Khám phá nguồn gốc và bí mật của váng cháo gạo lứt trong thực dưỡng hiện đại
Nguồn gốc và bí mật của váng cháo gạo lứt
Nguồn gốc váng cháo gạo lứt
Ông là một danh y nổi tiếng bậc nhất của Trung Quốc thời nhà Minh, ông nghiên cứu rất kỹ về y học cổ truyền và các loại thực phẩm. Trong tác phẩm nổi tiếng Bản Thảo Cương Mục, ông đã đề cập đến nhiều công dụng của các loại ngũ cốc, bao gồm gạo lứt (được gọi là hoàng mễ trong y học cổ truyền). Ông đề cao thực phẩm này với tính bổ dưỡng cao, cải thiện được sức khoẻ tổng thể và quý giá hơn bất kỳ thứ gì. Dựa trên kiến thức đó mà ông cho ra món váng cháo gạo lứt có tác dụng dưỡng vị, bổ tù và giúp cơ thể dễ hấp thụ hơn. Lương Y Trần Ngọc Tài đã kế thừa và mang đó vào chế độ thực dưỡng hiện đại trong nhiều năm qua.
Váng cháo gạo lứt là lớp mỏng nổi trên bề mặt cháo khi nấu từ gạo lứt. Trong y học cổ truyền, váng này được xem là phần tinh túy nhất của cháo, có tác dụng bồi bổ khí huyết, tăng cường sức khỏe, giúp thanh lọc cơ thể và hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Gạo lứt vốn dĩ giàu dinh dưỡng, chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất, và khi nấu cháo, lớp váng này được xem là phần giàu dinh dưỡng nhất, giúp làm dịu dạ dày và bổ sung năng lượng cho cơ thể. Điều này hoàn toàn thích hợp trong phương pháp thực dưỡng cũng như chế độ ăn uống phục hồi sức khoẻ, lập lại quân bình cơ thể.
Lương y Lý Thời Trân cũng khuyến khích sử dụng các thực phẩm tự nhiên như gạo lứt không chỉ trong bữa ăn hàng ngày mà còn như một phần của phương pháp trị liệu dưỡng sinh, với công dụng nuôi dưỡng cơ thể từ bên trong.
Đối với người ăn thực dưỡng cực đoan, quá khích chỉ ăn thực phẩm quá dương trong thời gian dài thì cơ thể rất dễ mắc bệnh tật thông thường như cảm cúm, sốt, ho,...Lý do chính là thiếu chân âm nên việc bổ sung váng cháo chính là giải pháp thích hợp nhất. Hỗ trợ giải cảm, bồi bổ cơ thể vô cùng tốt đẹp.
Cách nấu váng cháo gạo lứt
Nguyên liệu
- Gạo lứt: ⅓ chén, đem ngâm trong vòng 2 tiếng.
- Kỷ tử: 1 muỗng cà phê ( kỷ tử hữu cơ sẽ tốt hơn)
- Mía lau: 2 - 3 lóng
- Hạt kê lứt: 1 muỗng cà phê
- Táo đỏ hữu cơ: 2 quả
- Gừng: 2 - 3 lát
- Hồng Sâm: 2 lát (Hồng Sâm sử dụng cho người có huyết áp thấp)
- Sâm Hoa Kỳ: 2 lát (Sử dụng cho người huyết áp cao)
- Mơ muối: 1 muỗng cà phê (có thể thay thế bằng ít muối hạt Đề Gi)
Nấu bằng gạo lứt
- Cho lần lượt tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào trong nồi.
- Đối với nồi nấu chậm chuyên nấu cháo
- Bật chế độ Hight nếu nấu ban ngày
- Bật chế độ Slow để qua đêm
- Đối với nồi thường: Nấu cho đến khi sôi, sôi xong bạn hãy hạ lửa và nấu liu riu.
- Thời gian nấu trung bình là từ 4 đến 6 tiếng.
- Cứ sau 30 phút là bạn hãy khuấy đều để cháo không bị dính nồi.
- Sau từ 4 đến 6 tiếng thì bạn hãy hớt phần nhựa cháo, váng cháo bên trên cho vào chén và cho thêm nửa muỗng cà phê mật ong nguyên chất. Lúc này là bạn đã có thể dùng.
- Mỗi ngày bạn hãy dùng từ nửa chén đến 1 chén.
- Phần xác cháo còn lại hãy để cho người khỏe mạnh dùng.
- Bạn cũng có thể nấu bằng cơm lứt. Khi nấu bằng cơm lứt thì nguyên liệu cũng tương tự như nấu bằng gạo lứt.
- Cơm lứt thì bạn lấy nửa chén, dùng tay bóp nát khi nấu.
- Nấu bằng cơm gạo lứt thì thời gian nấu chỉ mất khoảng 1 tiếng 30 phút.
Tuy cách nấu không phức tạp nhưng phù hợp với người có nhiều thời gian và có đầy đủ công cụ, và đảm bảo nguồn nguyên liệu nên tỷ lệ nấu thành công món này khá thấp, thích hợp người có kinh nghiệm hơn.
=> Xem thêm: Món Ăn Hồi Phục Sức Khỏe Số 3 - Váng Cháo Gạo Lứt 7 Thành Phần
Bí mật về váng cháo gạo lứt cho người thực dưỡng
=> Một bí mật trong cách nấu váng cháo là khả năng biến hoá ở thành phần phù hợp với 7 số ăn trong thực dưỡng (7 số váng cháo)
Với mong muốn gia tăng lợi ích món váng cháo phù hợp với nhiều cơ địa khác nhau mà bác Trần Ngọc Tài đã chỉ ra cách áp dụng linh hoạt biến hoá món váng cháo gạo lứt thành 7 số ăn. Đây không còn là món ăn nữa mà là bài thiếu vô song, mang lại công dụng tuyệt vời, tốt đẹp cho sức khỏe người áp dụng thực dưỡng hiện đại.
Những người áp dụng chế độ thực dưỡng sẽ có 7 số ăn (thực dưỡng Ohsawa), phương pháp này giúp giải độc cơ thể đồng thời cân bằng axit và kiềm trong máu, sau một thời gian cơ thể sẽ nhẹ nhõm và khoẻ mạnh hơn rất nhiều. Nên các chuyên gia khuyến khích không áp dụng cực đoan 1 số nào (thông thường nhiều người mắc sai làm chỉ ăn mỗi số 7 là gạo lứt muối mè). Việc áp dụng linh thông nhiều số ăn và luân phiên với nhau được khuyến khích hơn.
Nhiều người chưa rõ quy luật âm dương, họ nghĩ ăn nhiều thức ăn dương sẽ tốt cho cơ thể. Đến khi cơ thể bị dư âm hay bệnh cảm thì lại ăn thêm các thực phẩm dưỡng khác như nước gạo rang, ăn tekka, hay gạo lứt muối mè để cân bằng lại bệnh âm và sẽ hết bệnh. Nhưng thật ra, khi cơ thể thiếu âm cách bổ sung chân âm tốt nhất lại là váng cháo gạo lứt. Khi đó cơ thể sẽ quân bình và nhanh hết bệnh cảm, sốt,...Ngoài ra khi ăn đầy đủ chân âm có thể còn sẽ mập mạp ra, da dẻ hồng hào, tràn đầy sức sống trở lại.
Việc áp dụng thành công còn phụ thuộc vào thể trạng, tình hình sức khoẻ của mỗi người nên trước khi áp dụng hãy hỏi thêm ý kiến chuyên gia và lời khuyên từ người có kinh nghiệm tránh tình trạng cơ thể thiếu chất và kiệt quệ, mất quân bình.
Theo Lương Y Trần Ngọc Tài việc uống váng cháo cũng như ăn thực dưỡng, sẽ chia ra từng trường hợp mà có các loại váng cháo như váng cháo số 7, số 6, số 5,...tương ứng với 7 số ăn. Và các nguyên liệu được thêm vào chính là là những thực phẩm nên ăn trong câu số 5 (thực phẩm nên ăn trong 33 câu hỏi đáp thực dưỡng).
Dưới đây là những công thức biến hoá váng cháo được Bác Tài nhắc đến. Tuy nhiên,trước khi áp dụng vào cơ thể hãy tham khảo thêm ý kiến chuyên gia một lần nữa phù hợp với thể trạng, sức khoẻ nhé.
- Váng cháo số 7: Những người mắc bệnh ung thư, bệnh mãn tính thời gian đầu được bác sĩ khuyên ăn những món ăn dễ tiêu hoá thì có thể uống váng cháo số 7. Tức là váng cháo truyền thống được nấu từ cơm lứt sẽ dễ tiêu hơn nhằm hỗ trợ điều trị và để tăng cường sức khỏe. Lúc này không thêm bất kỳ nguyên liệu nào khác.
- Váng cháo số 5, 6: Khi đã hơi mạnh mạnh, cơ thể đỡ mệt thì có thể chuyển sang nấu váng cháo số 6 hoặc số 5. Lúc này nấu váng cháo sẽ thêm ít xích tiểu đậu vào. Chỉ được thêm duy nhất xích tiểu đậu mà không cho loại đậu nào khác khi cơ thể đang bệnh nặng cần phục hồi. Có thể cho đậu vào hấp với cơm rồi mang đi nấu váng cháo. Sau đó từ từ thêm ít rau củ vào như củ cải, cà rốt,..nấu cho nhừ để lấy váng cháo.
- Váng cháo số 3, 4: Khi người đã khoẻ lại thì có thể thêm đậu Hà Lan để nấu váng cháo uống. Sau đó nấu váng cháo số 3, số 4 thêm một ít súp cá hoặc súp hàu vào để bồi bổ thêm và nhanh phục hồi (chỉ nước cốt cá mà không ăn thịt cá). Nếu theo chỉ định của Bác sĩ Tây Y hoặc chuyên gia cho phép thì có thể ăn một chút thịt khi cần mà thôi (váng cháo số 2 và 1). Cứ luân phiên thêm các thành phần khác vào váng cháo khi ăn đủ 7 số đến khi cơ thể khoẻ mạnh trở lại.
- Nếu cơ thể chưa khoẻ thì quay lại uống váng cháo truyền thống với dược thảo là hồng sâm hoặc sâm cao ly (sâm hoa kỳ). Theo Lương Y nếu cơ thể vẫn còn mệt hoặc có tình trạng thiếu máu thì cần thêm các dược liệu đông y vào để củng cố lại sức khỏe. Trong đó có thang tứ vật (Đương quy, thục địa, bạch thược và xuyên khung) là những thảo dược quý, lâu đời, được chứng minh có khả năng bổ huyết và cực kỳ tốt cho sức khỏe khi thêm vào nấu váng cháo.
Cháo rau củ Genki
Đây là dạng sản phẩm ăn liền thay thế được cho váng cháo gạo lứt được các chuyên gia khuyến khích sử dụng, thích hợp với những người bận rộn, không có nhiều thời gian để nấu váng cháo tại nhà hoặc nấu nhiều lần không thành công.
Phôi cháo được làm từ gạo lứt và gạo hữu cơ 6 tháng, đặc biệt là có thêm sự kết hợp của các loại thảo dược thiên nhiên và có cả thang tứ vật bao gồm là đương quy, xuyên khung, thục địa, ý dĩ, bạch thược, địa hoàng, quế chi, táo tàu,...được phối hợp theo tỉ lệ quân bình âm dương nên bạn có thể yên tâm khi sử dụng cháo này thay cho váng cháo gạo lứt. Tuy là sản phẩm ăn liền nhưng hoàn toàn không chứa bất kỳ chất hoá học, màu thực phẩm hay chất bảo quản và không chứa chất béo gây hại nào, sản phẩm sử dụng nguyên liệu chất lượng cao và đạt chứng nhận an toàn
Vì có thêm thang tứ vật mà Genki còn có thêm công dụng là giảm đau bụng kinh, tốt cho khí huyết, tăng cường lưu thông, tốt cho chứng thiếu máu, khoẻ tóc đẹp da và duy trì quân bình cho người khoẻ mạnh. Ngoài ra vẫn giữ nguyên công dụng của váng cháo như tốt cho người mất quân bình, người bệnh nặng, bổ sung dinh dưỡng cho người già không nhai được gạo lứt, tiêu hoá kém,..,...
Ngoài ra, những người ăn thực dưỡng số 7 trong thời gian dài hoặc người ăn thực dưỡng quá khích, tức là ăn nhiều thực phẩm dương khiến cơ thể gầy, sụt cân, dễ bị bệnh, nhiễm hàn, thiếu chân âm, cần dưỡng chân âm thì dùng Genki sẽ tiện lợi và nhanh chóng hơn rất nhiều.
=> Có thể thấy đây không chỉ là váng cháo thông thường mà nó đã được phối trộn thêm các thảo dược thiên nhiên và nhiều rau củ như cà rốt, nấm, rau,...vô cùng tốt cho sức khỏe. Đây sẽ là lựa chọn hoàn hảo vừa tiết kiệm được thời gian, chi phí mà còn ăn rất ngon và tốt cho cơ thể.
Vì là sản phẩm ăn liền nên cách nấu rất đơn giản, chỉ cần cho vào chén rồi thêm nước sôi từ (95-100 độ C) và chờ trong 5 phút là có thể sử dụng. Cháo hoàn toàn không chứa các loại gia vị hóa học nên cháo sẽ có vị thanh đạm, ngọt tự nhiên đến từ các loại ngũ cốc, táo tàu rất bổ dưỡng. Nếu thích vị đậm đà thì có thể ăn kèm với Tekka Miso hoặc Natto Miso để tăng thêm hương vị cũng rất ngon.
Nếu bạn yêu thích mùi hương đặc trưng của các loại thảo dược thì có thể lựa chọn cháo rau củ Genki có tại cửa hàng Tiến Khang. Chúng tôi chính là nhà phân phối chính thức các sản phẩm của thương hiệu King Kung đến từ Đài Loan nên bạn có thể yên tâm về chất lượng. Để được tư vấn thêm về sản phẩm hoặc liên hệ đặt hàng bạn hãy gọi ngay đến hotline 0776 74 55 22 - 0779 74 55 22 nhé!
Như vậy tất cả các bí mật về váng cháo gạo lứt đã được Tiến Khang chia sẻ với bạn qua bài viết trên. Chúng tôi hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp một phần nào thắc mắc về món ăn đại bổ này khi áp dụng thực dưỡng hiện đại trong suốt quá trình điều trị bệnh của mình
Xem thêm các thông tin hữu ích khác tại:
=> 10 cách ăn thực dưỡng của tiên sinh Ohsawa
=> Những Loại Thức Ăn Cần Ăn Trong Câu Số 5 Khi Áp Dụng Lối Sống Thuận Tự Nhiên
=> Những câu hỏi liên quan đến trà bình minh