• 0776 74 55 22
  • 0979 00 55 22
  • 0779 74 55 22
  • 0978 17 45 30

Sỏi mật và sỏi thận hình thành như thế nào?

Ngày đăng10/09/2024
44Lượt xem
Nguồn tintienkhang.com
0
Nhiều người còn hiểu lầm và nghĩ rằng sỏi mật và sỏi thận là giống nhau. Nhưng thực tế đây là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau từ nguyên nhân hình thành đến tính chất của sỏi. Điều này khiến cho việc bài tiết sỏi trở nên không hiệu quả và khó khăn trong điều trị bệnh. Trong bài viết này Tiến Khang sẽ làm sáng tỏ việc sỏi mật và sỏi thận hình thành như thế nào cũng như cách ngăn ngừa diễn biến xấu nhờ áp dụng lối sống thuận tự nhiên nhé!. 

Sỏi mật và sỏi thận hình thành như thế nào?

Sỏi được hình thành từ các khoáng chất và cặn bã dư thừa tích tụ trong cơ thể mà không được đào thải hết ra bên ngoài. Nó xuất hiện tại các vị trí như thận, mật, bàng quang,.. gây tắc nghẽn hoạt động và gây nên tình trạng viêm nhiễm, suy giảm chức năng của các cơ quan, đe dọa đến sức khoẻ và tính mạng của người bệnh. 
Nguyên nhân dẫn đến sỏi chủ yếu nằm ở việc ăn uống mất quân bình làm các cơ quan suy yếu, mất khả năng lọc bỏ chất thải ra bên ngoài. Dưới đây là nguyên nhân hình thành sỏi mật và sỏi thận phổ biến mà bạn nên biết: 

Sỏi mật 

Sỏi mật là những viên sỏi được hình thành trong túi mật hoặc ống mật, có kích thước từ hạt cát cho đến quả bóng bàn. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, sỏi mật sẽ gây ra tình trạng tắc mật, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Túi mật là một cơ quan nhỏ ngay bên dưới gan, là nơi dự trữ dịch mật. Khi ăn, dịch mật sẽ được tiết vào ruột non để làm nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn
  • Cơ chế hình thành sỏi mật 
Sỏi thận hình thành do nồng độ cholesterol, chất béo, protein,... làm muối mật, và bilirubin dư thừa gây mất cân bằng trong dịch mật sẽ tạo thành sỏi mật trong mật. Chất này làm cô đặt mật tạo thành viên sỏi mật gây đau bụng, buồn nôn, viêm túi mật hay thậm chí là bít đường dẫn mật.
Sỏi thường kết tụ trong túi mật hoặc ống gan, ống mật chủ. Sự mất cân bằng dịch mật, tình trạng nhiễm khuẩn, ứ trệ dịch mật khiến sỏi hình thành nhanh hơn. 
  • Các nguyên nhân dễ khiến hình thành sỏi mật 
Những người ăn uống nhiều chất béo, cholesterol nhưng ít chất xơ cùng với lối sống ít vận động, tình trạng béo phì hoặc người bệnh tiểu đường, bệnh đường ruột và lạm dụng thuốc (thuốc ngừa thai, thuốc mỡ máu) có nguy cơ hình thành sỏi cao hơn người bình thường. 
Sỏi mật

Sỏi thận 

Sỏi thận hình thành do một lượng lớn khoáng chất tích tụ và lắng đọng trong thận, bàng quang, niệu quản sẽ tạo ra những khối rắn và đóng thành dạng tinh thể. 
  • Cơ chế hình thành sỏi thận  
Hình thành khi các khoáng chất như canxi, oxalat, và axit uric kết tụ trong thận. Sỏi thận được hình thành khi lượng nước tiểu giảm và nồng độ chất khoáng tăng cao, từ đó sỏi hình thành trong thận (một hoặc cả hai bên thận) hoặc đường tiết niệu. Tuy nhiên, sỏi có thể phát triển và có nhiều kích thước, nó di chuyển đến bất kỳ bộ phận nào trong đường tiết niệu như niệu quản, bàng quang và niệu đạo. 
Đối với sỏi có kích thước nhỏ thường không gây ra triệu chứng nào và được tống ra ngoài khi đi tiểu bình thường. Nhưng với trường hợp sỏi lớn nằm trong thận hoặc đường tiết niệu sẽ gây cọ xát dẫn đến tổn thương và đau, thậm chí gây tắc đường dẫn nước tiểu nên cần can thiệp tây y để điều trị ngay lập tức.
  • Các nguyên nhân dễ khiến hình thành sỏi thận 
Chế độ ăn uống không lành mạnh và các thói quen hằng ngày khiến cơ thể dễ tích tụ khoáng chất dư thừa và hình thành sỏi thận như ăn nhiều protein động vật, thói quen ăn mặn và các gia vị công nghiệp, đồ ăn dầu mỡ nó làm tăng quá trình tuần hoàn và đào thải, uống ít nước khiến nước tiểu trở nên đậm đặc. Các thói quen như lạm dụng thuốc kháng sinh, nhịn ăn sáng khiến dịch mật tiêu hoá thức ăn bị tích tụ trong túi mật và đường ruột dẫn tới sỏi thận, nhịn tiểu thường xuyên dẫn đến khoáng chất lắng đọng trong thận, người mắc bệnh gout, người béo phì cũng là nguyên nhân có thể hình thành nên sỏi thận cao hơn người bình thường. 
Sỏi thận

Kết luận 

Cả sỏi mật và sỏi thận là hai bệnh lý khác nhau và đều được hình thành do sự rối loạn các chuyển hoá các chất trong cơ thể dẫn đến sự mất cân bằng giữa các thành phần trong dịch mật và nước tiểu. Nguyên nhân dẫn đến hình thành sỏi chính là do chế độ ăn uống không lành mạnh gây mất quân bình. 
Gan tạo ra mật, ăn nhiều đồ ăn có chứa muối các loại axit béo (đặc biệt là nước cốt dừa, phô mai, đồ chua,...) sẽ gây kết tụ sạn ở mật hoặc sỏi thận. Dịch tuỵ với ống dẫn mật dẫn dịch mật đi xuống đường ruột để tiêu hoá thức ăn, chất béo, protein. Sỏi mật lớn có thể rơi vào ống dẫn mật, làm tắc nghẽn nơi dịch mật và dịch tụy đổ vào ruột. Điều này có thể dẫn đến bít ống dẫn tuỵ, viêm tụy hoặc viêm đường mật.
=> Những viên sỏi thận có thể được đẩy ra qua đường nước tiểu còn sỏi mật được tống xuống ruột non theo dòng chảy dịch mật mà không bị đào thải ra ngoài giống như sỏi thận. 

Áp dụng lối sống thuận tự nhiên hỗ trợ điều trị sỏi mật, sỏi thận

Hạt sỏi có thể được đánh tan nếu chúng ta biết cách ăn uống theo thực dưỡng hiện đại phải có sự theo dõi của bác sĩ để xác định kích thước và vị trí sỏi chính xác nhất. 
Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng vào hỗ trợ điều trị sỏi mật vì nó liên quan đến tuyến tụy. Tuyến tụy sản xuất dịch tuỵ và đổ vào ruột cùng với dịch mật giúp tiêu hóa protein, tinh bột và chất béo. Sỏi mật có thể rơi vào ống dẫn mật, làm tắc nghẽn dịch mật và dịch tụy đổ vào ruột gây hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể. 
Để đánh tan được sỏi mật hay sỏi thận cần thay đổi cách chế độ ăn uống theo lối sống thuận tự nhiên 
Đầu tiên, thực hiện 7 bước lập lại quân bình, tránh ăn câu số 3 và ăn theo câu số 5 trong quyển sách 33 câu hỏi đáp thực dưỡng.
Sau đó ưu tiên ăn các món ăn tốt cho bệnh sỏi như:
Thức ăn tránh ăn khi mắc bệnh sỏi:
  • Hạn chế ăn muối mè.
  • Không uống vitamin C và Canxi vì dễ kết sạn ở mật.
  • Không ăn hải sản, nước trái cây, bia, rau sống.
  • Không ăn đồ mặn, chế biến món ăn nhạt hơn.
Hạn chế ăn muối mè
Các loại thức uống
  • Nước xích tiểu đậu nấu phổ tai.
  • Trà bancha + Nước tương tamari + gừng + mơ muối: nếu khó tiêu, uống trước khi ăn sáng. Thêm 1 muỗng củ cải nạo.
  • Mỗi sáng nhai 1 miếng bí rợ sống cỡ bằng ngón chân cái (trước khi ăn, rửa qua nước muối, phải trụng sơ nước sôi để tiêu diệt ký sinh trùng), để kéo mật ra ngoài.
  • Lá ngò gai hơ lửa + ngò rí sắc đặc rồi uống (1 tuần/ lần)
Bên cạnh đó cần chăm sóc ngoại khoa như đắp nước gừng ấm hoặc đắp cao khoai sọ sau lưng.
Cuối cùng, dùng thêm trợ phương như Hồi sinh miễn dịch hay Phục Hồi Sinh Lực, Canh dưỡng sinh, Desmodin Kim Tiền Thảo
Các trợ phương hỗ trợ
Khi áp dụng kiên trì cùng với thăm khám bác sĩ là phương pháp an toàn nhất để cải thiện vấn đề về sỏi. Nhưng hãy nhớ cần có sự theo dõi của bác sĩ và hỏi thêm ý kiến chuyên gia về kích thước và vị trí sỏi để có cách điều trị hợp lý nhất. Nếu sỏi còn nhỏ thì khi áp dụng cách ăn uống sẽ giảm kích thước sỏi hoặc đánh tan sỏi tự nhiên. Còn sỏi lớn, đặc biệt là sỏi mật cần phải can thiệp Tây Y để điều trị hoặc phẫu thuật để chống viêm sưng cơ thể. 
=> Tham khảo thêm: Tổng hợp Video về bệnh sỏi thận, mật, bàng quang - Lương Y Trần Ngọc Tài 
Trên đây là những thông tin giải đáp cho câu hỏi sỏi mật và sỏi thận hình thành như thế nào mà Tiến Khang đã tổng hợp. Những thông tin về giải pháp ngừa ngừa được tham khảo từ chuyên gia thực dưỡng uy tín nên đảm bảo tính chính xác và hiệu quả cao. Tiến Khang hy vọng những thông tin trên giúp bạn hiểu rõ về hai loại sỏi hình thành trong cơ thể. Vì sỏi hình thành âm thầm, không có triệu chứng nên để phòng ngừa và phát hiện sớm, hãy khám sức khỏe định kỳ để tầm soát bệnh tật và phát hiện sỏi mật và sỏi thận sớm nhất né
Xem các thông tin hữu ích khác tại:
=> Những món ăn bổ gan nhưng có rất ít người để ý
=> Cảnh báo tình trạng gan bị suy giảm chức năng thông qua mụn
=> Đối với bệnh gan - Liệu pháp tự nhiên nào hỗ trợ tốt nhất
Chia sẻ bài viết
Có thể bạn quan tâm
Về đầu
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng