• 0776 74 55 22
  • 0979 00 55 22
  • 0779 74 55 22
  • 0978 17 45 30

Ăn lạnh uống lạnh thường xuyên có tốt hay không?

Ngày đăng23/10/2024
186Lượt xem
Nguồn tintienkhang.com
0
Với cái nóng của thời tiết và cuộc sống hiện nay, nhiều người hay hạ nhiệt bằng cách uống nước lạnh để trong tủ lạnh, pha đá hay ăn thực phẩm lạnh như trái cây. Ngoài mặt giúp chúng ta giải tỏa cơn khát, hạ nhiệt cơ thể, nhưng nếu lạm dụng việc ăn lạnh, uống lạnh thường xuyên sẽ dẫn đến nhiều hệ quả khôn lường cho sức khỏe con người. Bài viết sau đây Tiến Khang sẽ giúp các bạn làm rõ hơn vấn đề ăn lạnh uống lạnh thường xuyên có tốt hay không? Và nên ăn uống như thế nào để đảm bảo sức khỏe.

Ăn lạnh, uống lạnh thường xuyên có tốt hay không?

Ăn đồ lạnh, uống nước lạnh từ lâu đã là thói quen của biết bao nhiêu người, là những cách giúp con người chúng ta giải khát, làm mát cơ thể. Nhưng bạn có nghĩ đến việc cơ thể của chúng ta sẽ hoạt động như thế nào để hấp thu lượng thực phẩm lạnh hơn so với nhiệt độ trong người không?

“Chất lạnh được cơ thể hấp thụ thế nào?

Theo một số nghiên cứu cho thấy rằng, đối với đồ ăn, thức uống lạnh, cơ thể sẽ hấp thụ khó khăn hơn so với đồ nóng, vì các bộ phận phải đưa chúng về nhiệt độ cơ bản. Điều đó có nghĩa là, cơ thể sẽ phải nỗ lực gấp đôi để làm ấm thức ăn trước khi tiêu hóa. Điều này có thể khiến cơ thể nhanh chóng lão hóa. Ví dụ như nếu ăn súp, dạ dày chỉ mất 15 phút để tiêu hóa, còn các đồ ăn uống lạnh trong tủ lạnh như trái cây lại mất tới hơn 30 phút. Ngược lại, đối với thức ăn nóng và đồ uống nóng, cơ thể sẽ không cần phải “gồng mình” để làm ấm, tiêu hóa và hấp thụ thức ăn nhanh hơn.
Thức ăn đồ uống nóng, lạnh được cơ thể hấp thụ bao lâu?

Ảnh hưởng của đồ lạnh, nước lạnh đến cơ thể

Đồ uống lạnh, hay nước đá và các loại trái cây như chuối, dưa hấu, táo,... vốn dĩ là loại thực phẩm đã rất âm. Việc bảo quản các loại trái cây này trong tủ lạnh lâu ngày, sẽ làm tăng thêm tính hàn, “lạnh lại càng lạnh”, chưa kể có thể tích tụ nhiều vi khuẩn có hại. Thói quen sử dụng chúng lâu ngày chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể, nghiêm trọng hơn là các bệnh lý về thận và gan.

Từ xưa, Đông y đã từng nói “Thận ố hàn” (thận ghét lạnh). Thực tế, không chỉ thận ghét lạnh mà những cơ quan khác như gan, tỳ, phổi cũng ”sợ” lạnh. Lạnh là hàn, mà hàn thuộc âm. Hơn nữa quả thận trong Đông y rất quan trọng, được xem là sinh mệnh của con người, chứ không đơn thuần chỉ là quả thận. Khi uống nhiều nước đá, ăn nhiều đồ lạnh lâu ngày, tức là chúng ta để lạnh tấn công liên tục, cơ thể bắt đầu tổn phí năng lượng hóa giải chất lạnh, dẫn đến suy yếu thận. Không những thế, “âm hàn” vào trong cơ thể sẽ dễ làm đông và vón cục các cặn bã, chất nhờn lâu ngày tích tụ ở thận, gây ra sỏi thận. Nếu không ngưng kịp thời, chức năng thận sẽ suy giảm dẫn đến hại thận, hư thận và suy thận nghiêm trọng. 

