Vừa suy thận vừa tiểu đường thì nên ăn gạo trắng hay ăn gạo lứt?
Vừa suy thận vừa tiểu đường thì nên ăn gạo trắng hay ăn gạo lứt?
Đầu tiên là đi khám, chẩn đoán
- Thứ nhất là GFR (Tốc độ lọc cầu thận): Chỉ số này được xét nghiệm tại bệnh viện thông qua máu và nước tiểu. Giúp đo lường khả năng lọc máu của thận và xác định mức độ bệnh thận
- Thứ 2 là Triglixerit: Đây là một loại chất béo trong máu, chỉ số này càng cao thì có thể liên quan đến bệnh tim mạch hoặc gián tiếp ảnh hưởng sức khoẻ thận.
- Thứ 3 là Creatinin (Độ thanh thải hay độ lọc cầu thận): Đây là một dạng chất thải từ quá trình phân huỷ creatine trong cơ bắp và được thận lọc ra khỏi máu. Nếu chỉ số này cao tức là thận hoạt động kém và chất này tích tụ nhiều trong máu
Lựa chọn gạo trắng hoặc gạo lứt
- Đối với bệnh tiểu đường
-> Gạo lứt là lựa chọn được ưu tiên khi bị tiểu đường
- Đối với bệnh thận
-> Cơm trắng là lựa chọn phù hợp với bệnh suy thận hơn khi chức năng thận suy giảm. Tuy nhiên, người suy thận không nên dùng gạo trắng tinh chế trên thị trường mà thay vào đó là gạo trắng xát dối (Gạo ST25 xuất khẩu 6 tháng hữu cơ) sẽ tốt cho thận và an toàn sức khoẻ hơn.
- Vậy vừa suy thận vừa tiểu đường thì nên ăn gạo trắng hay ăn gạo lứt?
Việc ăn ít cơm trắng và có kiểm soát sẽ hỗ trợ tuỵ tạng hoạt động vừa phải và hiệu quả, không tạo gánh nặng thêm cho thận và không gây tác động quá lớn với đường huyết.
Ví dụ: Thường ngày bạn ăn 1 chén cơm trắng thì bây giờ chỉ ăn ⅓ - ⅕ chén cơm trắng nhưng mà cứ 2 tiếng ăn 1 lần. Hoặc ăn váng cháo gạo lứt và cơm gạo lứt kèm theo ít cơm trắng để nhả đường ra từ từ, không làm đường huyết tăng đột ngột, tốt cho tụy tạng, không cần phải làm việc nhiều.
Cách ăn mang lại hiệu quả cho cả tiểu đường và suy thận
- Chia thành nhiều bữa nhỏ: Trong một bữa ăn chia nhỏ thành 5-6-7 bữa ăn, không ăn một bữa rất có hại cho đường huyết, tránh tình trạng đường tăng đột ngột
- Ăn lượng vừa phải: Lượng gạo trắng cần hạn chế trong một lần ăn (chỉ ăn 1/3 chén/bữa hoặc có thể ăn kèm váng cháo gạo lứt, kem gạo lứt,..) để đảm bảo rằng lượng carbohydrate không quá nhiều, giúp hạn chế sự dao động đường huyết nhưng vẫn tránh gánh nặng cho thận.
- Kết hợp với thực phẩm giàu chất xơ và protein: Điều này sẽ làm chậm quá trình hấp thu glucose từ gạo trắng, có thể ăn cùng rau củ, đậu,...từ đó duy trì lượng đường trong máu ổn định hơn.
- Uống nước thường xuyên và duy trì vận động nhẹ nhàng
=> Kết luận: Việc chọn lựa ăn gạo trắng hay gạo lứt là vấn đề nang giải khi hai bệnh này có cách ăn khác nhau. Nhưng nếu bạn ưu tiên bệnh suy thận thì việc chọn trắng là hợp lý nhưng chỉ nên ăn ít và chia nhỏ thành nhiều bữa ăn thì sẽ hỗ trợ kiểm soát luôn cả đường huyết không bị tăng đột ngột đồng thời giảm áp lực lọc cho cả thận.
Phương pháp cải thiện bệnh thận và tiểu đường trong thực dưỡng hiện đại
Ăn uống quân bình âm dương
Hạn chế ăn các món ăn giàu mỡ chế biến sẵn, vì các thực phẩm này chứa nhiều hoá chất cũng như các gia vị công nghiệp. Không ăn nhiều muối và đường
Các món ăn tốt cho cả thận và tiểu đường như:
- Xích tiểu đậu với phổ tai kombu: uống nước xích tiểu đậu để hỗ trợ duy trì chức năng thận. Vừa giúp bổ máu, bổ thận vừa giúp giải nhiệt, kích thích tiêu hoá và hạ cholesterol xấu trong máu.
