• 0776 74 55 22
  • 0979 00 55 22
  • 0779 74 55 22
  • 0978 17 45 30

Viêm Xoang Mũi: Nguyên Nhân, Gợi Ý Thực Đơn Thực Dưỡng 1 Tuần

Ngày đăng27/01/2024
331Lượt xem
Nguồn tintienkhang.com
0
Bài viết này Tiến Khang thực hiện nhằm chia sẻ thông tin đến những cô chú anh chị nào đang bị các bệnh về viêm mũi, viêm xoang. Theo dõi bài viết sẽ giúp cho bạn biết được nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm mũi, viêm xoang là từ đâu và gợi ý cho bạn thực đơn thực dưỡng 7 ngày để điều trị viêm xoang mũi trong khoảng thời gian đầu.

Nguyên nhân của bệnh viêm xoang mũi 

Theo quan niệm của thực dưỡng thì bệnh viêm xoang mũi xuất phát từ 2 nguyên nhân chính đó là:
  • Nguyên nhân trực tiếp: Trong chế độ ăn bạn tiêu thụ quá nhiều thức ăn có quá nhiều chất béo, điển hình như sữa hoặc bơ. Khi những loại thức ăn này vào cơ thể sẽ tạo thành chất nhờn gây tắc nghẽn khoang mũi. Và khi chúng ta ăn quá nhiều các loại thực phẩm được làm từ đường như kẹo, bánh quy, bánh nướng, bánh ngọt,..sẽ gây nhiễm trùng đường hô hấp. 
  • Nguyên nhân gián tiếp: Theo thực dưỡng thì khi chúng ta ăn những loại thức âm dương như thịt gia súc, gia cầm, thịt cá, trứng,..kết hợp với những loại thực phẩm có trong nguyên nhân thứ nhất sẽ làm cho thận bị suy yếu, nhiễm độc toàn thân và hình thành bệnh viêm xoang mũi.
Nguyên nhân của bệnh viêm xoang mũi

Gợi ý thực đơn thực dưỡng cho những người bị viêm xoang mũi 

Các loại thực phẩm mà chúng ta dùng hằng ngày ảnh hưởng rất lớn đến việc điều trị bệnh viêm xoang. Chính vì sự quan trọng này nên Tiến Khang sẽ gợi ý cho bạn thực dưỡng cho những người bị viêm xoang, viêm mũi trong 1 tuần dưới đây.
Những món ăn có trong thực đơn này được thiết kế dựa trên thông tin về các loại thức ăn có lợi cho bệnh viêm xoang mũi có trong quyển sách “Cốt tủy thực dưỡng” của Lương y Trần Ngọc Tài.

Ngày thứ 2

  • Buổi sáng: Cơm gạo lứt ăn cùng với tekka xào khô và ăn cùng món hành tây xào cần tây.
  • Buổi trưa: Súp rong biển tóc tiên cà rốt ngưu bàng cùng với ½ chén cơm gạo lứt. Uống 1 tách trà bancha pha nước tương tamari.
  • Buổi tối: Cơm gạo lứt ăn cùng với cá lóc đồng kho lạt.
Cơm gạo lứt ăn cùng cá lóc kho

Ngày thứ 3

  • Buổi sáng: Cơm gạo lứt xích tiểu đậu ăn cùng với món cá chép hấp ngưu bàng (có sử dụng trà bancha để hấp).
  • Buổi trưa: Cơm gạo lứt ăn cùng với món bí đỏ hạt sen kho chay, canh cải bẹ xanh nấu cá thác lác.
  • Buổi tối: Cháo gạo lứt ăn cùng với món cá cơm khô tẩm mè. Uống trà củ sen (uống từng ngụm nhỏ). 

Ngày thứ 4

  • Buổi sáng: Cơm gạo lứt ăn cùng với canh rong biển wakame nấu đậu hủ (nếu không có thời gian chế biến thì bạn có thể sử dụng thay thế bằng canh rong biển ăn liền wakame soup)
  • Buổi trưa: Bún gạo lứt ngũ sắc ăn cùng với nước dùng rau củ (Xem cách nấu trong thực đơn số 30, mục thực đơn thực dưỡng).
  • Buổi tối: Cơm gạo lứt ăn cùng với món rong biển tóc tiên hijiki xào cà rốt đậu gà. Uống trà phổ tai.