Ngoài ra, ăn lạnh, uống lạnh thường xuyên còn gây ra một số vấn đề sức khỏe khác như cảm giác khó chịu trong dạ dày, dẫn đến rối loạn tiêu hóa hoặc nghiêm trọng hơn là các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Vì khi gặp lạnh, lưu thông nước trong cơ thể không tốt sẽ làm co mạch máu, làm giảm máu đi nuôi niêm mạch.

Không chỉ dừng lại ở đó, thói quen xấu này còn ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và các vấn đề về hô hấp như cảm cúm và viêm vọng.

Đối với trẻ nhỏ đường ruột yếu, dùng thực phẩm lạnh thường xuyên sẽ dễ sinh bệnh. Người lớn tuổi, đặc biệt là những người mắc bệnh tim mạch, ăn uống đồ lạnh nhiều sẽ gây bất ổn cho dạ dày, dẫn đến co thắt mạch máu não, từ đó gây ra những cơn đau thắt tim.

=> Xem thêm: Vì sao suy thận ngày càng trẻ hóa?

Ảnh hưởng của thức ăn lạnh, thức uống lạnh đến cơ thể

Giải pháp thay cho thói quen ăn lạnh, uống lạnh trong thực dưỡng

Có thể thấy, thực uống lạnh, đồ ăn lạnh, đặc biệt là khi bảo quản trong tủ lạnh, mặc dù giúp chúng ta giải nhiệt, nhưng nếu sử dụng thường xuyên, lâu ngày sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy không tốt. Vậy cần phải hạn chế hoặc có những giải pháp sử dụng và thay thế hiệu quả để không ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • Thức ăn nguội, hoặc được bảo quản trong tủ lạnh cần được đem hâm nấu lại, có thể hấp bằng cách chưng cách thủy trước khi sử dụng lại. Lưu ý khi chế biến lại nên nấu, hấp lửa nhỏ, để “chất lạnh” từ từ mất dần từ bên trong lẫn bên ngoài thức ăn. Vì nếu nấu cao lửa thì “chất lạnh” chỉ giảm được bên ngoài, bên trong vẫn còn, không tốt khi sử dụng.
  • Với thức uống lạnh như nước đá, nước lạnh trong tủ lạnh thì bạn nên hạn chế sử dụng. Có thể nấu lại nước trước khi dùng để làm ấm cơ thể. Trước bữa ăn, nên uống nước ấm khoảng 20 phút, sau bữa ăn ít nhất khoảng 30 phút.
  • Lựa chọn thay thế tốt hơn là bạn có thể dùng súp nóng hàng ngày như súp canh rong biển, súp miso rau củ, ngũ cốc dinh dưỡng, các thức uống nóng như trà nóng ấm, nước chanh mật ong ấm,...để làm ấm và bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Xem thêm các sản phẩm thay thế đồ ăn, thức uống lạnh, không tốt cho sức khỏe:

=> Canh Dưỡng Sinh Hòa Tan King Kung (gói lẻ)
=> Súp miso ăn liền King Kung
=> Trà bình minh mỗi sáng
Thức ăn đồ uống thay cho thói quen ăn lạnh uống lạnh

Tóm lại, ăn lạnh uống lạnh thường xuyên đã được nhiều nghiên cứu chỉ ra là không tốt cho sức khỏe của chúng ta. “Chất lạnh” đi vào cơ thể lâu ngày sẽ tích tụ và gây ra nhiều vấn đề và có thể dẫn đến bệnh tật sau này. Ngay từ hôm nay, để bảo vệ sức khỏe bạn hãy từ bỏ thói quen ăn lạnh, uống lạnh thường xuyên, thay vào đó nên sử dụng nhiều thực phẩm ấm nóng tốt cho cơ thể. Đây chính là giải pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cơ thể, phòng ngừa và điều trị bệnh tật một cách hiệu quả.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về các vấn đề sức khỏe, đừng ngần lại liên hệ Tiến Khang chúng tôi qua những hotline bên dưới để được hỗ trợ kịp thời nhé!

=> Xem thêm một số thông tin hữu ích khác:
Chia sẻ bài viết
Có thể bạn quan tâm
Về đầu
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng