Nguy cơ hư hại xương khớp từ việc tiêu thụ quá nhiều thức ăn âm
Nguy cơ hư hại xương khớp từ việc tiêu thụ quá nhiều thức ăn âm
Nguyên lý âm dương trong thực phẩm tác động lên xương khớp
Sự tiêu thụ quá nhiều thức ăn quá dương hay quá âm làm tổn hại các dây thần kinh, các hồng cầu bị yếu đi không còn chuyển tải đủ dưỡng khí đến các dây thần kinh và vùng xung quanh của các cơ và khớp cho nên gây đau nhức.
Thực phẩm gây ra hai tác động là âm dương:
- Âm: Thường liên quan đến sự lạnh, trương nở, mềm, mọng nước, ẩm, và nặng. Thực phẩm âm có thể bao gồm rau sống, dưa, kem, giá đỗ, nấm, măng,...
- Dương: Thường liên quan đến sự nóng, cay, khô cứng, có tính khô cứng và nhẹ. Thực phẩm dương bao gồm các loại thực phẩm nấu chín, thịt, các loại hạt, gạo
Các bệnh xương khớp có nhiều loại như thoái hoá khớp, viêm khớp, gout, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa,..Trong thực dưỡng hiện đại chia bệnh về khớp thành 2 nhóm là viêm khớp âm và viêm khớp dương.
- Bệnh viêm khớp âm là do ăn quá nhiều thức ăn và nước uống quá âm. Các triệu chứng thường đau nhẹ, có sốt, viêm sưng, nóng đỏ, đau nhiều ở phần dưới thấp cơ thể.
- Bệnh viêm khớp dương là do ăn nhiều thực phẩm dương làm co rút các khớp, xuất hiện ở nhiều nơi trên cơ thể, chủ yếu ở phía trên và phía ngoài cơ thể.
Các thực phẩm có tính âm
Trong thực dưỡng hiện đại, các thực phẩm âm được coi là có thể gây hại cho sức khỏe xương khớp nếu tiêu thụ quá nhiều. Dưới đây là một số loại thực phẩm âm cần hạn chế như:
- Thực phẩm lạnh:
- Nước đá và đồ uống lạnh
- Kem
- Các loại rau củ, trái cây:
- Rau củ sống: Cà chua, măng, nấm, giá đỗ, khoai tây, khoai ngọt, khoai tím, cà pháo, cà tím, tiêu
- Các loại trái cây nhiệt đới như chuối, dứa, chanh, dưa hấu, dừa,..
- Thức ăn chế biến sẵn:
- Thực phẩm đông lạnh
- Thức ăn nhanh và thức ăn chế biến sẵn chứa nhiều hóa chất
- Thực phẩm lên men
- Các loại nước uống: Cà phê, nước ngọt, bia, rượu có tác dụng rất âm.
- Thực phẩm ngọt:
- Đường tinh luyện, mật ong và đồ ngọt (bánh, kẹo, socola…) có thể làm tăng độ ẩm trong cơ thể, gây viêm.
- Các thực phẩm từ sữa gồm sữa, bơ kem và sữa chua có tác động làm trưởng giãn cơ thể tạo nên các triệu chứng viêm và nóng đỏ.
Tác hại khi ăn nhiều thực phẩm âm lên xương khớp
- Dẫn đến tình trạng thấp khớp: Thức ăn âm có thể làm tăng độ ẩm, gây cảm giác đau nhức và cứng khớp.
- Giảm tuần hoàn máu: Thực phẩm tính âm có thể làm giảm lưu thông máu, gây cản trở quá trình cung cấp chất dưỡng chất đến cho xương và khớp.
- Tăng tình trạng viêm: Một số nghiên cứu cho thấy thực phẩm âm có thể làm tăng viêm trong cơ thể, từ đó tiến triển thành các bệnh lý khớp như viêm khớp dạng thấp.
Cách bổ sung thực phẩm tốt cho xương khớp theo thực dưỡng hiện đại
Đặc biệt những người ăn chay trường chủ yếu ăn thực phẩm nguồn gốc thực vật không chứa nhiều canxi rất có hại cho cơ và gây ra các vấn đề xương khớp. Nếu ăn nấm quá nhiều, là dư tính âm dẫn đến đau nhức xương khớp nhiều hơn.
- Để bổ sung canxi cho người ăn chay, không cần ăn quá nhiều nấm mà trong thực dưỡng khuyến khích sử dụng thêm các thực phẩm như rong HijiKi, táo đỏ khô,...đây là những canxi hữu cơ tốt cho xương khớp.
- Còn người ăn mặn có thể ăn thêm cá cơm hoặc các loại cá nhỏ khác để bổ sung canxi hữu cơ cho xương khớp.
Thực phẩm chính
- Cơm gạo lứt hoặc cơm gạo lứt trộn luân phiên xích tiểu đậu, kê lứt ăn với Tekka Miso, muối mè, tương tamari.
- Có thể nấu chung gạo lứt với phổ tai.
Thức ăn phụ
- Bánh cuốn lứt, bún gạo lứt…
- Hành lá xào tương đặc (miso), phổ tai (Kombu) xào nước tương, củ sen xào rong tóc tiên (Hijiki), súp cá chép hầm rau củ….
- Các loại súp nêm tương đặc (miso), làm từ lúa mạch (mugi miso) hay gạo & đậu nành (hatcho miso) đều tốt cả. Rong biển như phổ tai kombu hay wakame đều dùng được hàng ngày khoảng 5gr, rong tóc tiên mỗi tuần 1 đến 2 lần (mỗi lần 5 gr).
- Các loại rau củ dạng lá, củ tròn đều dùng được, thay đổi luân phiên không nên dùng thường xuyên một loại, đặc biệt tốt cho bệnh là bồ công anh, ngưu bàng, củ cà rốt, củ và lá củ cải trắng. Lưu ý phải nấu chính hoặc hấp lên dùng.
- Súp mỗi ngày dùng khoảng 1 chén, cần nêm nhạt và không dùng dầu trong tháng đầu tiên.
- Tỏi dầm nước tương lâu năm (trường hợp bị huyết áp cao và suy thận không được sử dụng dài hạn).
Thức uống
- Trà gạo lứt rang, trà gạo lứt rang với trà già (trà bancha)
- Trà gạo lứt xào (nếu chân bị sưng do ảnh hưởng đến tim).
- Trà ngải cứu loãng
Một số trợ phương cải thiện xương khớp
- Age Reviver: Để phục hồi các cơ quan trong cơ thể như gan, thận và cả xương khớp có thể dùng trợ phương Phục hồi sinh lực Age Reviver để tăng khả năng đào thải các chất độc còn tích tụ trong cơ thể từ đó tăng sức đề kháng, trẻ hoá và tái lập quân bình hiệu quả.
- Paingo: Đây là sản phẩm dùng để giảm các cơn đau viêm khớp. Paingo do được điều chế từ thảo dược nên sử dụng lâu dài sẽ cung cấp dưỡng chất phục hồi sụn khớp, giảm hao mòn mà không gây tác dụng phụ nào như thuốc tây y.
- Joint Essentials: Trong thực dưỡng hiện đại, trợ phương Joint Essentials hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp, phục hồi sụn, phòng ngừa thoái hoá ở người lớn tuổi, đây chính là lựa chọn phù hợp đối với các bệnh liên quan đến xương khớp.
Qua bài viết trên Tiến Khang đã cảnh báo đến bạn nguy cơ hư hại xương khớp từ việc tiêu thụ quá nhiều thức ăn âm. Việc ăn uống cân bằng âm dương rất quan trọng và liên quan mật thiết đến sức khoẻ. Những người mới áp dụng thực dưỡng hiện đại cần chú ý chọn lựa thực phẩm nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày của mình để cơ thể suy trì quân bình tốt nhất nhé!
Xem các thông tin hữu ích khác tại:
=> Tổng hợp tất cả phương pháp hỗ trợ đau khớp gối của lương y Trần Ngọc Tài
=> Vừa suy thận vừa tiểu đường thì nên ăn gạo trắng hay ăn gạo lứt?
=> Trợ phương trong thực dưỡng hiện đại là gì?