Chia Sẻ Cách Làm Natto Tại Nhà Đảm Bảo Thành Công 100%
Natto là gì?
Vào năm 1980, tiến sĩ Sumi Hiroyuki vô tình đặt tương natto vào trong một mẫu có chứa cục máu đông, sau 18 giờ cục mẫu đông đã tan hoàn toàn. Bất ngờ với phát hiện này của mình, tiến sĩ Sumi đã thực hiện một loạt các nghiên cứu về natto trong việc làm tan cục máu đông. Vào năm 1986, ông đã công bố chính thức xác định natto chính là loại enzyme giúp phân hủy máu đông tốt nhất và không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào như khi sử dụng các loại thuốc đặc trị khác.
Cơ chế hoạt động của natto đó chính là các thành phần có trong natto sẽ cắt đứt đi những cầu nối protein, sau đó các chất này tiếp tục liên kết với các hạt fibrin để tạo thành một cái lưới giăng bắt các hồng cầu, từ đó làm giảm nguy cơ đông máu hiệu quả.
Một số công dụng của natto
- Làm tan các cục máu đông, ngăn ngừa sự hình thành của các cục máu đông, phòng chống các bệnh về tim mạch,..
- Trong natto có chứa rất nhiều vitamin K2, loại vitamin này sẽ giúp vận chuyển canxi vào xương, giúp xương luôn chắc khỏe, phòng ngừa loãng xương.
- Trong natto có chứa một lợi khuẩn có tên là Bacillus subtilis rất tốt cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ điều trị táo bón vô cùng hiệu quả.
- Chứa nguồn đạm, các vitamin, khoáng chất dồi dào, giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Hướng dẫn cách làm natto tại nhà
Dưới đây Tiến Khang sẽ hướng dẫn cho bạn cách để làm natto tại nhà đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện thành công.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Đậu nành: 300 gram, bạn nên lựa chọn loại đậu hữu cơ có hạt nhỏ và các hạt đều nhau.
- Natto thành phẩm để làm men giống: 1 hộp (khoảng 15 gram)
Hướng dẫn cách làm natto tại nhà
- Bước 1: Đậu tương sau khi mua về bạn hãy loại bỏ đi những hạt đậu bị lép, bị sâu.
- Bước 2: Sau đó mang đậu đi ngâm qua đêm cho đến khi đậu nở to lên.
- Bước 3: Sau khi ngâm xong bạn hãy vớt đậu ra rổ và xả đậu dưới nước nhiều lần cho đậu được sạch.
- Bước 4: Mang đậu đi hấp cho thật chín, khi hấp không nên xới đậu sẽ dễ làm đậu bị nát. Hấp trong khoảng 30 - 40 phút. Bạn có thể sử dụng nồi áp suất để hấp.
- Bước 5: Khi đậu đã hấp chín, bạn hãy mở nắp và để đậu nguội đi trong khoảng 15 phút. Bạn sờ tay vào thấy đậu hơi ấm ấm là được.
- Bước 6: Cho đậu đã luộc ra một cái tô sứ hoặc tô thủy tinh, không nên dùng tô kim loại. Nên sử dụng loại tô có nắp đậy, nếu không có nắp bạn có thể thay thế bằng vải khi ủ đậu hoặc miếng nhôm để đậy.
- Bước 7: Cho thêm khoảng 2 - 3 muỗng nước luộc đậu vào tô đậu nành để natto sau khi làm xong không bị quá khô.
- Bước 8: Lấy phần natto cái trộn nhẹ tay và trộn thật đều vào tô đậu đã luộc. Sau đó bạn hãy đậy nắp lại, nếu bạn sử dụng khăn hoặc giấy nhôm thì hãy tạo vài lỗ thủng cho natto được thở và lên men nhanh hơn.
- Bước 9: Mang đi ủ trong khoảng từ 22 - 24 giờ trong thùng xốp kín ở nhiệt độ từ khoảng 38 đến 40 độ C. Bạn cũng có thể cho vào lò nướng ở nhiệt độ thấp nhất.
- Bước 10: Sau khi ủ xong, thành phẩm bạn thu được sẽ là natto dẻo và nhớt dính cao, khi trộn nhẹ bằng đũa sẽ có thể kéo thành những sợi dài, mùi thì nồng nặc như natto giống.
Hướng dẫn cách bảo quản natto khi làm tại nhà
- Natto khi đã làm xong bạn hãy để yên ở nhiệt độ thường trong khoảng 1h đồng hồ sau đó cho vào tủ lạnh để natto không lên men nữa.
- Bạn có thể ăn ngay lúc này, hoặc có thể bảo quản trong tủ lạnh vài ngày. Bảo quản trong tủ lạnh sẽ làm giảm bớt đi mùi đặc trưng của natto.
- Lưu ý khi cho vào tủ lạnh thì bạn cần đậy lại thật kỹ nhé, vì không đậy kỹ sẽ làm mùi natto bay khắp tủ lạnh và làm mất đi độ ẩm của natto.
=> Hướng Dẫn Cách Nấu Các Loại Cháo Gạo Lứt Giảm Cân
=> Hướng Dẫn Cách Nấu Cơm Gạo Lứt Bằng Nồi Cơm Điện Bình Thườn
=> Hướng Dẫn Cách Làm Nước Tương Tamari Tại Nhà Chuẩn Vị Nhật