Ngày thứ 5

  • Buổi sáng: Cháo gạo lứt nấu cùng xích tiểu đậu ăn cùng với món tép sông rim.
  • Buổi trưa: Cơm gạo lứt ăn cùng với món canh xà lách xoong nấu nấm rơm và món mặn là cá chép chưng tương miso.
  • Buổi tối: Cơm gạo lứt ăn cùng với rau củ luộc chấm nước sốt miso. Uống 1 ly bột ngũ cốc tươi.
Rau củ luộc chấm nước sốt miso

Ngày thứ 6

  • Buổi sáng: Súp cá chép.
  • Buổi trưa: Cơm gạo lứt ăn cùng với món cá lóc kho nghệ, canh mồng tơi nấu tôm khô.
  • Buổi tối: Cơm gạo lứt ăn cùng với món mít non rong biển kho chay. Uống  1 tách trà gạo lứt rang.

Ngày thứ 7

  • Buổi sáng: Uống trà binh minh. Sau 30 phút thì ăn nui lứt nấu kiểu thái.
  • Buổi trưa: Cơm gạo lứt ăn cùng với món canh rong biển bắp cải, món mặn là cá bống chưng tương miso.
  • Buổi tối: Cơm gạo lứt ăn cùng với tekka miso, đĩa bông cải xanh luộc chấm với nước tương tamari dầm tỏi.
Cá bống chưng tương miso

Ngày Chủ Nhật

  • Buổi sáng: Phở lứt nấu với nước dùng ninh từ các loại rau củ.
  • Buổi trưa: Cơm gạo lứt xích tiểu đậu ăn cùng với món hành tây xào trứng.
  • Buổi tối: Cơm gạo lứt ăn cùng với món cá lóc kho tương tamari cùng với một đĩa salad rong biển wakame. Uống 1 tách trà bancha.

Lưu ý khi áp dụng thực đơn cho người bị viêm xoang, viêm mũi

Bạn có thể áp dụng theo thực đơn trên trong giai đoạn đầu áp dụng thực dưỡng để đẩy nhanh quá trình quân bình âm dương, hỗ trợ điều trị khỏi bệnh viêm xoang, viêm mũi. Sau khi các triệu chứng về viêm xoang, viêm mũi đã hết, tức cơ thể bạn đã quân bình thì bạn hãy tiếp tục ăn uống quân bình âm dương (ăn theo câu số 5 và hạn chế ăn câu số 3), áp dụng lối sống thuận tự nhiên.
Theo như lương y Trần Ngọc Tài, thì trong giai đoạn đầu điều trị viêm xoang bằng thực dưỡng thì bạn không ăn muối mè, và hạn chế sử dụng dầu trong quá trình chế biến món ăn.
Ngoài thay đổi chế độ ăn uống thì để đẩy nhanh hiệu quả điều trị bạn hãy thực hiện thêm các biện pháp chăm sóc ngoại khoa như: súc mũi miệng bằng nước trà bancha thêm 1 gram muối biển, nhét mũi bông tẩm nước củ sen, nhét phần tráng của hành ta vào mũi, áp gạc khăn nóng lên mũi mỗi ngày 15 phút,....Để biết cách làm những trợ phương này bạn có thể tham khảo nội dung trong quyển sách Cốt Tủy Thực Dưỡng, trang 131, 132.
Những nội dung bên trên Tiến Khang cũng đã chia sẻ thông tin để bạn biết được nguyên nhân hình thành bệnh viêm mũi, viêm xoang. Và để giúp bạn hiểu rõ hơn, áp dụng chính xác hơn thì chúng tôi đã gợi ý thực đơn thực dưỡng cho người bị viêm xoang trong 7 ngày. 
Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào cần biết trong quá trình áp dụng thực dưỡng (lối sống thuận tự nhiên) để điều trị viêm xoang thì Tiến Khang gợi ý bạn hãy tham gia vào các buổi chia sẻ về thực dưỡng đến từ CLB100 nhé!
=> Nguyên Nhân Bệnh Viêm Khớp Âm - Gợi Ý 1 Đơn 1 Tuần Cho Bệnh Viêm Khớp Dương 
=> Cách Khắc Phục Trào Ngược Dạ Dày Gây Hôi Miệng Cực Hiệu Quả Tại Nhà 
=> Hướng Dẫn Chữa Viêm Họng Bằng Thực Dưỡng

 
Chia sẻ bài viết
Tags
Có thể bạn quan tâm
Về đầu
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng