Vì sao người bị khối u không được ăn mè?
Thành phần và công dụng của hạt mè
Mè thường được dùng dạng hạt, bột hoặc dầu mè. Đây là nguyên liệu nấu ăn không thể thiếu của ẩm thực Trung Hoa và Nhật Bản.
Thành phần dinh dưỡng hạt mè
- Chất béo: Bao gồm các axit béo bão hòa và không bão hòa
- Nhiều chất xơ và protein
- Các vitamin E, B, K giúp cải thiện sức khỏe và chuyển hóa.
- Các khoáng chất như đồng, sắt, canxi, magie, natri, manga..cần thiết cho quá trình trao đổi chất, cần thiết cho sự phát triển của cơ thể..
- Các hợp chất chống oxy hóa: sesamin và sesamolin, phenolic có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương.
- Ngoài ra, nó còn chứa một lượng lớn các thành phần khác như: omega 3, omega 6,... tốt cho tim mạch
Lợi ích sức khỏe của hạt mè
- Tốt cho tim mạch: Do chứa omega 3, omega 6 giúp làm giảm các cholesterol xấu trong máu, ngăn cản tình trạng xơ vữa động mạch và phòng ngừa tăng mỡ máu từ đó giảm nguy cơ đột quỵ, đau tim đột ngột, nhồi máu cơ tim hiệu quả.
- Ổn định lượng đường và giảm cholesterol trong máu: Các axit béo giúp cải thiện đường huyết và giảm nguy cơ mắc tiểu đường.
- Hạn chế tình trạng thiếu máu: Lượng sắt trong mè giúp hình thành các tế bào máu, giảm tình trạng thiếu máu và tăng cường các quá trình trao đổi chất hơn
- Ngăn ngừa bệnh hô hấp: Giảm cơn thắt cơ và làm dịu cơn hen suyễn, bệnh phổi mạn tính gây khó thở….
- Giúp xương chắc khỏe: Các khoáng chất canxi, photpho và đồng có trong mè đen có vai trò quan trọng trong hệ thống xương khớp. Ngăn ngừa loãng xương và thoái hóa khớp,....
- Công dụng làm đẹp: Ngăn ngừa quá trình lão hoá, hỗ trợ điều trị mụn trứng cá, làm giảm viêm, sưng do mụn
- Các công dụng khác: Trị gàu, giảm ngứa, tốt cho răng miệng, hỗ trợ giảm cân và rất tốt cho quá trình phát triển cho trẻ nhỏ (dầu mè).
Vì sao người bị khối u không được ăn mè?
Nguyên nhân hình thành khối u theo phương pháp thực dưỡng hiện đại
Phương pháp thực dưỡng hiện đại cũng nhấn mạnh vào mối liên hệ giữa chế độ ăn uống, lối sống và sức khỏe, trong đó có khối u.
- Nên một chế độ ăn không cân bằng (thực phẩm chế biến sẵn, đường và chất béo bão hòa,..) có thể dẫn đến tình trạng viêm và tăng nguy cơ hình thành khối u.
- Các thực phẩm này đều chứa chất bảo quản, thuốc trừ sâu, hay các chất độc hại khác có thể làm tăng nguy cơ ung thư hoặc tích tụ độc tố thành khối u.
- Bên cạnh đó lối sống hay căng thẳng, thiếu ngủ và ít vận động cũng góp phần vào sự phát triển của khối u.
=> Nhưng hầu hết các khối u đều không được ăn mè hay muối mè trong quá trình điều trị.
Tại sao khối u không được ăn mè?
Omega-6 là một loại axit béo cần thiết cho cơ thể, nhưng khi tiêu thụ quá mức có thể kích thích các quá trình viêm nhiễm trong cơ thể.
Ở những người bị khối u, sự cân bằng giữa omega 3 và omega 6 rất quan trọng. Quá nhiều omega 6 có thể thúc đẩy quá trình viêm, điều này có thể làm tăng nguy cơ phát triển hoặc kích thích sự phát triển của các khối u.
Bên cạnh đó, chế độ ăn uống của người bị khối u cần phải cẩn thận để hạn chế các tác nhân có thể làm tăng viêm hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe chung.
Nên kể cả đang áp dụng thực dưỡng hiện đại để hỗ trợ điều trị bệnh liên quan đến khối u thì cũng không nên ăn các món có liên quan đến mè như dầu mè, muối mè,....
Hậu quả của việc ăn mè
- Gia tăng tình trạng viêm: Omega-6 có khả năng gây viêm, khi ăn thường xuyên cơ thể có thể rơi vào trạng thái viêm mãn tính. Từ đó làm suy yếu hệ miễn dịch, kích thích sự phát triển của khối u hoặc làm tăng khả năng di căn rất nguy hiểm.
- Thúc đẩy phát triển của tế bào ung thư: Tình trạng viêm kéo dài có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng của tế bào ung thư. Làm cho khối u phát triển nhanh hơn hoặc làm giảm hiệu quả của các liệu pháp điều trị trước đó.
- Suy giảm miễn dịch: Quá nhiều omega 6 trong cơ thể có thể gây rối loạn hệ miễn dịch, khiến cơ thể khó khăn hơn trong việc chống lại bệnh tật, bao gồm cả chống lại khối u.
- Rối loạn cân bằng dinh dưỡng: Mè chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhưng nếu người bệnh tiêu thụ quá nhiều đặc biệt là người áp dụng thực dưỡng cực đoan, chỉ ăn “gạo lứt muối mè” thì lượng omega-6 tăng cao dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và quá trình hồi phục.
Trên đây, Tiến Khang đã giải đáp xong câu hỏi Vì sao người bị khối u không được ăn mè. Hy vọng những thông tin trên giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng và lợi ích của mè mang lại. Khi mới bắt đầu áp dụng thực dưỡng hiện đại hãy tìm hiểu kỹ thông tin, không tự ý ăn gạo lứt muối mè mà cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi bắt đầu để tránh gây hại cho đến cho sức khoẻ nhé!
Xem các thông tin hữu ích khác tại:
=> Sự khác nhau giữa người ăn cơm trắng và người ăn cơm lứt
=> Những tác hại kinh khủng khi chúng ta chỉ ăn gạo lứt muối mè
=> Trợ phương trong thực dưỡng hiện đại là gì?