Vì sao bột ngọt đầy hóa chất mà con người lại sử dụng mỗi ngày?
Bột ngọt là gì?
Được phát hiện bởi nhà khoa học người Nhật Bản Kikunae Ikeda vào năm 1908. Tiến sĩ đã phát hiện ra vị umami được làm từ glutamate - một axit amin cấu tạo của protein phổ biến trong thực phẩm và trong cơ thể con người.
Trong quá trình nghiên cứu, ông nhận ra thành phần chính của rong biển phổ tai Kombu có vị đặc biệt là umami. Ông đã phát triển ra phương pháp để sản xuất monosodium glutamate - tức là bột ngọt.
Lợi ích lớn nhất của bột ngọt là tăng hương vị cho món ăn, giúp khuếch đại và tăng mùi vị thực phẩm mang lại hương vị umami cho món ăn.
So sánh bột ngọt ngày xưa và ngày nay
Quy trình sản xuất
- Ngày xưa: Bột ngọt được chiết xuất từ rong biển phổ tai (kombu), một loại rong biển giàu axit glutamic. Phải áp dụng phương pháp thủ công và cần nhiều thời gian. Quá trình chiết xuất này phức tạp và không thể sản xuất với số lượng lớn như ngày nay. Phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu tự nhiên nên không mở rộng quy mô sản xuất công nghiệp lớn được.
- Ngày nay: Bột ngọt hiện đại thường được sản xuất thông qua quá trình lên men tự nhiên của nguyên liệu như mía đường, củ cải đường, sắn, ngô, ngũ cốc. Các vi khuẩn chuyển hóa đường từ nguyên liệu thô thành axit glutamic, sau đó axit này được trung hòa với natri để tạo ra bột ngọt. Nó cũng chỉ là một chất phụ gia, chất điều vị thực phẩm được tách lọc, tinh chế và tổng hợp bằng hóa chất nhân tạo nên sản xuất với số lượng lớn và giá thành rẻ, không phụ thuộc nguồn nguyên liệu hiếm. Bênh cạnh đó, nếu nguồn nguyên liệu không sạch sẽ, sử dụng phân bón hoá học, thuốc trù sâu,.. thì vẫn có thể tồn động nhiều chất độc và con người sẽ hấp thu thêm các chất độc từ loại gia vị này.
Chất lượng và độ tinh khiết
- Ngày xưa: Bột ngọt thời kỳ đầu có thể không tinh khiết như hiện nay, do quy trình sản xuất thủ công và các công nghệ lọc chưa tiên tiến. Tuy nhiên, nó vẫn được coi là một sản phẩm tự nhiên, an toàn tuyệt đối và được nhiều người tin dùng.
- Ngày nay: Công nghệ hiện đại, bột ngọt ở dạng tổng hợp muối natri của axit glutamic được trung hòa bằng NaOH để tạo thành bột ngọt. Sử dụng chất hoá học, quá trình làm lạnh, kết tinh cao nên có độ tinh khiết rất cao. Chất thải bột ngọt phân hủy trong môi trường nước có thể gây ra sự phát triển của vi khuẩn hoặc tảo, làm cạn kiệt oxy và thay đổi chất lượng nước, khiến cá trong hồ gặp khó khăn trong việc thở khiến cá bị ngạt và chết hàng loạt.
Nhận thức của người tiêu dùng
- Ngày xưa: Khi bột ngọt mới được phát minh, đã nhanh chóng được đón nhận và ứng dụng vào ẩm thực truyền thống Nhật Bản và sau đó lan rộng ra các nước khác.
- Ngày nay: Nhận thức của người tiêu dùng đã thay đổi. Một số người lo ngại về các tác động tiềm ẩn của bột ngọt đối với sức khỏe khi sử dụng nhiều và thường xuyên. Điều này dẫn đến các chiến dịch tuyên truyền chống lại việc sử dụng bột ngọt trong thực phẩm. Bên cạnh đó, những tìm kiếm liên quan đến sản phẩm tự nhiên và sạch thay thế cho bột ngọt được nhiều người quan tâm nhiều hơn.
Ứng dụng trong ẩm thực
- Ngày xưa: Bột ngọt chủ yếu được sử dụng trong nêm nếm món ăn trong gia đình và trong một số món ăn truyền thống của người Nhật để tăng cường hương vị umami tự nhiên.
- Ngày nay: Bột ngọt được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thực phẩm, chế biến thực phẩm nhanh, thực phẩm đóng hộp, sản phẩm ăn liền. Đây là những thực phẩm chứa nhiều thành phần gia vị công nghiệp như đường, muối, bột ngọt hoàn toàn không tốt cho sức khỏe khi hấp thụ vào cơ thể gây ra nhiều bệnh tật trong xã hội phát triển.
Thay thế và xu hướng hiện đại
Ngày nay: Với xu hướng ẩm thực lành mạnh, các nguyên liệu tự nhiên như nấm shiitake, tảo biển, tương miso, nước tương được tìm thấy là những nguồn cung cấp vị umami tự nhiên, thay thế cho bột ngọt công nghiệp và an toàn cho sức khoẻ hơn.
=> Tóm lại, mặc dù bột ngọt vẫn giữ vai trò quan trọng trong ẩm thực hiện đại, nhưng cách sản xuất và nhận thức về nó đã thay đổi đáng kể theo thời gian do thành phần và quy trình sản xuất không còn tự nhiên và thủ công an toàn nữa.
Vì sao bột ngọt đầy hóa chất mà con người lại sử dụng mỗi ngày?
Khả năng tăng cường hương vị
Thói quen và văn hóa ẩm thực
Nhiều người đã quen với việc sử dụng bột ngọt và không thể thiếu để tạo ra hương vị đúng chuẩn. Nhưng thường nêm không đúng liều lượng cho phép nên gây ra các vấn đề sức khoẻ từ nhẹ đến nặng mà không nhận ra như mệt mỏi, chóng mặt, tăng huyết áp, đau đầu, tim đập nhanh hay “say bột ngọt”,....
Tại các nước châu Á như Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc..., người dùng có thói quen sử dụng bột ngọt trực tiếp trong quá trình nêm nếm món ăn để tạo ra vị ngon hay trung hoà vị mặn. Còn các nước phát triển như Mỹ, Châu u bột ngọt được sử dụng nhiều trong thực phẩm chế biến sẵn, snack, đồ ăn đóng hộp và nhà hàng.
Sự tiện lợi và chi phí thấp
Chấp nhận từ các cơ quan y tế
Nhưng các lo ngại và tranh cãi về tác động sức khỏe của bột ngọt vẫn có thể xảy ra và tác hại tiêu cực cho sức khỏe trong thời gian dài và đến từ nhiều nguồn khác nhau không chỉ sử dụng ở nhà mà còn ở các hàng quán, nhà hàng và thực phẩm công nghiệp, đóng hộp nên càng khó kiểm soát liều lượng hơn.
Thiếu thông tin và nhận thức
Bột ngọt không phải gia vị bị cấm nên vẫn có mặt trong thực phẩm nhưng được sử dụng với nhiều liều lượng khác nhau không theo khuyến cáo. Các nước ăn uống lành mạnh như Thụy Điển, Na Uy, và Đan Mạch hay người theo lối sống thuận tự nhiên ưa chuộng chế độ ăn uống hữu cơ, sạch, ưu tiên thực phẩm tự nhiên kể cả gia vị. Những người này không sử dụng các chất phụ gia và tránh hoàn toàn bột ngọt để đảm bảo vấn đề sức khoẻ và bảo vệ môi trường.
=> Mặc dù bột ngọt là một hợp chất hóa học, chất phụ gia thực phẩm nhưng do các yếu tố về hương vị, thói quen, chi phí và đã được kiểm chứng nên còn nhiều tranh cãi xoay quanh gia vị này. Nhiều người thiếu hiểu biết và thói quen ăn uống từ trước đến nay nên vẫn tiêu thụ nó hàng ngày mà không quan tâm đến sức khoẻ của bản thân và gia đình mặc dù hiện nay vẫn có các gia vị tự nhiên thay thế an toàn hơn bột ngọt.
Các sản phẩm thay thế cho bột ngọt
Shiitake Dashi
- Nấm hương tự nhiên chứa nhiều chất glutamate tự nhiên, mang lại vị umami tương tự như bột ngọt.
- Rong biển phổ tai Kombu: Là một thành phần phổ biến trong ẩm thực Nhật Bản, giàu glutamate thường được sử dụng để nấu nước dùng dashi, mang lại hương vị đậm đà mà không cần bột ngọt.
Bột nêm ngưu báng
Có thể sử dụng bột nêm này để nêm nếm các món ăn thực dưỡng thay thế cho bột ngọt để món ăn có thể trở nên đậm đà và thơm ngon hơn. Sản phẩm 100% thiên nhiên nên phù hợp cho trẻ nhỏ và người đang điều trị bệnh.
Bột nêm này còn giúp phòng chống bệnh ung thư, tan sỏi thận và phòng ngừa được các bệnh ung bướu, phòng chống tiểu đường, tim mạch,...Tạo điều kiện thuận lợi để cơ thể tái tạo lại quân bình nhanh chóng biến bệnh tật thành sức khỏe.
=> Bột Nêm Ngưu Báng - Bịch (200gram)
Nước tương Tamari lâu năm
Tương Tamari là một loại nước tương thực dưỡng, được lên men theo phương pháp cổ truyền của người Nhật. Là sản phẩm của quá trình sản xuất tương miso từ đậu tương và muối. Ủ càng lâu thì thành phần dưỡng chất sẽ càng nhiều, thời gian tối thiểu là 1.5 - 3 năm.
Nước tương Tamari Nhật có hàm lượng đạm cao mang lại giá trị dinh dưỡng dồi dào và ngăn ngừa bệnh tật hiệu quả.
=> Tương Genuine Tamari - Chai (500ml)
=> Tương Tamari Organic - Chai (900ml) - Nhập khẩu nguyên chai
Tương miso
- Hatcho Miso được lên men từ đậu nành hữu cơ, nấm men Koji và muối biển tự nhiên thông qua quá trình lên men chậm thời gian 3 năm trong thùng gỗ tuyết tùng. Chính vì thế mà hoàn toàn không chứa thành phần hoá học, không chứa bột ngọt, không chất phụ gia, có vị umami đặc trưng, màu sậm phù hợp với chế độ thực dưỡng và ăn thuần chay tốt cho bệnh tim, tiểu đường, phong thấp, bệnh ngoài da, khử hóa chất có trong rau củ, trung hòa âm dương cho món ăn,...
- Mugi Miso là loại tương được làm từ hạt đậu nành không biến đổi gen, lúa mạch lên men cùng với nấm Koji tối thiểu 8 tháng. Trong quá trình lên men sẽ sinh ra rất nhiều vi sinh vật có lợi trong chuyển hóa thức ăn. Ngoài bổ sung dưỡng chất, tương rất dương nên có khả năng giúp trung hòa và khử đi các loại hóa chất có trong rau củ, giúp bảo vệ tim mạch, khai thông mạch máu, tốt cho thận,...
=> Mugi Miso - Bịch (400 gram) - Tốt cho người bệnh thận
Sử dụng các gia vị này không chỉ giúp món ăn có hương vị đậm đà mà còn giữ được tính tự nhiên, an toàn cho sức khỏe và hoàn toàn không chứa chất hoá học hay bột ngọt, phù hợp với nguyên tắc của chế độ ăn thực dưỡng.
Nếu bạn muốn biết thêm thông tin về các loại gia vị trong thực dưỡng thì hãy liên hệ ngay với Tiến Khang qua hotline 0776 74 55 22 - 0779 74 55 22 để được tư vấn và đặt hàng sớm nhất nhé!
Sự phổ biến của bột ngọt trong ẩm thực hiện đại phản ánh một thực tế rằng, mặc dù nhận thức được những nguy cơ sức khỏe nhưng con người vẫn bị cuốn hút bởi thói quen và sự tiện lợi mà bột ngọt mang lại. Điều này đặt ra một thách thức lớn đối việc cân bằng giữa hương vị và sức khỏe. Bài viết này, Tiến Khang đã giải đáp xong thắc mắc “Vì sao bột ngọt đầy hóa chất mà con người lại sử dụng mỗi ngày?”, nó là chất hoá học gây hại nên bạn cần tránh xa nó ngay từ hôm nay. Có nhiều gia vị tự nhiên có thể thay thế cho bột ngọt vừa an toàn vừa tự nhiên nên đừng sử dụng nó trong bữa ăn hằng ngày nữa nhé!
Xem các thông tin liên quan khác tại:
=> Những nguyên nhân khiến cho bệnh tật tái đi tái lại
=> Sự khác nhau giữa ăn chay ngày xưa và ăn chay ngày nay
=> Vì sao người Châu Á lại có tỉ lệ mắc bệnh suy thận cao hơn so với người Châu Âu, Châu Mỹ?