Phương pháp hỗ trợ bệnh thoát vị đĩa đệm bằng thực dưỡng hiện đại
Thoát vị đĩa đệm là gì?
Một số nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm như:
- Ăn nhiều thực phẩm âm: Các thực phẩm có tính âm như cà phê, nước đá, đường, trái cây,...ăn nhiều trong thời gian dài là nguyên nhân khiến đĩa đệm bị lệch ra ngoài gây đau nhức.
- Do tuổi tác: Đây là nguyên nhân đa số của các bệnh nhân mắc phải. Lúc này đĩa đệm và cột sống bị mất nước, dẫn đến thoái hoá xơ cứng và rất dễ tổn thương.
- Do tính chất công việc: Những người làm việc vận động nặng hoặc quá sức và sai tư thế gây nên tổn thương cho đĩa đệm và cột sống
- Do chấn thương: Những vận động viên, người bị tai nạn,...chấn thương ở vùng lưng.
- Các bệnh lý bẩm sinh: Các bệnh về cột sống như gù lưng, thoái hoá cột sống,...
- Yếu tố di truyền
- Thường xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau tạo ra nhiều cơn đau khác nhau như cổ, vùng lưng dưới, bắp chân, vùng vai, cẳng tay,...)
- Tạo ra các cơn đau nhức, tê chân tay gây khó khăn trong vận động
Phương pháp hỗ trợ bệnh thoát vị đĩa đệm bằng thực dưỡng hiện đại
Thực dưỡng hiện đại sẽ không làm đĩa đẹm quay lại vị trí cũ nhưng nó sẽ là cách hỗ trợ giảm đau, giảm viêm thay cho việc uống thuốc giảm giảm đau, giãn cơ hay kháng sinh thông thường.
Ăn uống thuận tự nhiên
Sau khi đĩa đệm quay về vị trí cũ, việc duy trì thói quen ăn uống thuận tự nhiên sẽ giúp đĩa đệm không bị lệch hay thoát vị nữa vì lúc này các cơ trong cơ thể đã chặt lại đĩa đệm không dễ gì tụt ra.
Để làm được điều này, đầu tiên cần ăn uống quân bình, tránh tất cả các thực phẩm trong câu số 3 và chỉ ăn thực phẩm trong câu số 5 có trong quyển 33 câu hỏi đáp thực dưỡng để giảm các cơn đau và giảm thiểu tình trạng viêm sưng nặng hơn.
Các loại thực phẩm hỗ trợ đĩa đệm
- Tekka miso, hatcho miso
- Bột nêm Thực dưỡng Shiitake
- Rong biển: wakame, kombu, tóc tiên (hijiki).
- Tương tỏi
- Cháo gạo lứt – xích tiểu đậu – kê lứt
- Kem gạo lứt xào dầu mè
- Cơm gạo lứt xào bắp cải
- Cá chép hầm (chưng)
- Cá cơm khô chiên giòn
- Củ cải trắng nạo với phổ tai
- Miso chiên dầu mè
- Rau củ xào khô
- Cháo gạo lứt xào dầu mè
- Hành lá xào miso
- Đồ ăn nhiều muối và đường: Các thực phẩm như bánh kẹo, đồ uống có gas,...khiến tình trạng viêm trở nên trầm trọng và làm suy yếu xương, đẩy nhanh quá trình lão hoá xương nhanh hơn. Còn khi nạp nhiêu muối vào cơ thể, natri trong muối sẽ làm quá trình lão hoá tế bào dẫn đến thoái khớp do mất canxi trong xương.
- Đồ đóng hộp, chế biến sẵn: Bao gồm các loại thực phẩm như xúc xích thịt xông khói,...vì chứa nhiều đường và muối hoá học cùng chất bảo quản khiếm tình trạng viêm khớp nặng hơn.
- Thức ăn chiên xào: Bao gồm các thức ăn nhanh, chiên nướng, chứa nhiều chất béo bão hoà làm tăng viêm nhiễm và các đau khớp.
- Bơ sữa: Các sản phẩm có thành phần sữa động vật và các sản phẩm từ bơ sữa có thể đẩy nhanh kết dính tiểu cầu gây phản ứng viêm và đau nhức xương khớp nhiều hơn.
- Các loại thịt đỏ: Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt dê, thịt heo,...chứa nhiều axit béo omega-6 làm tăng các cơ đau nhức do thoái hoá khớp và bệnh gout.
- Rượu, bia: Các đồ uống có cồn tích tụ chất độc trong gan, gây mất nước làm gia tăng tốc độ lão hoá.
Chăm sóc ngoại khoa
- Sáng tắm nắng, không đi bộ hạn chế vận động mạnh là cần thiết để tránh gây tổn thương thêm cho đĩa đệm.
- Tối ngồi thiền tĩnh tâm giúp giảm áp lực tinh thần, cải thiện tuần hoàn máu và giúp cơ thể hồi phục tốt hơn.
- Áp nước gừng đắp cao khoai sọ những những chỗ bị thoái hóa, hỗ trợ giảm viêm, sưng tốt nhất.
Trợ phương cần thiết
- Uống canh dưỡng sinh không chỉ tốt cho sức khoẻ tổng thể mà còn giúp kiềm hóa dòng máu, có củ cải và ngưu báng hỗ trợ giúp chống viêm sưng khớp hiệu quả
- Phần lớn những bệnh xương khớp đều có thể phát hiện và phòng tránh từ rất sớm. Để bảo vệ sức khỏe xương khớp bạn có thể bổ sung trợ phương thảo dược Joint Essentials. Sản phẩm sẽ giải quyết các bệnh xương khớp, mô sụn, phục hồi xương khớp và không có gây tác dụng phụ như các loại thuốc giảm đau khác trên thị trường.
- Còn nếu muốn giảm các cơn đau nhức khớp hay đĩa đệm thì có thể tham khảo thảo dược Paingo. Nó giúp giảm các cơn đau viêm khớp, thấp khớp và thoái hoá khớp, phục hồi sụn khớp và tạo chất nhầy cho khớp.
Những bộ môn tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm
Yoga
Việc thực hiện các tư thế yoga gây tác động đến đùi và hông nên có thể giảm bớt áp lực lên lưng, đồng thời cải thiện tuần hoàn máu,truyền máu đến các mô mềm thắt lưng, nuôi dưỡng mô sụn và khớp, hỗ trợ giảm đau hiệu quả.
Do đó, việc dành thời gian cho việc tập yoga hàng ngày sẽ nâng cao sự dẻo dai của cơ thể, nên rất có lợi cho những người mắc chứng thoát vị đĩa đệm.
Trước khi bắt đầu tập yoga, nên tìm hiểu và lựa chọn bài tập phù hợp với tình trạng bệnh, tránh những động tác khó khiến bệnh trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
Bơi lội
Các động tác bơi đặc biệt là bơi ếch là sự kết hợp một cách hài hòa như đạp chân, vung tay, uốn lưng, hít căng cơ bụng để duy trì sự cân bằng sẽ giúp củng cố cơ lưng và tăng cường sức mạnh cho cột sống.
Đối với những người mắc thoát vị đĩa đệm, bơi lội có thể mang lại lợi ích đáng kể nhưng không nên bơi quá sức hay ngâm mình dưới nước quá lâu để tránh các tác dụng phụ ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ.
Người thoát vị đĩa đệm tuyệt đối không nên tập những môn thể thao như tập gym, chạy bộ, các môn đối kháng (bóng đá, bóng chuyền,..các môn có động tác ngồi xổm (Squat, leg press, nâng tạ,...) Các môn ôn thể thao vặn người như Golf, cầu lông, tennis,..sẽ vô tình khiến cho đĩa đệm bị thoát vị nhanh hơn mức bình thường và khiến cơn đau tăng nhiều hơn.
Tốt hơn hết khi gặp các triệu chứng của các bệnh xương khớp hãy đến bệnh viện thăm khám để chẩn đoán bệnh chính xác nhất hoặc tìm nguyên nhân gốc rễ của bênh. Sau đó mới đưa ra giải pháp điều trị phù hợp nhất để tránh các biến chứng nguy hiểm đến sức khoẻ. Để điều trị có kết quả tốt hãy kết hợp các phương pháp điều trị y học khác như đông y, tây y và vật lý trị liệu cùng thực dưỡng hiện đại để hỗ trợ tốt nhất cho đĩa đệm được phục hồi.
Trong bài viết này, Tiến Khang đã giúp bạn tìm hiểu các phương pháp hỗ trợ bệnh thoát vị đĩa đệm và cả những môn thể thao giúp cải thiện tốt nhất tình trạng bệnh. Hãy nhớ duy trì chế độ ăn uống quân bình âm dương cùng với thói quen luyện tập lành mạnh để có thể phục hồi sức khoẻ xương khớp, đĩa đệm cũng như góp phần nâng cao sức khoẻ tổng thể nhé!
Xem thêm các thông tin hữu ích khác tại:
=> Các Loại Bệnh Về Xương Khớp Thường Gặp Và Các Thực Phẩm Nên Ăn Khi Bị Bệnh Xương Khớp
=> Lý giải nguyên nhân vì sao càng hiện đại bệnh loãng xương ngày càng trẻ hóa
=> Tổng hợp tất cả phương pháp hỗ trợ đau khớp gối của lương y Trần Ngọc Tài