Chia sẻ kinh nghiệm ăn gạo lứt muối mè đúng cách đảm bảo an toàn và hiệu quả
Thực dưỡng số 7 là gì và lợi ích khi áp dụng?
- Thanh lọc cơ thể: Việc cung cấp lượng chất xơ dồi dào sẽ giúp loại bỏ độc tố tích tụ trong máu và đường ruột.
- Tái lập quân bình âm dương: Thông qua thức ăn, gạo lứt là thực phẩm có tính quân bình cao sẽ hỗ trợ cơ thể tự cân bằng, cải thiện sức khỏe quân bình sâu sắc và toàn diện.
- Hỗ trợ điều trị bệnh mãn tính: Cách ăn số 7 đặc biệt hiệu quả với các bệnh như tiểu đường, huyết áp cao, máu nhiễm mỡ, bệnh tiêu hóa và thậm chí là một số trường hợp ung thư. Ăn thực dưỡng là phương pháp tạo điều kiện cho cơ thể khôi phục khả năng tự chữa lành tự nhiên không phải là phương pháp trị bệnh nên bạn đừng nhầm lẫn mục tiêu của ăn uống thực dưỡng nhé.
- Giảm căng thẳng, cải thiện tâm trí: Chế độ ăn đơn giản, nhẹ nhàng (100% gạo lứt) giúp giảm gánh nặng cho cơ thể và tinh thần, mang lại cảm giác an nhiên, thư thái.
Hướng dẫn ăn gạo lứt muối mè đúng cách
Lựa chọn nguyên liệu
- Gạo lứt: Chọn loại gạo lứt ngon, có thể ưu tiên gạo lứt đỏ, gạo lứt huyết rồng hoặc lứt đen, được trồng theo phương pháp hữu cơ càng tốt để đảm bảo không có hóa chất hay thuốc bảo vệ thực vật trong gạo.
- Muối mè: Sử dụng mè rang (me trắng hay mè đen đều được), được trộn với muối biển hạt tự nhiên, tỷ lệ 14 phần mè 1 phần muối để cân bằng vị. Tuy nhiên một số trường hợp người lớn tuổi thì giảm lượng muối, còn người lao động nhiều thì tăng hoặc giữ nguyên tỷ lệ muối tùy theo thể trạng cơ thể.
Chế biến gạo lứt đúng cách
- Ngâm gạo lứt: Để nấu cơm gạo lứt ngon và đạt hiệu quả dinh dưỡng cao, có thể ngâm gạo lứt trước khi nấu. Nhưng chỉ nên ngâm gạo lứt từ 8-10 tiếng, đối với các loại gạo cứng (gạo lứt đỏ, gạo lứt huyết rồng), còn hạt gạo mềm thì chỉ nên ngâm 1-2 tiếng là vừa (như gạo lứt nâu, gạo lứt tím). Việc ngâm này sẽ giúp hạt gạo mềm, dễ tiêu hóa và giữ được nhiều dưỡng chất quý giá. Việc ngâm cũng giúp loại bỏ một phần phytic acid, làm giảm tác động tiêu cực đến khả năng hấp thu khoáng chất của cơ thể hoặc chất asen tự nhiên cũng sẽ tan hết trong nước khi ngâm gạo.
- Nấu cơm lứt: Khi nấu cơm gạo lứt, việc lựa chọn nồi phù hợp là yếu tố quan trọng để đảm bảo cơm chín mềm, dẻo, thơm, giữ được hương vị tự nhiên và dưỡng chất tinh tuý trong hạt gạo. Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp nấu cơm gạo lứt nhanh chóng mà không làm mất đi các giá trị dinh dưỡng, thì hãy chọn các loại nồi có chức năng nấu gạo lứt là lựa chọn lý tưởng hơn so với các nồi cơm thông thường. Nồi thực dưỡng sẽ giúp tiết kiệm thời gian nấu, nhưng vẫn giữ được sự mềm mại, dẻo ngon của hạt gạo lứt. Cơm chín đều, nhanh chóng mà không cần phải canh chừng thường xuyên, nếu bạn dùng nồi nấu cơm lứt sẽ cảm nhận được sự khác nhau rõ rệt về kết cấu hạt cơm, chúng ta đã đầu tư cho sức khoẻ để ăn gạo lứt thì việc sắm thêm nồi xịn để nấu thì cơm nấu ra sẽ ngon ngọt và ăn sẽ ngon miệng hơn rất nhiều. Đây là một công cụ tuyệt vời cho những ai bận rộn nhưng vẫn muốn có một bữa cơm dinh dưỡng, lành mạnh mỗi ngày.
=> Tham khảo thêm: Top 7 loại nồi thực dưỡng không thể thiếu trong căn bếp nhà bạn
Cách làm muối mè
- Tỷ lệ chuẩn là 1 phần muối:14 phần mè (có thể điều chỉnh tỷ lệ theo khẩu vị và nhu cầu sử dụng, ví dụ 1:10 hoặc 1:16). Quan trọng là tương thích với tình trạng sức khỏe và thể trạng cơ thể
- Do tính năng, tính dược của mè và muối (dù khi nhai nhỏ chất dầu trong mè bọc lấy phân tử muối làm ngăn tác dụng không mong muốn của mè và muối), khi sử dụng cần lưu ý mà sử dụng cho phù hợp như sau:
- Trẻ con và người lớn tuổi: nên dùng ít muối, tỷ lệ khoảng từ 10 đến 15 mè + 1 muối biển.
- Người trẻ và lao động nặng, vận động nhiều: nên dùng phần hơn muối, tỷ lệ trung bình từ 6 mè cho đến 10 mè 1 muối.
- Đối với các bệnh lệch quân bình: Lệch âm thì tăng hơn phần muối, đối với các bệnh Dương thì cần giảm phân lượng muối.
- Rang muối: Cho muối hạt vào chảo, rang ở lửa nhỏ cho đến khi muối khô và chuyển màu trắng đục. Việc rang muối riêng biệt giúp tránh lẫn tạp chất, đồng thời giữ cho muối được tinh khiết và không bị ẩm.
- Rang mè: Trước khi rang, cần nhặt sạch các tạp chất và rửa mè với nước sạch, sau đó để ráo khô hoàn toàn. Rang mè ở lửa nhỏ và đảo liên tục để mè chín đều, không bị cháy. Khi mè bắt đầu dậy mùi thơm và hạt nở đều (hạt mè kêu lách tách), hãy tắt bếp và để nguội.
- Xay hoặc giã muối mè: Trộn mè rang và muối đã rang theo tỷ lệ chuẩn. Bạn có thể dùng cối giã hoặc máy xay để xay hỗn hợp. Nếu dùng cối, giã nhẹ tay để mè tiết dầu, tạo ra hương vị thơm béo. Nếu dùng máy xay, xay nhẹ tay để hỗn hợp mịn nhưng không quá nhuyễn, giữ lại độ giòn, béo của mè.
- Bảo quản: Để giữ được hương vị tươi mới, nên đựng muối mè trong hũ thủy tinh hoặc hộp kín, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Chỉ nên làm đủ ăn và được sử dụng trong vòng 1-2 tuần để đảm bảo độ tươi ngon và dinh dưỡng.
- Muối: Không nên dùng muối tinh hoặc muối đã qua chế biến, vì dễ làm mất tính Dương và không tốt cho sức khỏe. Có thể tham khảo muối biển Đề Gi, đây là muối từ vùng biển sạch từ Bình Định, giữ được độ tinh khiết cao và nhiều hàm lượng dinh dưỡng khác, không lẫn tạp chất không thành phần hóa học.
- Mè: Chọn mè chất lượng cao, không dùng mè cũ vì dễ bị hôi dầu, ảnh hưởng đến mùi vị. Nếu mua được loại mè được trồng hữu cơ càng tốt.
- Rang mè ở lửa nhỏ để tránh bị cháy, làm giảm giá trị dinh dưỡng.
Cách ăn và kết hợp thực phẩm
Khi kết hợp cơm gạo lứt với muối mè, nên tránh thêm gia vị (công nghiệp, hóa học) hay thực phẩm khác để đảm bảo rằng cơ thể có thể thanh lọc một cách tự nhiên. Muối mè không chỉ cung cấp thêm khoáng chất mà còn hỗ trợ việc duy trì sự cân bằng âm dương trong cơ thể, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ dưỡng chất mà không bị dư thừa. Đây là phương pháp đơn giản nhưng rất hiệu quả trong việc thanh lọc cơ thể và duy trì sức khỏe toàn diện lâu dài
Khi áp dụng cách ăn số 7 tuyệt đối không tự ý kết hợp với bất kỳ loại thực phẩm nào vì ăn sai sẽ coi như phá số, không đảm bảo tính hiệu quả nên cần sự kiên trì và quyết tâm thực hiện. Để thực hiện việc ăn gạo lứt muối mè đúng cách cần ghi nhớ các điều cơ bản trong chọn lựa và kết hợp thực phẩm, tuyệt đối không tự ý thực hiện hoặc kết hợp với thực phẩm nào mà không có sự hướng dẫn của chuyên gia hoặc người có kinh nghiệm.
Thời gian áp dụng
Trong thời gian này, cơ thể sẽ được thải độc và thanh lọc, cải thiện chức năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng, tái tạo lại một cơ thể mới.
Sau khi kết thúc giai đoạn này, bạn có thể chuyển sang các chế độ thực dưỡng khác để duy trì sự cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể, tránh tình trạng thiếu hụt hoặc thừa thãi dưỡng chất. Quan trọng là cần lắng nghe cơ thể và điều chỉnh chế độ ăn sao cho phù hợp với tình trạng sức khỏe và nhu cầu dinh dưỡng của bản thân.
Việc áp dụng ăn gạo lứt muối mè một cách cực đoan, không hiểu biết một cách lâu dài có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Mặc dù gạo lứt muối mè rất giàu dinh dưỡng và có khả năng hỗ trợ thanh lọc cơ thể, nhưng nếu ăn quá nhiều và liên tục trong thời gian dài, cơ thể có thể bị thiếu hụt một số dưỡng chất cần thiết, làm giảm khả năng hấp thụ các vitamin, khoáng chất từ thực phẩm khác, gây ra các vấn đề về tiêu hóa và sức khỏe tổng thể. Từ đó làm mất quân bình và sụt cân, hưng cảm, huyết áp tụt, các cơ bắp và xương cốt bị thoái hóa, cơ thể vượt ra khỏi kiểm soát, rất khó mà có thể hồi phục trở lại.
Vì vậy, không được ăn quá 10 ngày và khi ăn cần có sự theo dõi của các chuyên gia để duy trì sự cân bằng dinh dưỡng, đồng thời cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể.
=> Tham khảo thêm: Những tác hại kinh khủng khi chúng ta chỉ ăn gạo lứt muối mè
Những ai nên áp dụng thực dưỡng số 7?
- Người đang quân bình: Những người đang trạng thái quân bình không mắc các bệnh lý cấp tính hoặc suy nhược đã áp dụng lối sống thực dưỡng hiện đại, và quen với cách ăn uống thuận tự nhiên muốn tái lập lại cơ thể sau một khoảng thời gian
- Người mắc một số bệnh mãn tính: Các bệnh lý âm tính như tiểu đường, cao huyết áp, mỡ máu, cũng có thể ăn theo phương pháp này vài ngày. Đây sẽ là cách hỗ trợ điều trị cho người mắc bệnh nhưng cần theo dõi của chuyên gia.
- Người theo đuổi lối sống thực dưỡng: Những người đã quen với phương pháp ăn uống thực dưỡng và muốn thử nghiệm chế độ ăn mạnh mẽ hơn để tăng cường sức khỏe và khả năng làm sạch cơ thể.
- Người cần tái lập quân bình âm dương: Những ai đang mất quân bình trong cơ thể, đặc biệt là người tiêu thụ quá nhiều thực phẩm tính âm, muốn đưa cơ thể trở về trạng thái cân bằng có thể ăn theo cách này, nhưng nên áp dụng thực dưỡng liên hoàn để cơ thể thích nghi từ từ không ăn số 7 đột ngột.
Những ai không nên áp dụng thực dưỡng số 7?
Các trường hợp không nên ăn
- Phụ nữ mang thai và cho con bú: Vì trong giai đoạn này, cơ thể cần một lượng dinh dưỡng đa dạng, bao gồm protein, vitamin và khoáng chất cho cơ thể mẹ và bé mà thực dưỡng số 7 không thể đáp ứng đầy đủ.
- Trẻ em và thanh thiếu niên: Lứa tuổi này cần nhiều dinh dưỡng để phát triển toàn diện, đặc biệt là protein động vật, canxi và các vitamin thiết yếu. Nên không nên áp buộc cơ thể chúng quá mức nếu không mắc bệnh trong người.
- Người già yếu hoặc suy nhược cơ thể: Những người có thể trạng yếu, thiếu năng lượng, hoặc bị suy nhược kéo dài, nằm một chỗ, không đi lại được, ăn gạo lứt muối mè có thể sẽ không đủ sức để thích nghi với chế độ ăn nghiêm ngặt này hoặc gây khó khăn trong tiêu hóa.
- Người mới làm quen với thực dưỡng: Nếu bạn chưa từng thực hành các chế độ thực dưỡng khác, việc bắt đầu với số 7 có thể gây ra sự thiếu hụt năng lượng hoặc khó thích nghi. Nên làm quen với chế độ thực dưỡng nhẹ hơn trước, như số 3 hoặc số 5, để cơ thể dần thích ứng.
Các trường hợp bệnh khác
- Các bệnh nên hạn chế (ăn rất ít hoặc không ăn) muối mè (mỗi chén cơm dùng 1/3 muỗng muối mè hoặc không ăn) như: Bệnh dị ứng (Allergies), ngứa lở ngoài da, bệnh có khối u, bệnh ho, viêm phổi, bệnh ung thư phổi (kể cả Âm và Dương), bệnh ung thư vú (kể cả âm Dương), viêm tủy xương, viêm xoang mũi, ung thư tiểu trường, ung thư dạ dày, bướu dạ con (tử cung). Bệnh suy thận, teo thận, huyết áp cao, đột quỵ, bệnh viêm khớp Dương, viêm gan Dương, cứng động mạch, (phần lớn các bệnh Dương). Bệnh đục thủy tinh thể, cườm mắt (cataracts), bệnh cườm mắt (trachoma), bệnh mất ngủ dương.
- Các bệnh chỉ nên ăn vừa muối mè (mỗi chén cơm từ 1 đến 2 muỗng muối mè theo tỷ lệ trên): Ung thư đại trường, xuất huyết dạ con.
- Người không nên ăn cơm gạo lứt: Người mắc các bệnh về đường tiêu hóa như đau dạ dày, viêm loét dạ dày,...vì rất khó tiêu mà hãy thay thế bằng cơm trắng 6 tháng và nấu váng cháo gạo lứt hay kem gạo lứt để ăn.
- Đối với các bệnh khác: Tùy theo bệnh và tuỳ theo thể trạng mà dùng cho phù hợp.
Lưu ý khi áp dụng thực dưỡng số 7
- Chỉ phù hợp cho người khỏe mạnh: Chế độ này có tính Dương mạnh, phù hợp cho người trưởng thành có sức khỏe tốt. Không nên áp dụng cho trẻ em, người già yếu, hoặc phụ nữ mang thai hoặc người đang bệnh nặng. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ và chuyên gia trước khi sử dụng, không tự ăn mà không có hiểu biết về phương pháp này.
- Lắng nghe cơ thể: Nếu cảm thấy cơ thể có dấu hiệu suy nhược, mệt mỏi kéo dài, cần điều chỉnh chế độ ăn ngay lập tức. Hoặc chuyển sang một phương pháp khác hoặc số ăn khác đầy đủ thực phẩm và dưỡng chất hơn.
- Tham khảo chuyên gia: Điều này rất quan trọng, nên có sự hướng dẫn của người có kinh nghiệm hoặc chuyên gia thực dưỡng để đảm bảo hiệu quả và an toàn với tình tình trạng sức khỏe mỗi người. Đó là cách bạn bảo vệ cơ thể và hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất.
Qua bài viết có việc áp dụng ăn gạo lứt muối mè đúng cách sẽ cảm nhận được sự khác biệt rõ rệt trong sức khỏe và năng lượng của mình. Phương pháp này vẫn có mặt tốt nhưng tốt với những ai áp dụng đúng thời điểm, giai đoạn sức khỏe. Không được tự ý áp dụng khi không có người hướng dẫn, hoặc áp dụng cực đoan trong thời gian dài. Vì bên cạnh mặt tốt cũng có mặt hạn chế như gây sụt cân, suy nhược, thiếu chất dinh dưỡng, hoặc gây tác dụng phụ có hại cho sức khỏe khi áp dụng sai đối tượng, sai cách. Trong nhiều bài viết Tiến Khang cũng không khuyến khích mọi người ăn theo cách này vì thực dưỡng Ohsawa có đến 10 cách ăn nên hãy ăn luân phiên các số hoặc áp dụng thực dưỡng liên hoàn sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn cả sức khỏe và thể chất.
Xem các bài viết hữu ích khác tại:
=> 10 cách ăn thực dưỡng của tiên sinh Ohsawa
=> Cách Nấu Gạo Lứt Không Bị Khô Bằng Nồi Cơm Điện, Cơm Mềm Dễ Ăn
=> Vì sao người bị khối u không được ăn mè?