• 0776 74 55 22
  • 0979 00 55 22
  • 0779 74 55 22
  • 0978 17 45 30

Có nên ăn gạo lứt hàng ngày? Phân tích theo từng trường hợp

Ngày đăng03/04/2025
66Lượt xem
Nguồn tintienkhang.com
0
Trong bối cảnh ngày càng nhiều người quan tâm đến dinh dưỡng và phòng ngừa bệnh tật, gạo lứt được xem là lựa chọn thay thế an toàn cho gạo trắng công nghiệp. Tuy nhiên, việc sử dụng hàng ngày phụ thuộc vào từng đối tượng và liều lượng sử dụng. Bài viết này Tiến Khang sẽ giải đáp có nên ăn gạo lứt hàng ngày không, cùng xem ngay nhé! 

Vai trò của gạo lứt trong thực dưỡng

Gạo lứt là gì?

Gạo lứt có nguồn gốc từ những hạt gạo truyền thống được trồng trên các cánh đồng lúa của các nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ…Gạo lứt là loại gạo chỉ xay bỏ lớp vỏ trấu và còn giữ nguyên lớp cám bên ngoài. Chính lớp cám này chứa rất nhiều chất dinh dưỡng quý giá như chất xơ, các loại vitamin nhóm B, E và các khoáng chất khác, điều này làm cho gạo lứt trở thành lựa chọn lành mạnh hơn so với gạo trắng.
Thời xưa gạo lứt là nguồn thực phẩm chính, từ ngày ra đời công nghệ xay xát hiện đại, gạo trắng đã trở nên phổ biến hơn do hạt gạo trắng tinh, dễ nấu và dễ ăn hơn. Nhưng việc lạm dụng công nghệ hiện đại và nuôi trồng công nghiệp khiến gạo trắng tiềm ẩn nguy cơ nhiễm chất hoá học, dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người dùng. Trong bối cảnh đó thực dưỡng hiện đại ra đời, nhằm đánh thức nhận thức về sức khoẻ và phục hồi giá trị truyền thống đã đưa gạo lứt trở lại là thực phẩm chính của con người, từ đó bảo vệ sức khoẻ và phòng ngừa bệnh tật hiệu quả.  
Gạo lứt là gì?
Gạo lứt là gì?

Khi ăn gạo lứt, đối với người chưa quen hoặc mới ăn lần đầu sẽ cảm thấy hơi thô, cứng, khó ăn và nham nhám ở cổ họng do lớp vỏ cám của gạo. Tuy nhiên nếu đã biết cách nấu và ăn quen thì gạo lứt vẫn thơm ngon, dẻo, bùi béo, đặc biệt gạo này rất tốt cho sức khoẻ. 

Lợi ích của gạo lứt đối với sức khỏe

Gạo lứt chứa nhiều thành phần dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe bởi: 
  • Chất xơ trong gạo lứt giúp giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, nhuận tràng, ngăn ngừa táo bón.
  • Làm giảm chỉ số đường huyết, rất tốt cho người bệnh tiểu đường và người muốn kiểm soát cân nặng.
  • Chất oxy hóa giúp ngăn ngừa một số bệnh ung thư
  • Các vitamin và khoáng chất trong gạo lứt giúp tăng cường hệ miễn dịch.
  • Gạo lứt giúp no lâu hơn, giảm cảm giác thèm ăn, từ đó giúp giảm cân nhanh chóng.
  • Phù hợp với người ăn kiêng, ăn chay và ăn thực dưỡng
  • Có nhiều loại gạo lứt với độ thơm, dẻo khác nhau (gạo lứt nâu, lứt đen, lứt đỏ,...)

Có nên ăn gạo lứt hàng ngày không?

