt Nam đang đối mặt với thách thức lớn trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh suy thận. Cần có các biện pháp hữu ích và tích cực để nâng cao nhận thức, chủ động cải thiện sức khỏe. Trong đó việc áp dụng các phương pháp ăn uống và lối sống lành mạnh để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh thận là điều thiết yếu.
Cách cải thiện suy thận bằng phương pháp thực dưỡng hiện đại
Ăn uống quân bình âm dương
- Uống đủ nước: Mất nước khiến giảm lưu lượng máu đến thận và dẫn đến suy giảm chức năng của thận. Do đó, uống đủ nước mà cơ thể cần là một trong những thói quen tốt cho thận.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Lối sống thuận tự nhiên, để phục hồi chức năng thận cần nhớ ăn theo câu số 5 và tránh ăn theo câu số 3 trong quyển 33 câu hỏi thực dưỡng. Hạn chế ăn các món ăn giàu mỡ chế biến sẵn, vì các thực phẩm này chứa nhiều hoá chất cũng như các gia vị công nghiệp không thích hợp cho thận và gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Bạn nên bổ sung các thực phẩm ít đường và cholesterol, giàu chất xơ, ngũ cốc nguyên hạt và các loại rau xanh. Ưu tiên các thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên có lợi cho sức khỏe và các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin K như lòng trắng trứng, hạt mè, rau mùi…Tuy nhiên, người suy thận không dùng gạo lứt mà thay vào đó là gạo trắng xát dối 6 tháng sẽ tốt cho thận hơn.
- Giảm lượng muối nạp vào: Ăn quá nhiều muối làm tăng huyết áp, dễ dẫn đến tình trạng suy thận và hạn chế ăn những thực phẩm có tính cay nóng và nhiều gia vị công nghiệp.
- Không sử dụng các chất kích thích: Các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia, cà phê… không phải là nguyên nhân gây suy thận trực tiếp nhưng nó sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn. Nó gây ra tình trạng tăng huyết áp và tăng lượng calo dư thừa khiến bạn tăng cân và khó điều trị, phục hồi bệnh.
Suy thận có uống canh dưỡng sinh được không? - Canh dưỡng sinh có tác dụng kiềm hoá dòng máu và đưa cơ thể về trạng thái quân bình, giúp đào thải độc tố. Khi đó sẽ giảm được áp lực cho thận nên canh dưỡng sinh nhìn chung tốt cho người bệnh thận. Mỗi ngày nên uống từ 3-4 lần để đảm bảo đạt hiệu quả tốt nhất.
Quan trọng hơn hết là áp dụng đúng chế độ ăn thuận tự nhiên, tránh ăn câu số 3 và nên ăn những thực phẩm trong câu số 5. Điều đặc biệt là phải biết cách kết hợp thực phẩm và chế biến chúng sao cho quân bình nhất.
Chăm sóc ngoại khoa
- Hít thở không khí biển, tốt nhất là hằng ngày. Nếu không ở gần biển thì có thể sử dụng máy tạo oxy để trong nhà luôn có đủ lượng oxy và có độ tinh khiết cao nhất.
- Tắm nắng, tắm cát: Đây là phương pháp điều trị ngoại khoa đặc trưng của lối sống thuận tự nhiên, giúp loại bỏ lượng axit dư thừa qua làn da làm thận khỏe và hết đau nhức nên đây chính là phương pháp hỗ trợ chữa bệnh suy thận hiệu quả. Ngoài ra, cát biển giúp tẩy trừ các độc chất trong cơ thể nhất từ thức ăn hoặc các kim loại nặng như chì, thủy ngân, cadmium... Tùy tình trạng cơ thể có thể tắm cát từ 1 đến 2 tiếng khi sáng sớm.
Thay đổi lối sống
- Đi khám sức khỏe định kỳ: Để điều trị bệnh hiệu quả và nhanh chóng nhất bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện ra bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời.
- Tập thể dục thường xuyên: Là cách tốt để duy trì sức khỏe toàn điện, lựa chọn môn phù hợp với thể trạng của mình như bơi lội, đi bộ và đạp xe hoặc các môn nhẹ nhàng như yoga, thể dục nhịp điệu,...
- Quản lý các bệnh khác một cách hiệu quả: Bệnh tiểu đường và tăng huyết áp là các bệnh lý làm tăng nguy cơ gây bệnh suy thận. Vì thế, việc theo dõi bệnh chặt chẽ và tuân thủ phác đồ điều trị rất cần thiết. Chủ động kiểm soát chỉ số huyết áp và đường tại nhà hàng ngày hoặc định kỳ.
- Giảm căng thẳng: Căng thẳng và lo lắng có thể làm tăng huyết áp và nó ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của thận. Bạn có thể áp dụng phương pháp ngồi thiền hay cầu nguyện, tập tĩnh tâm có định hướng để tâm trạng và thể chất được giải toả và giảm căng thẳng tốt hơn.
Sử dụng các trợ phương thảo dược
Trong đó 2 trợ phương là Hồi Sinh Miễn Dịch - Immune Reviver hoặc Trường Sinh Miễn Dịch - LongeViver, MaxiBoost chính là những thảo dược cần thiết cho người đang mắc bệnh suy thận hoặc đang trong quá trình phục hồi sau bệnh.
- Hồi Sinh Miễn Dịch là một loại trợ phương có rất nhiều công dụng, có thể sử dụng được cho những người khỏe mạnh, người mất quân bình, người cần hồi phục sức khỏe sau cơn bạo bệnh. Kích thích cơ thể sản sinh ra các tế bào mới lành mạnh. Trong viên nang chứa đến 18 loại thảo dược khác nhau nên rất tốt cho sức khỏe người suy thận
- LongeViver là sản phẩm hỗ trợ sức khỏe cao cấp hơn khi được điều chế từ hơn 30 loại thảo dược quý khác nhau giúp bạn cân bằng âm dương, khỏe mạnh vượt trội. Hỗ trợ hồi phục sức khoẻ cho bệnh nhân suy thận phục hồi nhanh chóng hơn.
- Maxiboost có khả năng tăng cường chức năng thận, tạo điều kiện cho các tế bào thận được phục hồi nhanh chóng.
Áp dụng lối sống thuận tự nhiên để cơ thể có thể tự chữa lành được bệnh một cách tự nhiên mà không gây tác dụng phụ tổn hại đến sức khỏe là ưu tiên hàng đầu để phòng ngừa được mọi loại bệnh. Qua bài viết với chủ đề “Vì sao người Châu Á lại có tỉ lệ mắc bệnh suy thận cao hơn so với người Châu Âu, Châu Mỹ?. Tiến Khang hy vọng bạn hãy lắng nghe cơ thể của mình từ sớm, có ý thức khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn đầu. Điều này vừa giúp ngăn ngừa tiến triển thành suy thận mạn trong tương lai còn chủ động phòng ngừa nhiều tác nhân gây bệnh nguy hiểm khác cho cơ thể.
Xem các thông tin hữu ích khác tại:
=> Cảnh báo tình trạng gan bị suy giảm chức năng thông qua mụn
=> Vì sao đường ruột lại có mối quan hệ mật thiết với tuổi thọ?
=> Sỏi mật và sỏi thận hình thành như thế nào?