- Ăn váng cháo gạo lứt và kem gạo lứt: Đây là món ăn bổ dưỡng trong phương pháp thực dưỡng hiện đại. Dành cho người đang mất quân bình, người gầy, cơ thể khó hấp thu, ăn không tiêu, dạ dày yếu, người già không thể nhai,...Có thể thay thế bằng cháo rau củ GenKi để tiện lợi và tiết kiệm thời gian hơn.
- Uống đủ nước: Mất nước khiến giảm lưu lượng máu đến thận và dẫn đến suy giảm chức năng của thận. Do đó, uống đủ nước mà cơ thể cần là một trong những thói quen tốt cho thận.
Chăm sóc ngoại khoa
- Hít thở không khí biển: Bệnh nhân bị thần cần làm điều này hằng ngày. Nếu không ở gần biển thì có thể sử dụng máy tạo oxy để trong nhà luôn có đủ lượng oxy và có độ tinh khiết cao nhất.
- Tắm nắng, tắm cát: Đây là phương pháp điều trị ngoại khoa đặc trưng của lối sống thuận tự nhiên, giúp loại bỏ lượng axit dư thừa qua làn da làm thận khỏe và hết đau nhức nên đây chính là phương pháp hỗ trợ chữa bệnh suy thận hiệu quả. Ngoài ra, cát biển giúp tẩy trừ các độc chất trong cơ thể nhất từ thức ăn hoặc các kim loại nặng như chì, thủy ngân, cadmium... Tùy tình trạng cơ thể có thể tắm cát từ 1 đến 2 tiếng khi sáng sớm.
- Đắp cao khoai sọ lên vùng thận: Đắp cao là cách thải bỏ độc tố, giảm đau nhức rất tốt cho bệnh nhân bị bệnh thận. Sản phẩm bột cao khoai sọ của Tiến Khang được làm từ 100% khoai sọ nguyên chất. Sử dụng dạng bột sẽ giúp bạn ngăn ngừa được tình trạng ngứa da và cũng tiết kiệm được rất nhiều thời gian.
Sử dụng trợ phương hỗ trợ
- Hồi Sinh Miễn Dịch: Trợ phương này có rất nhiều công dụng, có thể sử dụng được cho những người khỏe mạnh, người mất quân bình, người cần hồi phục sức khỏe sau cơn bạo bệnh. Immune Reviver kích thích cơ thể sản sinh ra các tế bào mới lành mạnh. Trong viên nang chứa đến 18 loại thảo dược khác nhau nên rất tốt cho sức khỏe người suy thận.
- Glucopia: Đây là thảo dược tốt cho bệnh tiểu đường, hỗ trợ điều trị làm giảm các triệu chứng của bệnh nhanh chóng. Được điều chế từ 12 loại thành phần thảo dược thiên nhiên, không phải là thuốc có chứa Insulin. Cơ chế hoạt động của Glucopia là kích thích tụy tạng hoạt động tốt hơn, tự sản xuất insulin, điều hòa đường huyết, ngăn ngừa sự tăng cao lượng đường trong máu.
- Age Reviver: Khi bạn sử dụng Age Reviver sẽ giúp bồi bổ sức khỏe một cách toàn diện, tăng cường hệ thống miễn dịch, phòng chống bệnh tật, tăng cường chức năng sinh lý và giúp tăng thêm tuổi thọ. Thành phần gồm 15 loại thảo dược quý giúp tái tạo và làm gia tăng số tế bào trong cơ thể, tăng sức đề kháng, sút cân và kéo dài tuổi thọ
Qua bài viết trên cho thấy việc lựa chọn giữa gạo trắng và gạo lứt phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của từng người. Gạo lứt thì giúp kiểm soát đường huyết, gạo trắng thì hỗ trợ tốt cho bệnh thận. Do đó, việc kết hợp các nguyên tắc thực dưỡng hiện đại vào chế độ ăn của người suy thận và tiểu đường không chỉ đơn thuần là chọn loại gạo nào, mà còn là cách chế biến và liều lượng tiêu thụ hợp lý. Sự cân bằng và điều chỉnh linh hoạt trong này sẽ góp phần hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi diễn ra thuận lợi hơn. Vậy là Tiến Khang đã giải đáp xong câu hỏi vừa suy thận vừa tiểu đường thì nên ăn gạo trắng hay ăn gạo lứt? Dưới góc nhìn chuyên gia nhưng cần đi khám trước rồi mới áp dụng để tránh gây kiệt sức hoặc áp dụng không đúng gây tổn hại sức khoẻ nhé!
Xem các thông tin hữu ích khác tại:
=> Vì sao người Châu Á lại có tỉ lệ mắc bệnh suy thận cao hơn so với người Châu Âu, Châu Mỹ?
=> Những nguyên nhân khiến cho bệnh tật tái đi tái lại
=> Sự khác nhau giữa người ăn cơm trắng và người ăn cơm lứt