• 0776 74 55 22
  • 0979 00 55 22
  • 0779 74 55 22
  • 0978 17 45 30

Vì sao kim loại nặng thường có trong nước mắm?

Ngày đăng07/09/2024
239Lượt xem
Nguồn tintienkhang.com
0
Các sản phẩm nước mắm trên thị trường hiện nay dù sản xuất công nghiệp hay thủ công thì vẫn không tránh khỏi thành phần sẽ lẫn tạp chất hoặc kim loại nặng do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố chung không tránh khỏi trong quá trình sản xuất. Vậy bạn có biết vì sao kim loại nặng thường có trong nước mắm không?. Trong bài viết này Tiến Khang sẽ giải đáp vấn đề này, hãy theo dõi ngay bài viết bên dưới nhé!

Kim loại nặng là gì? 

Kim loại nặng là những kim loại có khối lượng riêng lớn hơn 5g/cm3. Tỷ lệ nhiễm bẩn cao, chứa nhiều độc tố độc hại. Các kim loại nặng cực kì nguy hiểm như thủy ngân, Asen, Cadmium, chì , Crom và Thallium. 
Kim loại nặng có ở trong tự nhiên và dễ dàng tìm thấy trong đất và nguồn nước gây ảnh hưởng đến thức ăn và nước uống. Tuy nhiên, khả năng phân hủy của nó cực kỳ khó.  
  • Cadimi: Có thể gây rối loạn chuyển hóa canxi, gây loãng xương, xương yếu, đau nhức khớp, viêm mũi,,...
  • Thạch tín: Có nhiều trong đá, nước và đất. Được tìm thấy trong hải sản, cá biển hoặc tảo bị ô nhiễm
  • Cadmium: Có thể nhiễm vào cơ thể từ môi trường làm việc công nghiệp, hít khói thuốc lá
  • Chì: Thường nhiễm thông qua công việc liên quan đến xây dựng công nghiệp, sử dụng mỹ phẩm, thuốc nhuộm tóc 
  • Thủy ngân: Xâm nhập vào cơ thể bằng tiêu thụ cá, sản phẩm từ cá hoặc nước bị ô nhiễm.
  • Thallium: Là chất rất độc có trong không khí, nước và đồ ăn của con người. Có thể gây mù loà, tổn thương thận và thần kinh. 
Kim loại nặng là gì?

Vì sao kim loại nặng thường có trong nước mắm? 

Nước mắm là một loại gia vị quen thuộc, được sản phẩm theo phương pháp truyền thống ử chượp lên men tự nhiên từ các loại cá được đánh bắt từ các vùng biển cùng với muối biển. Ủ càng lâu nước mắm càng thơm, sánh và màu sắc đẹp. 
Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước trong thời đại công nghiệp đã khiến cho nước mắm không còn đảm bảo được hương vị và thành phần như trước kia. Nguồn nước biển ô nhiễm khiến cho cá và muối đều có nguy cơ nhiễm kim loại nặng cao. Cụ thể là: 