Với câu hỏi lớn là “Có nên ăn gạo lứt hàng ngày không?” Câu trả lời phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể của mỗi người. Chúng ta có thể chia thành 2 trường hợp chính như sau:

Trường hợp 1: Người quân bình muốn bảo vệ sức khoẻ, phòng ngừa bệnh tật 

Không riêng gì người áp dụng thực dưỡng, mà hiện nay nhiều người bắt đầu quan tâm sức khỏe đã thay thế dần gạo trắng sang gạo lứt bởi họ nhận thức được tầm quan trọng của thực phẩm đối với sức khỏe con người. Sử dụng gạo lứt trong bữa ăn hàng ngày sẽ mang đến các lợi ích sức khỏe rõ rệt nhưng cần chú ý các điều sau: 
  • Thay thế gạo trắng
Những người theo thực dưỡng chọn gạo lứt làm nguồn thực phẩm chính thay cho gạo trắng công nghiệp vì gạo lứt chứa nhiều dưỡng chất vượt trội như vitamin B, E, magie, sắt và đặc biệt là hàm lượng chất xơ cao gấp 2 lần gạo trắng. Những dưỡng chất này giúp duy trì và cải thiện sức khỏe toàn diện như hệ tiêu hóa, tim mạch và phòng ngừa các bệnh mãn tính.
  • Tuân thủ liều lượng
Vì gạo lứt có khả năng gây no nhanh nên việc ăn quá nhiều trong bữa ăn sẽ rất khó chịu, thông thường chỉ ăn từ 1-2 chén cơm/ bữa là đã no. Trong thực dưỡng có nhiều số ăn, tỷ lệ hạt cốc có thể tăng từ 10% lên 100% nên người hiểu đúng và áp dụng linh hoạt thì việc ăn gạo lứt hàng ngày sẽ không gây bất kỳ tác dụng phụ hay vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, mà ngược lại còn giúp cơ thể duy trì trạng thái quân bình âm dương và phòng ngừa bệnh tật.
Trường hợp 1: Người quân bình muốn bảo vệ sức khoẻ, phòng ngừa bệnh tật
Trường hợp 1: Người quân bình muốn bảo vệ sức khoẻ, phòng ngừa bệnh tật
  • Lợi ích cho bệnh nhân tiểu đường
Gạo lứt có chỉ số GI thấp hơn gạo trắng, làm chậm quá trình chuyển hóa carbohydrate thành đường, từ đó giúp kiểm soát lượng đường huyết ổn định. Vì vậy, người bị bệnh tiểu đường thường được khuyến khích dùng gạo lứt để tránh tăng đường huyết đột ngột.
  • Phòng ngừa độc tố tích tụ
Sử dụng gạo lứt thường xuyên giúp hạn chế tình trạng độc tố tích tụ trong cơ thể, điều mà gạo trắng công nghiệp có xu hướng gây ra khi ăn trong thời gian dài. Qua đó, việc ăn gạo lứt hàng ngày không chỉ mang lại lợi ích dinh dưỡng mà còn góp phần kéo dài tuổi thọ và duy trì sức khỏe toàn diện. 
=> Xem thêm: Thay Cơm Trắng Bằng Cơm Lứt Giảm Bớt Được 50% Bệnh Tật
=> Xem thêm: Vì Sao Thực Dưỡng Lại Sử Dụng Gạo Lứt? Các Loại Gạo Lứt Thực Dưỡng Tốt Nhất Cho Sức Khỏe

Trường hợp 2: Người mất quân bình đang mắc bệnh tật

Gạo lứt là loại lương thực chính được sử dụng trong lối sống thuận tự nhiên nên hầu hết phù hợp sử dụng với tất cả mọi người. Tuy nhiên, vẫn sẽ có một số đối tượng không nên sử dụng gạo lứt hàng ngày do các vấn đề về sức khỏe như người già, người bị bệnh dạ dày hoặc thận có hệ tiêu hóa kém có thể không chịu đựng tốt được gạo lứt do tính chất cứng, đòi hỏi phải nhai kỹ. Việc ăn gạo lứt hàng ngày có thể gây khó khăn trong tiêu hóa đối với những người này.
  • Người quá già hoặc bị gầy: Đối với những người quá gầy thì để tăng cân nhanh chóng hơn thì chúng ta nên đổi sang ăn cơm gạo trắng 6 tháng (gạo trắng xác dối). Sau khi đã có được cân nặng lý tưởng thì chúng ta có thể đổi sang ăn cơm gạo lứt. Còn người quá già răng quá yếu thì sẽ không nhai được cơm lứt, nhưng cơm lứt đòi hỏi ăn chậm nhai kỹ nên có thể gây ra các vấn đề tiêu hoá như khó tiêu, đầy hơi,...
  • Người bệnh dạ dày: Vì gạo lứt còn giữ lại lớp vỏ cám khá dày nên cơm gạo lứt sẽ có phần cứng hơn so với cơm gạo trắng. Đối với những người bị bệnh dạ dày thì chức năng dạ dày bị suy giảm, để tránh việc dạ dày chịu thêm tổn thương và làm việc quá tải thì không nên ăn cơm gạo lứt.
  • Người bệnh thận: Trong gạo lứt có chứa nhiều photpho, với những người bệnh thận, suy thận thì thận đã mất đi chứng năng đào thải photpho. Chính vì thế nếu ăn quá nhiều gạo lứt sẽ gây tích tụ chất này, gây ra thặng dư khiến xương bị mất canxi, loãng xương, mục xương.
Giải pháp thay thế:
Đối với các trường hợp trên, thay vì ăn gạo lứt nguyên hạt hàng ngày, người dùng có thể sử dụng các sản phẩm từ gạo lứt hoặc chế biến khác để thay thế, chẳng hạn:
  • Đối với người già không nhai được cơm lứt nguyên hạt thì có thể nấu váng cháo gạo lứt hoặc kem gạo lứt để ăn. Đây là món ăn đại bổ rất tốt cho sức khoẻ với nhiều thành phần dinh dưỡng rất tốt cho người lớn tuổi, tiêu hoá kém, không nhai được,...Ngoài ra còn giúp phục hồi sức khoẻ sau bệnh rất tốt. (tiện hơn có thể dùng cháo rau củ Genki thay thế)
  • Những trường hợp bị bệnh dạ dày, bệnh thận thông thường sẽ được khuyến khích ăn gạo trắng nhưng không phải loại gạo trắng trên thị trường (gạo trồng 3 tháng) mà là gạo trắng xát dối (gạo trồng 6 tháng). Vì loại gạo này được trồng lâu chứa nhiều thành phần dinh dưỡng hơn và không bị chà xát quá nhiều vẫn giữ được 50-70% chất dinh dưỡng, đặc biệt là loại được trồng hữu cơ sẽ giúp cải thiện được bệnh nhanh chóng và an toàn sức khoẻ hơn.
  • Trường hợp bệnh liên quan đến thận sẽ mắc các vấn đề về tiểu đường và cao huyết áp, trong giai đoạn cần kiểm soát nhiều chất và giảm áp lực cho thận thì vẫn dùng gạo trắng xát dối sẽ hiệu quả hơn nhưng chỉ ăn ít và có kiểm soát vì nó liên quan đến ổn định đường huyết. Thay vì mỗi bữa bạn ăn 1 chén cơm trắng thì chỉ nên ăn 1/3-1/5 chén cơm nhưng cứ 2 -3 tiếng ăn 1 lần, chia thành nhiều loaafn ăn. Làm như vậy sẽ không làm đường huyết tăng đột ngột, tốt cho tuỵ tạng hơn mà thận không làm việc quá nhiều. Để biết cách áp dụng tốt hơn bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia và xác định các vấn đề sức khoẻ trước khi áp dụng vào bữa ăn hàng ngày nhé. 

Kết luận

Việc có nên ăn gạo lứt hàng ngày hay không sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp:
  • Với người thực dưỡng khỏe mạnh, sử dụng gạo lứt làm thực phẩm chính và tuân thủ liều lượng phù hợp không chỉ an toàn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội, hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường, phòng ngừa bệnh tật và duy trì trạng thái quân bình âm dương.
  • Với những người có vấn đề sức khỏe đặc biệt như người già, bệnh dạ dày, bệnh thận, trước khi sử dụng cần hỏi kỹ ý kiến chuyên gia, bác sĩ để có thể đưa ra các lựa chọn thay thế từ từ gạo lứt để hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả mà không ảnh hưởng đến thể trạng cơ thể.
Như vậy, khi hiểu đúng và áp dụng linh hoạt, gạo lứt vẫn là lựa chọn thực phẩm an toàn và hiệu quả cho nhiều đối tượng, góp phần duy trì sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật lâu dài.
=> Xem thêm: ​Tại Sao Gạo Lứt Đắt Hơn Gạo Trắng? Giá Gạo Lứt Bao Nhiêu? 

Một số sai lầm khi ăn gạo lứt mà nhiều người mắc phải 

Gạo lứt tốt là điều không thể phủ nhận nhưng có những sai lầm khi ăn gạo lứt mà nhiều người không biết, dẫn đến các tác dụng ngược hay ăn hoài nhưng vẫn không thấy sức khỏe được cải thiện.
  • Ăn quá nhiều cơm gạo lứt cùng một lúc: Tăng lượng chất xơ và lượng đường trong máu đột ngột. 
  • Người bị bệnh cần hỏi ý kiến chuyên gia: Gạo lứt tuy tốt nhưng do cấu trúc khá cứng và cần nhiều thời gian để tiêu hoá nên sẽ không thích hợp đối với một số đối tượng (người bị bệnh dạ dày, bệnh thận,....) 
  • Không ngâm gạo lứt trước khi nấu: Gạo lứt có rất nhiều loại như gạo lứt nâu, lứt đen, lứt tím,... Một số loại có lớp vỏ dày như gạo lứt đỏ, gạo lứt huyết rồng cần được ngâm nước trước khi nấu để cơm được chín mềm và dễ ăn hơn. 
  • Vo gạo quá nhiều lần: Thói quen vo gạo mạnh tay hay chà xát quá nhiều lần khiến cho lớp vỏ cám chứa nhiều chất dinh dưỡng bị hao hụt và không giữ được dưỡng chất tốt cho cơ thể nữa. 
  • Không nhai kỹ khi nuốt: “Ăn chậm nhai kỹ” là thói quen tốt được khuyến khích trong thực dưỡng nên. Đặc biệt với loại gạo cứng và khó ăn như gạo lứt cần được nhai kỹ (30-50 lần) để tránh tình trạng khó tiêu, đầy hơi,....
Không biết cách chọn loại gạo sạch: Gạo lứt hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại với nhiều mức giá khác nhau. Nếu bạn không có kinh nghiệm chọn gạo rất dễ chọn phải gạo kém chất lượng, chứa dư lượng thuốc trừ sâu, nhiễm hoá chất,..Lúc này lại gây hại ngược cho sức khỏe, thậm chí là ung thư. 
=> Xem chi tiết tại: 6 Sai Lầm Khi Ăn Gạo Lứt Mà Nhiều Người Dễ Mắc Phải
Một số sai lầm khi ăn gạo lứt mà nhiều người mắc phải
Một số sai lầm khi ăn gạo lứt mà nhiều người mắc phải

Các thực phẩm chủ đạo trong thực dưỡng hiện đại như gạo lứt sạch, các loại ngũ cốc, trà dưỡng sinh, gia vị thực dưỡng, canh dưỡng sinh hay các trợ phương thảo dược Úc đều dễ dàng tìm thấy tại cửa hàng Tiến Khang. Chúng tôi chọn lọc từ các nhà cung cấp uy tín và có nguồn gốc rõ ràng và nhập khẩu chính hãng nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm. 
Đối với gạo lứt, Tiến Khang, ưu tiên cung cấp các loại gạo lứt sạch và hữu cơ như gạo lứt ST25, gạo lứt huyết rồng, gạo lứt tím than,....Được trồng không sử dụng thuốc trừ sâu hay phân bón hóa học. Điều này giúp gạo giữ được hàm lượng dinh dưỡng cao và đặc biệt an toàn cho sức khỏe.
Thông tin liên hệ 
  • Địa chỉ: 346/62 Chu Văn An, Phường 12, Bình Thạnh, TP. HCM
  • Số điện thoại: 0776 74 55 22 - 0779 74 55 22
  • Website: www.tienkhang.com
Vậy là Tiến Khang đã trả lời xong câu hỏi có nên ăn gạo lứt hàng ngày và giải thích vai trò của gạo lứt trong phương pháp thực dưỡng. Hy vọng bài viết này bạn sẽ lựa chọn được loại gạo thích hợp cho chế độ ăn thực dưỡng! Chúc bạn áp dụng thành công và cơ thể luôn được mạnh khỏe nhé!.  
Xem các thông tin hữu ích khác tại:
=> Gạo Lứt Bị Mốc Có Sử Dụng Được Không Và Cách Bảo Quản Đúng Cách
=> Chia Sẻ Về Chọn Gạo Thích Hợp Cho Trẻ Em, Người Trưởng Thành Và Người Già
=> ​Cơm Gạo Lứt Để Qua Đêm Được Không? Cách Bảo Quản Cơm Gạo Lứt Nấu Một Lần Ăn Cả Tuần
Chia sẻ bài viết
Có thể bạn quan tâm
Về đầu
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng