Bé bị táo bón nên ăn cháo gì? Top 5 món cháo dễ tiêu hoá cho trẻ
Nguyên nhân khiến bé bị táo bón
Trước khi tìm hiểu bé bị táo bón nên ăn cháo gì, các mẹ cũng nên nắm được những nguyên nhân khiến cho trẻ bị táo bón để phòng tránh:
- Nguyên nhân chủ yếu là do các giai đoạn chuyển đổi và làm quen thức ăn khác khiến bé dễ bị táo bón. Trẻ ăn dặm từ 6 tháng tuổi trở lên thường gặp các vấn đề về tiêu hóa nhiều nhất vì hệ tiêu hóa còn non nớt, chưa quen với những món ăn đặc hơn sữa mẹ.
- Chuyển từ bột sang cháo, cháo sang cơm cũng dễ mắc bệnh tiêu hoá. Nên mẹ cần xây dựng thực đơn giàu chất xơ, giúp đẩy lùi táo bón và có lợi cho hệ tiêu hóa trẻ trong giai đoạn này.
- Ngoài ra còn các nguyên nhân khác như trẻ bị dị ứng với các loại sữa công thức, không uống đủ nước hoặc chế độ ăn thiếu chất xơ.
Bé bị táo bón nên ăn cháo gì?
Cháo hạt kê bí đỏ
Chuẩn bị nguyên liệu
- Hạt kê: 50 gram
- Cà rốt: 15 gram
- Bí đỏ: 15 gram
- Bông cải xanh: 20 gram
- Cà rốt, bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch thái nhuyễn, bông cải xanh cũng rửa thật sạch và thái nhỏ để nấu nhanh chín hơn. Hạt kê ngâm với nước khoảng 3 giờ sau đó rửa sạch rồi để ráo nước.
- Cho hạt kê vào nồi, thêm nước và đun với lửa nhỏ cho cháo chín mềm và nhừ
- Khi cháo chín cho tất cả nguyên liệu gồm cà rốt, bí đỏ, bông cải xanh vào nấu cùng. Nêm nếm gia vị nhạt, nấu thêm cho cháo chín và mềm thì tắt bếp.
- Tuỳ vào khả năng ăn thô của bé mà có thể xay nhuyễn cháo một lần nữa để tránh hóc nghẹn cho bé.
Cháo đậu xanh bí đỏ
Chuẩn bị nguyên liệu
- Đậu xanh hữu cơ: 20 gram
- Bí đỏ: 15 gram
- Sơ chế nguyên liệu: Ngâm đậu xanh qua đêm trước khi nấu để đậu nhanh mềm và chín đều hơn. Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch và thái nhuyễn
- Cho đậu xanh và nước vào nấu cùng. Hầm đến khi đậu chín nhừ. Khi sôi nhớ dùng thìa vớt hết bọt để cháo trong hơn.
- Đậu nở bung thì cho bí vào hầm cùng ninh đến khi bí chín nhừ, nêm nếm lại sau đó tắt bếp.
- Tuỳ vào khả năng ăn thô của bé mà có thể xay nhuyễn cháo một lần nữa để tránh hóc nghẹn cho bé.
Cháo cải bó xôi
Chuẩn bị nguyên liệu
- Gạo lứt
- Cải bó xôi: 1 bó lá nhỏ
- Sơ chế nguyên liệu: Cải bó xôi rửa sạch, luộc sơ và đem thái nhỏ hoặc xay nhuyễn.
- Cho gạo và nước vào nồi để nấu cháo. Khuấy đều đến khi hỗn hợp cháo chín nhừ.
- Cho rau bó xôi đã xay vào nấu cùng với cháo, khuấy đều để hoà quyện với nhau. Sôi lần nữa thì nêm nếm gia vị rồi tắt bếp.
- Tuỳ vào khả năng ăn thô của bé mà có thể xay nhuyễn cháo một lần nữa để tránh hóc nghẹn cho bé.
Cháo yến mạch rong biển
Chuẩn bị nguyên liệu
- Yến mạch nguyên chất: 30 gram
- Rong biển wakame: 3-4 sợi
- Nấm rơm: 3-4 nấm
- Sơ chế nguyên liệu: Rong biển ngâm nước cho nở mềm, rồi rửa lại thật sạch với nước, cắt thành từng miếng nhỏ. Nấm rửa sạch và thái nhuyễn. Ngâm yến mạch với nước trong 10 phút
- Cho yến mạch vào nồi và đun lên cho thêm nước để cháo được loãng hơn.
- Khi yến mạch chín mềm, cho thêm rong biển và nấm rơm vào nấu cùng. Khuấy đều cháo để không bị khét.
- Nếu chéo đến khi chín nhừ, nêm nếm nhạt. Sau đó tắt bếp
- Tuỳ vào khả năng ăn thô của bé mà có thể xay nhuyễn cháo một lần nữa để tránh hóc nghẹn cho bé.
Cháo rau dền nấu tôm
Cháo rau dền - loại rau có vị ngọt cùng với công dụng nhuận trường và giảm táo bón cho bé hiệu quả.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Bột gạo lứt: 20 gram
- Vài lá rau dền
- Tôm
Các bước thực hiện
- Sơ chế nguyên liệu: Rau dền rửa thật sạch và băm nguyễn. Tôm chỉ lấy phần thịt và làm sạch đem đi xay nhuyễn.
- Đun sôi nước sau đó cho rau dền và tôm đã xay nhuyễn vào nấu đến khi chín
- Sau khi hỗn hợp đã chín cho bột gạo vào để nấu cháo, khuấy đều tay tránh bị khét.
- Cháo chín thì nêm nếm gia vị phù hợp rồi tắt bếp.
- Tuỳ vào khả năng ăn thô của bé mà có thể xay nhuyễn cháo một lần nữa để tránh hóc nghẹn cho bé.
Một số lưu ý giúp bé nhanh hết táo bón
Ngoài cho bé ăn cháo với các thành phần giàu chất xơ, mẹ cũng nên lưu ý những điều dưới đây để giúp đẩy lùi chứng táo bón nhanh chóng hơn:
- Nên kết hợp nhiều phương pháp như cho con uống nhiều nước, massage bụng và khuyến khích trẻ vận động,… để kích thích nhu động ruột hoạt động tốt hơn, tăng tốc độ đẩy phân ra ngoài.
- Không nên cho trẻ bị táo bón ăn các thực phẩm như thịt đỏ, bánh mì, ngũ cốc tinh chế,...vì sẽ khiến tình trạng trầm trọng hơn.
- Chế biến món ăn cho bé chỉ nêm nhạt hơn so với khẩu vị người lớn. Đặc biệt đối với trẻ dưới 1 tuổi thì không nên nêm muối.
- Cho bé uống men vi sinh probiotics dành cho trẻ em: Để giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ từ 0-3 tuổi các mẹ có thể sử dụng sản phẩm bột men vi sinh dành cho bé Life-Space Probiotic For Baby. Đây là sản xuất của Úc, trong 1 muỗng bột men vi sinh có chứa đến 10 chủng lợi khuẩn, cao hơn rất nhiều các loại vi sinh dành cho trẻ khác trên thị trường. Men này chứa đến hơn 7.5 tỷ lợi khuẩn, sản xuất dành riêng cho trẻ em nên đã được kiểm nghiệm khắt khe, an toàn tuyệt đối cho trẻ nhỏ nên các mẹ yên tâm cho bé sử dụng. Ngoài công dụng phòng ngừa các bệnh về hệ tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, còn hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa các bệnh cảm cúm, sốt, giúp bé ăn ngon hơn. Men vi sinh Probiotics cho trẻ được điều chế theo dạng bột tiện lợi, bạn có thể pha trực tiếp vào sữa, nước ấm hoặc thức ăn cho trẻ
=> Cháo Thực Dưỡng Là Gì? Hướng Dẫn Cách Nấu Một Số Loại Cháo Thực Dưỡng Tốt Nhất
=> Hướng Dẫn 6 Cách Nấu Cháo Yến Mạch Cho Bé Ăn Dặm Bổ Dưỡng
=> Cách nấu cháo hạt kê cho bé ăn dặm thơm ngon và bổ dưỡng