Nguồn nguyên liệu  

Vì sao kim loại nặng thường có trong nước mắm? - Nguyên nhân chính là đến từ nguồn nguyên liệu gồm cả cá và muối dẫn đến nước mắm bị nhiễm nhiều kim loại nặng. 
Cá và muối, hai thành phần chính trong sản xuất nước mắm, và chúng có thể bị nhiễm bẩn từ từ môi trường sống và nguồn nước ô nhiễm. 
  • Các loại cá  
Các nguồn nước biển bị ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp và hóa chất từ các khu vực xung quanh  thải ra sông, hồ, hoặc biển, chúng tích tụ trong nước và trầm tích đáy có thể gây ra sự tích tụ kim loại nặng trong sinh vật biển. 
Cá sống trong biển có thể hấp thụ kim loại nặng như chì, thủy ngân, cadmium, cadimi, Arsen từ nguồn nước bị ô nhiễm do hoạt động công nghiệp hoặc nông nghiệp trong thời gian dài. 
Kể cả nguồn thức ăn của cá như sinh vật nhỏ, tảo cũng đều hấp thụ kim loại nặng từ nước nên khi cá ăn thức ăn này kim loại nặng sẽ chuyển sang cơ thể của chúng khiến hàm lượng chất độc tăng lên và tích tụ trong cơ thể chúng nhiều hơn. 
Nên kể cả cá nhỏ như cá cơm, cá thu,... hay cá lớn như cá ngừ, cá kiếm,...vẫn có nồng độ kim loại nặng nhất định khi sống cùng một nguồn nước. Không chỉ các mà các loại hải sản khác như tôm, cua, mực đều có thể chứa kim loại nặng trong cơ thể. 
=> Do đó, các loại cá sử dụng để làm nước mắm có thể đã chứa lượng kim loại nặng đáng kể nên khi làm thành phẩm nước mắm cũng sẽ chứa hàm lượng độc tố nhất định.  
Nguồn nguyên liệu
  • Nguồn muối biển 
Muối biển, được sản xuất phụ vào vào nguồn nước biển và ánh sáng mặt trời. Tuỳ thuộc vào chất lượng nước biển mà muối sẽ có hương vị khác nhau, có độ mặn nhất định và thành phần cũng đa dạng hơn. 
Muối biển có màu càng sẫm thì nồng độ tạp chất và dinh dưỡng của muối càng cao. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng ô nhiễm nước biển ngày càng cao, có thể chứa kim loại nặng. 
Nên nếu được khai thác từ các khu vực nước biển bị ô nhiễm, có thể chứa các kim loại nặng thì thành phẩm muối vẫn chứa hàm lượng tạp chất và kim loại nặng cao. Quá trình tinh chế muối chỉ giúp loại bỏ tạp chất và giữ lại hàm lượng NaCl tinh khiết nhất và chỉ làm làm mất đi hàm lượng kim loại nặng thấp.  
=> Khi sử dụng muối này để ướp cá trong quá trình lên men nước mắm, kim loại nặng có thể hoà trộn vào  thành phẩm và cơ thể chúng ta sẽ hấp thụ các chất độc này khi sử dụng. 
Nguồn muối biển

Quá trình sản xuất 

Một số kim loại nặng có thể phát sinh trong quá trình chế biến hoặc bảo quản nước mắm, đặc biệt nếu các công cụ sản xuất, thiết bị hay thùng chứa không đảm bảo vệ sinh, hoặc không được làm từ các vật liệu an toàn vẫn có nguy cơ nhiễm kim loại nặng trong quá trình sản xuất nước mắm. 
Quá trình sản xuất

Áp dụng thực dưỡng hiện đại giải độc kim loại nặng trong cơ thể 

Chứa nhiều thành phần kim loại nặng khi vào cơ thể sẽ không thể loại bỏ ra khỏi cơ thể như thallium, cadimi,....Nên khi sử dụng lâu ngày cơ thể sẽ tích tụ lâu dần sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như tổn thương não, co rút cơ, hại thận, ảnh hưởng xương khớp và nhiều loại bệnh nguy hiểm khác. 
Áp dụng lối sống thuận tự nhiên sẽ giúp giải độc kim loại nặng đơn giản chỉ bằng cách ăn uống quân bình âm dương và kết hợp cùng các loại thực phẩm sau:  

Hành, tỏi

Cách để đẩy các chất kim loại nặng ra ngoài là dùng hành, tỏi kết hợp vận động cho cơ thể cho ra mồ hôi. 
Hành, tỏi là thực phẩm có mùi giúp bảo vệ cơ thể bạn khỏi tất cả những tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, kim loại nặng và nấm độc.
Các chất có trong tỏi giúp bạn giải độc những kim loại nặng như thủy ngân và chì, thường có nhiều trong nước mắm, chất phụ gia thực phẩm. Những kim loại này nếu tích tụ nhiều và lâu trong gan sẽ gây nên tình trạng tổn thương gan, tăng nguy cơ ung thư gan. 
Gan và thận và da là cơ quan giúp loại bỏ nhiều độc tố tích tụ trong cơ thể. Nên khi vận động cơ thể bao gồm tập thể dục, xông hơi,...cơ thể sẽ tự tiết ra mồ hôi để đào thải hàm lượng kim loại nặng ra bên ngoài. Cách này được đánh giá hiệu quả hơn lọc qua thận trong việc loại bỏ được crom, đồng, cadmium, chì,...ra khỏi cơ thể.  
Hành, tỏi

Trà Mu và đậu đen xanh lòng

Trong lối sống thuận tự nhiên đây là sự kết hợp mang lại nhiều lợi ích, tốt cho bệnh mất ngủ, nhất là làm sạch cơ thể do tống khứ được những hóa dược kể cả kim loại nặng còn thừa tích trữ lâu ngày trong cơ thể, giúp thận, gan phục hồi, cải thiện làn da.
Trà MU có chứa đến 16 loại thảo dược được pha trộn khéo léo cùng với tỉ lệ thích hợp theo công thức riêng của tiên sinh Ohsawa, đảm bảo sự cân bằng và chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn mà không tạo độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe. 
Đây là trà Dương với khả năng dương hóa cơ thể một cách nhanh chóng, giúp khôi phục và duy trì trạng thái quân bình.
Trà Mu kết hợp đậu đen xanh lòng làm tăng khả năng đào thải độc tố, kích thích quá trình trao đổi chất, đẩy nhanh việc đào thải kim loại nặng và hóa dược  tích tụ lâu ngày trong cơ thể lâu ngày.
=> Trà Mu Nhật - Tăng cường đề kháng - Bịch (100 gram/8 túi)
=> Đậu Đen Xanh Lòng - Bịch (1kg)
Trà Mu và đậu đen xanh lòng

Các gia vị thực dưỡng thay thế cho nước mắm 

Người Châu Á nói chung hay người Việt Nam nói riêng, thói quen ăn uống nhiều gia vị cũng như ăn mặn trong bữa ăn hằng ngày đã có từ rất lâu. Trên bàn ăn thường có các món như kho, rim,...thêm chén nước chấm mặn mặn. 
Theo thống kê của Bộ Y tế, trung bình người Việt đang thừa 2-3 lượng muối khuyến nghị (5g/ngày). Bên cạnh đó xã hội công nghiệp khiến cho các món ăn nhiễm bẩn, chứa hóa chất và thừa kim loại nặng gây ra nhiều hệ lụy khôn lường cho sức khỏe suy thận, cao huyết áp, ung thư, đột quỵ. Nên việc hạn chế ăn mặn cũng như nước mắm là biện pháp giữ gìn sức khoẻ cần thiết.
Để chuyển đổi hiệu quả, giúp cơ thể từ từ thích nghi bạn hãy áp dụng lối sống thuận tự nhiên, hướng đến mục đích quân bình âm dương cơ thể, giúp cơ thể được chữa lành, chuyển hóa bệnh tật thành sức khỏe. Các gia vị thực dưỡng đều có nguồn gốc tự nhiên 100%, nguồn nguyên liệu sạch, hữu cơ qua chế biến đơn giản như ủ, lên men sẽ có vị mặn tự nhiên có thể dùng thay cho muối và nước mắm. Đảm bảo hương vị món ăn vẫn sẽ đậm đà mà còn thơm ngon và cực kỳ an toàn cho sức khỏe. 

Muối Đề Gi 

Muối Đề Gi là sản phẩm đã qua các công đoạn chế biến và tinh sấy. Nguyên liệu đầu vào vẫn là nước biển nhưng đây là nguồn nước sạch tại vùng biển Đề Gi (Bình Định). 
Thành phẩm là những hạt muối trắng đều, độ ẩm không cao nhưng vẫn sẽ giữ lại được những khoáng chất. Ngoài chứa chứa Natri Clorua có chứa các thành phần tốt cho sức khỏe con người như: Canxi, kẽm, kali, sắt, phốt pho, mangan,..
Điểm đặt biệt của muối Đề Gi là được kết tinh theo phương pháp hữu cơ, được phơi trực tiếp trên các cánh đồng muối dưới cái nắng gắt của miền trung nên loại muối này sẽ rất tốt cho sức khỏe và nguồn nước biển đảm bảo sạch không chứa kim loại nặng nên muối này khác với muối tại các vùng biển khác rất nhiều.
Về độ mặn, muối mặn vừa phải, nên có thể dùng để nêm nếm thức ăn, còn có thể để rửa rau, chăm sóc da tẩy tế bào chết, hoặc ngâm mình với muối biển,.....
Một số công dụng khác của muối Đề Gi như tăng cường hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể, kiềm hóa máu, trung hòa các axit và giúp đào thải những chất độc ra bên ngoài, là muối biển tự nhiên nên có tác dụng giữ nước cho các mô tế bào trong cơ thể,....
=> Muối Đề Gi Tinh Sấy - Bịch (500gram) 
Muối Đề Gi

Tương Tamari 

Tương Tamari là một loại nước tương thực dưỡng, được lên men theo phương pháp cổ truyền của người Nhật. Nước tương không chứa gluten và có hương vị đậm đà, gần giống với nước mắm. Nếu nước mắm có nguy cơ nhiễm kim loại nặng cao và chứa nhiều muối gây hại cho sức khỏe thì bạn hãy chuyển sang dùng tương tamari vì nó đậm đà tự nhiên và hương thơm hấp dẫn hơn nhiều. 
Quá trình sản xuất tương miso lên men truyền thống bằng đậu tương và muối, sẽ có một phần tinh chất lắng đọng bên dưới. Lớp tính chất màu nâu, hơi đặc và thơm này chính là nước tương Tamari. Ủ càng lâu thì thành phần dưỡng chất sẽ càng nhiều, thời gian tối thiểu là 1.5 - 3 năm.
Nước tương Tamari Nhật có hàm lượng đạm cao nhưng lại không chứa hóa chất hay chất bảo quản như nước tương công nghiệp khác nên vô cùng tốt cho sức khỏe. 
Nó là nguyên liệu cho nhiều món ăn, thức uống thực dưỡng mang lại giá trị dinh dưỡng và ngăn ngừa bệnh tật hiệu quả, tiêu biểu là trà bình minh. Ngoài dùng để nấu các món kho, xào có thể dùng như nước chấm thay cho nước mắm. 
=> Tương Genuine Tamari - Chai (500ml) 
=> Tương Tamari Organic - Chai (900ml)
Tương Tamari

Tương Miso 

Tương Miso Nhật Bản có rất nhiều loại nhưng Hatcho Miso và Mugi Miso có thành phần dinh dưỡng tương tự nhau và đều có thể dùng thay thế cho nước mắm được người áp dụng lối sống thuận tự nhiên tin tưởng lựa chọn. 
  • Hatcho Miso
Hatcho Miso được làm từ đậu nành hữu cơ, nấm men Koji và muối biển tự nhiên thông qua quá trình lên men chậm thời gian 3 năm trong thùng gỗ tuyết tùng. 
Hoàn toàn không chứa thành phần hoá học nguy hiểm nào, không chứa bột ngọt, không chất phụ gia, có vị umami đặc trưng, màu sậm và đậm màu hơn Mugi Miso. Được lên men từ hạt đậu nành không biến đổi gen, có chứa men vi sinh tự nhiên có thể dùng để nêm món ăn như món canh, xào, súp miso, mì ramen, mì soba,...Sản phẩm phù hợp với chế độ thực dưỡng và ăn thuần chay. 
Tương này tốt cho bệnh tim, tiểu đường, phong thấp, bệnh ngoài da,...Sử dụng để khử dư lượng hóa chất có trong rau củ, trung hòa âm dương cho món ăn,...
=> Hatcho Miso - Giàu đạm, men vi sinh - Bịch (400 gram)
  • Mugi Miso
Mugi Miso là loại tương được làm từ hạt đậu nành không biến đổi gen, lúa mạch lên men cùng với nấm Koji tối thiểu 8 tháng. Trong quá trình lên men sẽ sinh ra rất nhiều vi sinh vật có lợi cho quá trình chuyển hóa thức ăn trong đường ruột chúng ta.
Tương Mugi Miso rất thích hợp để nấu các loại súp, làm nước sốt miso, thay cho nước mắm để kho cá, nấu nước dùng phở lứt, bún lứt,.... nêm nếm cho các món ăn đều rất ngon, đậm đà và bổ dưỡng.
Ngoài bổ sung dưỡng chất, tương này cũng rất dương nên có khả năng giúp trung hòa và khử đi các loại hóa chất có trong rau củ tương tự Hatcho Miso. Giúp bảo vệ tim mạch, khai thông mạch máu, tốt cho thận,...
=> Mugi Miso - Bịch (400 gram) - Tốt cho người bệnh thận 
Tương Miso
Có thể thấy dù nước mắm công nghiệp hay nước mắm thủ công vẫn có nguy cơ nhiễm kim loại nặng cao do nguồn nguyên liệu là cá và muối không đảm bảo sạch 100%. Cùng với ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước khiến cho nguồn thực phẩm cả thực vật và động vật đều có nguy cơ nhiễm khuẩn cao. Qua bài viết của Tiến Khang hy vọng bạn đã hiểu được vì sao kim loại nặng thường có trong nước mắm và độ mặn của nước mắm gây ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của chúng ta. Tuy thói quen ăn mặn của Việt Nam đã có từ lâu nhưng thời đại công nghiệp như hiện nay, để phòng ngừa được bệnh tật bạn có thể thay thế gia vị mặn, nước mắm bằng các gia vị thực dưỡng tự nhiên lành mạnh đảm bảo món ăn vẫn thơm ngon mà không gây tác hại nguy hiểm nào cho sức khỏe!
Xem các thông tin hữu ích khác tại: 
=> Vì sao đường ruột lại có mối quan hệ mật thiết với tuổi thọ?
=> Những sai lầm trong làm đẹp mà phụ nữ hiện đại thường mắc phải
=> Vì sao người ăn thực dưỡng cần bổ sung Feroglobin?
Chia sẻ bài viết
Có thể bạn quan tâm
Về đầu
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng