Khám phá quy luật chuyển âm sang dương và cách áp dụng vào chế độ ăn uống quân bình
Thông tin cơ bản về sự chuyển hóa âm sang dương
Khái niệm âm dương
- Âm: Tượng trưng cho các đặc tính tĩnh, lạnh, tối, mềm mại, hướng vào trong và nữ tính. Các yếu tố mang tính âm trong tự nhiên có thể kể đến như nước, đêm, màu đen, sự tĩnh lặng, và sự trì trệ.
- Dương: Đối lập với âm, dương biểu trưng cho các đặc tính động, nóng, sáng, cứng rắn, hướng ra ngoài và nam tính. Những yếu tố dương trong tự nhiên bao gồm lửa, ngày, màu trắng, sự chuyển động, sự năng động và sự phát triển.
Quy luật chuyển âm sang dương
Đây là quy luật động của tự nhiên, không phải là sự triệt tiêu của âm hay dương mà là một quá trình chuyển biến và cân bằng giữa hai yếu tố này. Điều này giúp duy trì sự ổn định, hài hòa trong vũ trụ và trong cơ thể con người. Ví dụ, khi một ngày dài tối tăm (âm) sẽ dần chuyển thành ánh sáng của bình minh (dương). Khi mùa đông lạnh giá (âm) kết thúc, mùa xuân và mùa hè ấm áp (dương) sẽ đến.
Quy luật này không chỉ áp dụng trong tự nhiên mà còn trong cơ thể con người. Tâm trạng buồn bã, mệt mỏi (âm) có thể được chuyển hóa thành phấn chấn, vui vẻ (dương) thông qua các hoạt động thể chất và tinh thần.
Điều quan trọng là sự chuyển hóa này không có nghĩa là âm hay dương mất đi mà chúng luôn tồn tại song song, bổ sung cho nhau, tạo nên sự cân bằng động. Sự chuyển hóa liên tục giữa âm và dương là chìa khóa giúp cơ thể và môi trường luôn duy trì trạng thái quân bình và khỏe mạnh.
=> Xem thêm: 7 Nguyên Lý Cân Bằng Âm Dương Trong Thực Dưỡng Ohsawa
Các biểu hiện của sự kiện chuyển âm sang dương
Trong cơ thể người
- Nhiệt độ cơ thể: Khi cơ thể bị lạnh (âm), các cơ chế sinh nhiệt tự động kích hoạt để giữ ấm, ví dụ như run rẩy.
- Hệ tiêu hóa: Khi ăn quá nhiều thực phẩm lạnh (âm), hệ tiêu hóa sẽ suy yếu, gây rối loạn tiêu hóa, làm giảm khả năng hấp thụ năng lượng. Sử dụng thực phẩm ấm (dương) như gừng, canh, súp nóng, trà bình minh giúp phục hồi tốt hơn.
- Hồi phục bệnh tật: Khi cơ thể suy yếu (âm), do ăn nhiều đồ âm, thì hãy bổ sung năng lượng, tập luyện, ăn uống cân bằng và nghỉ ngơi hợp lý sẽ phục hồi và tăng cường sinh lực (dương) nhanh hơn.
- Tinh thần: Tâm trạng u sầu, mệt mỏi (âm) có thể chuyển hóa thành vui vẻ, phấn khởi (dương) thông qua hoạt động thể dục, giao lưu xã hội, hoặc các bài tập thiền định giúp tăng cường năng lượng tích cực.
Trong thực phẩm theo thực dưỡng
Trong thực dưỡng nên ăn các thực phẩm ở gần mức quân bình, tránh thức ăn cực dương hoặc cực âm. Độ âm dương trong thực phẩm với nhau được sắp xếp như sau (từ cực âm sang cực dương):
Âm: đường trắng -> giấm -> đường tinh luyện -> rượu -> dầu ăn -> mật ong -> hoa quả -> nấm -> đậu phụ -> nước -> hạt-> đậu -> rau -> rong biển -> ngũ cốc -> sò hến -> cá sông -> xì dầu -> tương đậu miso -> cá biển -> muối biển -> chim -> bò lợn -> trứng -> muối tinh chế: Dương
Theo phân định âm dương, chúng ta nên ăn thực phẩm từ nấm đến muối biển để cân bằng âm dương trong ăn uống.
=> Xem thêm: Cách Cân Bằng Âm Dương Trong Ăn Uống - Thực Dưỡng Ohsawa
Ứng dụng chuyển âm sang dương
Trong thực dưỡng
- Muối: Muối có tính dương mạnh và có khả năng chuyển hóa thực phẩm từ âm sang dương. Khi thực phẩm được ủ muối, muối sẽ hút ẩm, làm thực phẩm khô hơn, từ đó tăng cường tính dương. Ví dụ: củ cải trắng âm hơn so với củ cải muối, hoặc chanh muối.
- Thời gian: Món ăn nấu lâu, hầm lâu hoặc lên men trong thời gian dài sẽ giúp giảm độ ẩm, từ đó tăng cường tính dương. Ví dụ: Các sản phẩm lên men như miso, tương, hoặc thực phẩm hầm lâu sẽ giúp tạo ra năng lượng dương cho cơ thể, hay là trà lâu năm dương hơn với lá trà non.
- Lửa: Rang, nướng, luộc thì nhiệt độ sẽ tăng lên, độ ẩm giảm xuống, làm tăng tính dương của thực phẩm. Ví dụ: Gạo lứt rang dương hơn so với gạo lứt thường, chuối hấp hay nấu thì dương hơn so với chuối sống.
- Sức ép: Sức ép giúp loại bỏ độ ẩm, làm cho thực phẩm khô hơn và từ đó tăng cường tính dương. Ví dụ, ép trái cây sẽ tạo ra phần bã khô hơn, loại bỏ độ ẩm, giúp chuyển hóa tính âm của trái cây.
=> Xem thêm: 4 phương pháp chuyển hóa âm dương thức ăn trong thực dưỡng
Trong y học
Những người có khí huyết yếu (âm) cần bổ sung năng lượng, kích thích khí huyết lưu thông bằng các bài tập như khí công, yoga, hoặc thực phẩm bổ dưỡng như cháo gạo lứt, canh dưỡng sinh.
Những người mắc bệnh tiểu đường, cơ thể có môi trường âm tính, họ thường bị lở loét và có vết thương lâu lành. Nếu như ăn quá nhiều đường (âm tính) thì cơ thể lại càng trương nở lở loét hơn còn nếu ăn có sử dụng muối (dương tính) thì cơ thể sẽ nhanh lành và vết thương se lại.
Trong đời sống hàng ngày
- Các hoạt động thể dục như chạy bộ, đi bộ, yoga giúp kích thích năng lượng dương trong cơ thể, đồng thời giúp giảm bớt sự trì trệ của năng lượng âm.
- Sử dụng ánh sáng tự nhiên như tắm nắng, giữ ấm vào mùa lạnh, tắm nước ấm, xông hơi bằng tinh dầu gừng, sả.
- Khi tâm trạng nặng nề (âm), tham gia hoạt động ngoài trời hoặc giao lưu để chuyển hóa tâm trạng tích cực (dương).
- Nếu tính chất công việc văn phòng, ít vận động tay chân thì nên hạn chế các thức ăn âm hơn. Ngược lại, nếu lao động tay chân có nghĩa là dương nhiều thì có thể sử dụng đồ âm như ít trái cây và nước.
Qua bài viết, Tiến Khang cũng đã chia sẻ đến bạn đọc một trong những phương pháp chuyển hóa âm dương là chuyên âm sang dương trong thực dưỡng, giúp bạn có thêm kiến thức để áp dụng vào hành trình chăm sóc sức khỏe của mình.
Xem các thông tin hữu ích khác tại:
=> Những Loại Thức Ăn Cần Tránh Trong Câu Số 3 Khi Áp Dụng Lối Sống Thuận Tự Nhiên
=> Những Loại Thức Ăn Cần Ăn Trong Câu Số 5 Khi Áp Dụng Lối Sống Thuận Tự Nhiên
=> Vì sao trái cây lại được liệt kê trong câu số 3 trong thực dưỡng hiện đại?