• 0776 74 55 22
  • 0979 00 55 22
  • 0779 74 55 22
  • 0978 17 45 30

Mắc bệnh tuyến giáp nên làm gì khi áp dụng thực dưỡng hiện đại

Ngày đăng11/04/2025
41Lượt xem
Nguồn tintienkhang.com
0
Tuyến giáp là cơ quan rất quan trọng, nó sản sinh ra các loại hormon để điều khiển thân nhiệt, điều hòa nhịp tim, duy trì cân nặng, sự trao đổi chất và quá trình sản xuất năng lượng trong cơ thể. Do đó, nếu tuyến giáp bị suy giảm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể. Chế độ ăn đóng vai trò quyết định giúp hỗ trợ, bổ sung và tăng cường chức năng cho tuyến giáp. Vậy khi mắc bệnh tuyến giáp nên làm gì và nên ăn thực phẩm nào để giảm nguy cơ khiến bệnh trầm trọng hơn. Hãy theo dõi hết bài viết bên dưới của Tiến Khang để tìm được câu trả lời nhé!.

Bệnh tuyến giáp là gì?

Bệnh tuyết giáp xảy ra do sự thay đổi cấu trúc mô học, Khi sản xuất quá ít hormone sẽ gây ra bệnh suy giáp khiến cơ thể mệt mỏi, tăng cân và không chịu được lạnh. Còn khi tạo quá nhiều hormone gây ra bệnh cường giáp khiến tim đập nhanh và sụt cân. Đây chính là hai rối loạn chính của tuyến giáp. Mỗi bệnh có những biểu hiện và phương pháp điều trị khác nhau.
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày đóng vai trò rất quan trọng tới quá trình điều trị các bệnh lý tuyến giáp. Một chế độ khoa học và hợp lý sẽ giúp hạn chế rối loạn hormone tuyến giáp, nâng cao thể trạng và củng cố sức khỏe tuyến giáp rất hiệu quả.

Nguyên nhân 

Tuyến giáp tạo ra các hormone giúp điều chỉnh sự trao đổi chất của cơ thể. Nếu tuyến giáp sản xuất quá nhiều hoặc quá ít hormone đều rất dễ bị mắc các bệnh tuyến giáp. Các nguyên nhân gây bệnh tuyến giáp bao gồm:
  • Thiếu hoặc thừa i-ốt
  • Do bẩm sinh 
  • Rối loạn tuyến yên 
  • Tác dụng phụ của xạ trị 
  • Hút thuốc lá 
  • Thường xuyên căng thẳng 
  • Chấn thương tuyến giáp 
Một trong những nguyên nhân tác động mạnh đến tuyến giáp đó là lối sống và chế độ ăn uống. Các yếu tố như tiếp xúc nhiều với môi trường ô nhiễm, ăn thức ăn công nghiệp chứa hóa chất độc hại hay stress, căng thẳng kéo dài. Chúng đều ảnh hưởng trực tiếp đến hệ nội tiết và gây mất cân bằng hormone. 
Không chỉ làm suy giảm tuyến giáp mà những yếu tố này còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tổng thể, khiến cơ thể mất quân bình nghiêm trọng. Bệnh tật không tự nhiên mà có, đó là do chính chúng ta có một lối sống sai với trật tự thiên nhiên. Chính vì vậy mà ngày nay kinh tế phát triển nhưng con người ngày càng mắc bệnh nhiều hơn.
Bệnh tuyến giáp là gì?
Bệnh tuyến giáp là gì?

Biểu hiện 

Khi tuyến giáp hoạt động bình thường, hoạt động trao đổi chất trong cơ thể được ổn định. Một số biểu hiện bất thường do thay đổi của tuyến giáp cần nhận biết sớm để có hướng điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm. Một số dấu hiệu nhận biết bệnh tuyến giáp như:
  • Thay đổi cân nặng (tăng cân, sụt cân thất thường) 
  • Nhạy cảm với nhiệt độ
  • Giấc ngủ thất thường 
  • Trầm cảm, mệt mỏi, lo lắng 
  • Gặp vấn đề về cổ và họng (sưng, đau, rát, khàn họng, khó thở,..) 
  • Da khô và nổi phát ban 
  • Tóc dễ gãy rụng và móng tay giòn 
  • Triệu chứng ở mắt (mắt đỏ, sưng, mờ, nhạy cảm với ánh sáng, chảy nước mắt,..)
  • Cơ, xương, khớp đau nhức

Mắc bệnh tuyến giáp nên làm gì?

Bệnh tuyến giáp có thể được kiểm soát thông qua chế độ ăn uống hàng ngày để bảo vệ sức khỏe, tránh bệnh chuyển biến nghiêm trọng hoặc tái phát lại. Vậy những thực phẩm người bệnh tuyến giáp nên áp dụng thực dưỡng hiện đại để điều chỉnh lại chế độ ăn của bình và dưa cơ thể trở về trạng thái quân bình vốn có. 

Ăn uống thuận tự nhiên 

Bệnh tuyến giáp là căn bệnh nguy hiểm và có nhiều biểu hiện khác nhau và có nhiều loại nên  việc ăn uống rất quan trọng trong quá trình điều trị. Đầu tiên cần tuân thủ những thực phẩm nên ăn trong câu số 5 và thực phẩm không nên ăn trong câu số 3 (33 câu hỏi đáp thực dưỡng). Dưới đây là hướng dẫn chung phù hợp với bệnh tuyến giáp như: 
Thực phẩm nên ăn
  • Ăn Natto Miso là thực phẩm lên men từ đậu nành, chứa enzyme nattokinase có tác dụng phân giải cục máu đông và giảm cholesterol xấu tích tụ ở các cơ quan như tuyến giáp . 
  • Ăn Tekka Miso là rau củ xào khô có ngưu bàng, cà rốt, củ sen, dầu mè và hatcho miso. Tương có tính dương mạnh, đảm bảo được đặc tính quân bình dựa trên các yếu tố ngũ hành của cơ thể. Có đặc tính kháng viêm và giải độc nên hữu ích cho người có vấn đề với tuyến giáp
  • Ăn Wakame (chứa nhiều Sắt và i-ốt) và Hijiki (chứa Canxi) giúp tạo máu, người ăn mặn thì một ngày chỉ ăn khoảng 3g, còn người ăn chay thì ăn khoảng 5g. Một tuần chỉ ăn 2 lần và thay đổi luân phiên cho nhau. Trong rong biển wakame có chứa một lượng lớn i-ốt, chất này sản xuất hormone tuyến giáp, giúp quá trình trao đổi chất và tổng hợp protein hoạt động trơn tru hơn. Những người thường xuyên ăn rong biển có tỷ lệ mắc bệnh bướu cổ thấp hơn những người không ăn. Wakame chính là một nguồn iốt tốt nên bạn có thể ăn liều lượng hợp lý hàng ngày. Còn Hijiki hỗ trợ xương và cơ bắp, nhưng cũng có lợi cho quá trình tạo máu giúp duy trì sức khoẻ tuyến giáp và cân bằng năng lượng. 
  • Đậu hủ chiên dầu mè nhưng lưu ý phải ép hoặc hút hết dầu thừa ra giấy, ăn cùng với củ cải sống nạo. Cung cấp một nguồn protein thực vật tuyệt vời, giúp cải thiện chức năng tuyến giáp
  • Xích tiểu đậu + phổ tai (ăn rất ít)+ bí rợ. Cá cơm kho hành baro hoặc nghệ 2 lần/tuần. Ăn ½ trứng gà với tương Tamari vào lúc 10 giờ sáng.
  • Nếu bị ốm, sụt cân thì thêm súp cá chép, súp hàu hoặc ăn váng cháo, chỉ uống nước súp không ăn thịt cá. 
  • Uống trà bình minh vào mỗi sáng để trục độc cơ thể và kích thích tiêu hóa.
  • Uống nước củ sen nấu với ngưu báng để uống, giúp làm mát cơ thể, giảm viêm nhiễm và hỗ trợ quá trình điều hòa nội tiết tố, có lợi cho những người bị bệnh tuyến giáp
Không ăn các thực phẩm sau
  • Lúa mạch, lúa mì (qua tinh chế): Hoạt động của tuyến giáp có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi thành phần gluten có trong bột mì, lúa mạch, lúa mạch đen. Đây là loại protein gây kích thích niêm mạc ruột non và có thể cản trở sự hấp thu các loại thuốc thay thế hormon tuyến giáp.
  • Thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp, chứa nhiều dầu mỡ: Tuyến giáp có thể bị ảnh hưởng bởi các chất như phụ gia, chất bảo quản có trong các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ đóng hộp. Do đó, bệnh nhân tuyến giáp cần tránh nhóm thực phẩm này. Ngoài ra, thực phẩm đóng hộp còn có hàm lượng Natri cao, và nhiều chất béo làm tăng huyết áp và không tốt cho sức khỏe người dùng.
  • Thực phẩm nhiều đường: Đường hay chất tạo ngọt như bánh kẹo, đồ ngọt chứa nhiều đường tinh luyện làm tăng nguy cơ gây thừa cân, béo phì. Nó ảnh hưởng đến hoạt động tuyến giáp, quá trình trao đổi chất và chuyển hóa đường diễn ra chậm hơn bình thường. Ngoài ra, tuyến tụy, gan cũng có thể bị tổn hại khi ăn quá nhiều đường tinh luyện, đường hoá học. 
  • Chất kích thích: Các chất kích thích như cà phê, rượu bia, thuốc lá, các đồ uống chứa cafein cũng là nguyên nhân làm phá huỷ hormone tuyến giáp trong cơ thể và khả năng sản xuất ra hormon của tuyến giáp. Do vậy, bệnh nhân cần bỏ thuốc lá, rượu bia và thay đổi thói quen uống cà phê mỗi ngày.
  • Tạm thời không ăn rong biển phổ tai Kombu (ăn riêng lẻ): Vì trong Kombu chứa nhiều photpho và là thực phẩm rất âm 

Trợ phương cần có cho bệnh tuyến giúp 

Đầu tiên là phải uống canh dưỡng sinh vì trong canh có thành phần củ cải trắng tốt cho bệnh nhân tuyến giáp giúp chống viêm sưng. Nấm đông cô và củ ngưu bàng chứa i-ốt, khoáng chất thiết yếu cho việc sản xuất hormone tuyến giáp, giúp duy trì chức năng tuyến giáp khỏe mạnh
Có thể bổ sung thêm trợ phương Age Reviver hoặc Immune Reviver để hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và nâng cao sức khoẻ tổng thể. Với nhiều loại thảo dược quý hiếm như Nhân sâm, Đông trùng hạ thảo, Nấm linh chi,...Cả hai sản phẩm đều hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa, phục hồi sinh lực, tăng cường miễn dịch và duy trì cân bằng âm dương, hồi phục sức khỏe sau bệnh nặng, phẫu thuật, hóa trị, xạ trị,..Nếu bạn đang dùng thuốc điều trị tuyến giáp, nên tham khảo ý kiến bác sĩ và chuyên gia trước khi sử dụng các sản phẩm này để tránh tương tác không mong muốn. 
Trợ phương cần có cho bệnh tuyến giúp
Trợ phương cần có cho bệnh tuyến giúp

Chăm sóc ngoại khoa

  • Đắp cao khoai sọ lên cổ: Có khả năng hút độc và giảm khối u, giúp lưu thông máu và giảm viêm
  • Thường xuyên đi bộ, phơi nắng:  Sáng sớm vào lúc 8h - 9h sáng tắm nắng và đi bộ.  Nếu đau khớp bạn nên đứng tại chỗ và tập bài đạt ma dịch cân kinh.
  • Tối ngồi thiền tĩnh tâm, cầu nguyện: Buổi tối bạn hãy dành 15 - 30 phút để niệm phật, ngồi thiền hoặc tập tĩnh tọa.
  • Quan sát phân đi cầu để điều chỉnh cho phù hợp: Ngoài ra, hãy theo dõi phân đi cầu mỗi ngày để biết được cơ thể có đang tiêu hóa tốt không. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn giúp phân được dẻo, có khuôn dài như hình xúc xích, màu phân vàng như trứng chiên quá lửa 
Chăm sóc ngoại khoa
Chăm sóc ngoại khoa

Chế độ ăn uống có thể tác động đáng kể đến các triệu chứng của tuyến giáp. Một số loại thực phẩm có thể cải thiện các triệu chứng và cũng có những thực phẩm làm bệnh nặng thêm. Tiến Khang hy vọng qua bài viết này bạn đã biết được nếu bị mắc bệnh tuyến giáp nên làm gì rồi chứ. Để cải thiện được tình trạng của bệnh, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời là rất quan trọng. Ngoài thay đổi chế độ ăn uống bạn nên kết hợp nhiều phương pháp điều trị để tối ưu hiệu quả và thời gian trị bệnh nhé!
Xem các thông tin hữu ích khác tại:
=> Thực phẩm tốt cho đường ruột cần biết nếu muốn sống lâu khỏe mạnh!
=> Bất ngờ với công dụng của rau diếp cá đối với thận mà ít ai biết đến!
=> Phương pháp thực dưỡng hỗ trợ bệnh Parkinson ở người cao tuổi
Chia sẻ bài viết
Tags
Có thể bạn quan tâm
Về đầu
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng