Gợi ý các món ăn giảm cân với bún gạo lứt đơn giản và hiệu quả
Bún gạo lứt là gì?
Trong 100 gram gạo lứt có chứa các thành phần dinh dưỡng như:
- Năng lượng: 380 kcalo
- Carbohydrates: 80 gram
- Chất béo: 2 gram
- Chất xơ: 4 gram
- Protein: 8 gram
- Natri: 10 mg
- Canxi: 40 mg
- Sắt: 0,7 mg
- Các vitamin như: vitamin B2, vitamin B3, vitamin E,...
- Các khoáng chất nổi bật: đồng, kẽm, mangan, magie, photpho,...
Ăn bún gạo lứt có giảm cân không?
Vậy ăn bún gạo lứt có giảm cân không? Câu trả lời là Có. Trong bún gạo lứt còn chứa nhiều chất xơ nên sẽ tạo cảm giác no lâu và hạn chế tiêu thụ thêm các thực phẩm khác, đảm bảo calo cho cơ thể và đẩy nhanh quá trình giảm cân hơn.
Việc bún gạo lứt chứa ít calo nhiều chất xơ đã góp phần hỗ trợ trong quá trình giảm cân, cùng với các dưỡng chất dồi dào nên đây sẽ là lựa chọn tuyệt vời trong thực đơn giảm cân hàng ngày của nhiều người.

Gợi ý các món ăn giảm cân với bún gạo lứt
Bún gạo lứt trộn
- Bún gạo lứt: 50 gram
- Nấm đông cô, hành lá, gừng
- Gia vị: Dầu mè, nước tương, dầu hào, đường phèn xay nhuyễn, gia vị thực dưỡng.
- Sơ chế nguyên liệu: Ngâm nấm đông cô khô với nước ấm trong khoảng 30 phút cho nấm mềm, sau đó thái nhuyễn, gừng và hành lá sau khi rửa sạch cũng thái nhỏ
- Luộc bún gạo lứt: Nấu nước với lửa lớn, khi nước sôi lăn tăn thì cho bún gạo lứt vào luộc cho thêm ít dầu để sợi mì bóng và không dính với nhau. Luộc trong khoảng 7-10 phút khi sợi bún chín vớt ra và cho ngay vào thau nước đá 2-3 phút rồi vớt ra, để ráo.
- Pha nước trộn bún: 2 muỗng canh nước tương, 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng canh dầu hào chay, 2 muỗng canh nước lọc. Khuấy đều hỗn hợp cho tan gia vị (có thể nêm nếm theo sở thích và tăng giảm theo khối lượng nguyên liệu) .
- Nấu nước sốt: Phi hành với dầu mè cho thơm, cho gừng đã băm nhuyễn vào chảo. Tiếp theo cho nấm đông cô vào xào săn rồi đổ hỗn hợp nước sốt vào chung. Nấu đến khi hỗn hợp sệt lại là được.
- Trộn bún với nước sốt đến khi bún thấm đều là có thể thưởng thức.
Bún gạo lứt tàu hủ nước tương
Chuẩn bị nguyên liệu
- Bún gạo lứt khô: 50 gram
- Tàu hủ: 2 miếng
- Các loại rau sống tùy sở thích
- Tỏi, hành băm
- Gia vị: Nước tương, dầu mè nguyên chất, bột nêm ngưu báng
- Sơ chế nguyên liệu: Ngâm bún vào nước lạnh, tàu hủ thái vừa ăn, rau nhặt lá sâu và úng, sau đó ngâm rau với nước muối Đề Gi rồi rửa sạch và để ráo.
- Chiên tàu hủ: Cho dầu mè vào chảo, khi dầu nóng thì cho tàu hủ vào chiên vàng đều các mặt.
- Luộc bún gạo lứt: Nấu nước với lửa lớn, khi nước sôi lăn tăn thì cho bún gạo lứt vào luộc cho thêm ít dầu để sợi mì bóng và không dính với nhau. Luộc đến khi bún chín thì vớt ra và cho ngay vào thau nước đá 2-3 phút rồi vớt ra, để ráo.
- Pha nước tương: Pha nước chấm theo công thức 3 muỗng nước tương, 2 muỗng nước lọc, ít đường phèn, thêm tỏi băm và khuấy đều cho hỗn hợp hòa tan với nhau. (Có thể nấu nước tương cho thành nước sốt sệt để trộn với bún )
- Cho bún gạo lứt vào tô cùng với rau sống và trộn cùng với nước tương rồi thưởng thức.
Bún gạo lứt xào nấm
Chuẩn bị nguyên liệu
- Bún gạo lứt khô: 50 gram
- Nấm đùi gà: 50gr
- Nấm rơm: 50gr
- Bắp cải
- Cà rốt
- Gia vị: dầu hào, nước tương, đường phèn, dầu mè
- Sơ chế nguyên liệu: Ngâm bún vào nước lạnh, tàu hủ thái vừa ăn, các loại rau, nấm, cà rốt rửa sạch, thái vừa ăn
- Luộc bún gạo lứt: Nấu nước với lửa lớn, khi nước sôi lăn tăn thì cho bún gạo lứt vào luộc cho thêm ít dầu để sợi mì bóng và không dính với nhau. Chỉ cần luộc sơ 2-3 phút khi bún mềm đem ngâm với nước lạnh, để ráo và trộn với dầu mè để bún không bị dính nhau.
- Xào rau củ: Phi tỏi với dầu mè cho thơm rồi cho nấm đùi gà, nấm rơm, cà rốt, bắp cải vào xào. Nêm nếm gia vị dầu hào, nước tương, đường cho vừa ăn.
- Phần rau củ vừa chín tới tiếp tục cho bún vào chảo đảo đều sau đó mang ra đĩa, cho thêm tàu hủ đã chiên hoặc trứng luộc vào ăn cùng để ngon miệng hơn.
Bún gạo lứt chả chay
Chuẩn bị nguyên liệu
- Bún gạo lứt: 50 gram
- Nấm đông cô: 20 gram
- Củ cải trắng, củ cải đỏ
- Bắp mỹ
- Tàu hủ ky
- Chả chay
- Đậu hủ
- Gia vị: hạt nêm thực dưỡng, muối biển Đề Gi, đường phèn.
- Sơ chế nguyên liệu: Bún gạo lứt ngâm nước 10-15 phút, sau đó vớt ra để ráo. Nấm đông cô cũng ngâm nước cho mềm. Củ cải trắng, củ cải đỏ gọt vỏ và cắt thành từng khúc. Bắp mỹ cắt thành từng khúc.
- Chiên nguyên liệu: Tàu hủ ky, chả chay, đậu hũ cắt thành miếng vừa ăn, sau đó chiên sơ lại với dầu mè cho chín đều các mặt.
- Nấu nước dùng: Cho nước vào nồi cùng với củ cải trắng, củ cải đỏ, bắp mỹ vào ninh để lấy nước ngọt. Sau 20 đến 25 phút cho nấm vào để ninh cùng. Đến khi thấy nguyên liệu đã chín như thì nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Sau cùng là thêm ít rau thơm như ngò hoặc hành lá rồi tắt bếp
- Khi ăn cho vào bún vào tô và chan nước dùng vào, cho đậu hủ ky, đậu hủ chiên, chả chiên lên trên rồi thưởng thức.
Các loại bún gạo lứt thường dùng
Bún gạo lứt huyết rồng
- 77.24g tinh bột
- 7.94g đạm
- 2.92g chất béo
- 3.5g chất xơ
Công dụng của bún gạo lứt huyết rồng:
- Hỗ trợ giảm cân hiệu quả nhờ hàm lượng chất xơ dồi
- Ngăn ngừa bệnh hen suyễn do magie trong gạo lứt huyết rồng rất cao có khả năng kiểm soát hoạt động của phổi
- Rất tốt cho hệ tiêu hóa giúp ngăn ngừa táo bón và quá trình tiêu hóa thức ăn.
- Chống loãng xương nhờ có chứa hàm lượng magie và canxi cao
- Ngăn ngừa mắc bệnh tim mạch, ổn định lượng cholesterol và ngăn ngừa được bệnh xơ vữa động mạch.
Bún gạo lứt đen
- 34g tinh bột
- 5g đạm
- 5g chất béo
- 2g chất xơ
Công dụng của bún gạo lứt đen:
- Hỗ trợ ăn kiêng hiệu quả do có hàm lượng chất xơ cao nhưng lượng calo lại rất thấp.
- Phù hợp cho những người bệnh tiểu đường và không làm tăng đường huyết
- Tốt cho tim mạch nhờ chứa nhiều chất oxy hóa và chất xơ hòa tan làm giảm đi lượng cholesterol xấu trong máu, ngăn ngừa bệnh tim mạch.
- Tốt cho hệ tiêu hóa, giúp tăng khả năng hấp thụ, nhuận tràng và giảm táo bón
- Hàm lượng vitamin và canxi cao giúp xương chắc khỏe, hạn chế bị loãng xương, giảm đau nhức khớp.
Bún gạo lứt ngũ sắc
Ai cũng có thể sử dụng bún gạo lứt ngũ sắc từ người già đến trẻ nhỏ, từ người ăn mặn đến người ăn chay.
Công dụng của bún gạo lứt ngũ sắc:
- Hỗ trợ giảm cân rất tốt do tinh bột trong bún là tinh bột chậm giúp no lâu
- Giúp hệ tiêu hóa hoạt động linh hoạt do hàm lượng chất xơ dồi dào, giúp nhuận tràng, chống táo bón, khó tiêu.
- Phòng ngừa bệnh tiểu đường và máu nhiễm mỡ, giảm đi lượng cholesterol xấu
- Ngăn ngừa tình trạng loãng xương, thoái hóa khớp nhờ
- Chất sắt có trong gạo lứt làm bún rất tốt cho máu huyết.
Bún gạo lứt ăn liền
=> Bún gạo lứt ăn liền - Hủ (65 gram) - Vị rau củ, hạt ngũ cốc
=> Bún gạo lứt ăn liền - Hủ 65gram - Vị chua cay

Lưu ý khi giảm cân với bún gạo lứt
- Nên ăn bún gạo lứt từ 2-3 bữa/tuần vì nếu sử dụng nhiều và thường xuyên có thể gây tích tụ mỡ gây béo và tăng cân trở lại.
- Khi chế biến cần lưu ý nguyên liệu kết hợp cùng, hạn chế dầu mỡ, gia vị khi chế biến
- Đa dạng công thức và chia ngày ra ăn bún gạo lứt để tránh cảm giác ngán.
- Kết hợp chế độ luyện tập thể thao đầy đủ và nghỉ ngơi hợp lý.
- Ngoài bún gạo lứt, có thể đa dạng lựa chọn như hủ tiếu lứt, phở lứt,...để giảm cân theo sở thích cá nhân.
Trên đây là toàn bộ các thông tin có liên quan đến giảm cân với bún gạo lứt mà Tiến Khang muốn cung cấp đến cho bạn. Quá trình giảm cân sẽ đơn giản hơn khi bạn biết thêm các công thức trên nhưng vẫn nên kết hợp nhiều phương pháp như luyện tập thể thao để giảm cân được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. Việc giảm cân tự nhiên tuy sẽ chậm nhưng nó an toàn cho sức khoẻ và không gây tác dụng phụ so với sử dụng thuốc giảm cân nên bạn hãy kiên trì thực hiện nhé!
Xem các thông tin hữu ích khác tại:
=> Cách Sử Dụng Đậu Đen Xanh Lòng Giảm Cân Tại Nhà Vô Cùng Hiệu Quả
=> Uống Lá Tía Tô Có Giảm Cân Không - Cách Uống Lá Tía Tô Đúng Cách Và Hiệu Quả Nhất
=> Cách Uống Bột Cần Tây Giảm Cân Đúng Cách Nhất Hiện Nay