Sự khác nhau giữa người ăn cơm trắng và người ăn cơm lứt
Gạo lứt và gạo trắng
- Gạo lứt: Là loại ngũ cốc nguyên hạt. Chứa 3 thành phần là cám (giàu chất xơ), mầm, nội nhũ (giàu carbohydrate). Mỗi lớp như vậy chứa các khoáng chất, vitamin và protein khác nhau nên có giá trị dinh dưỡng cao. Do thành phần còn nguyên vẹn nên gạo lứt sẽ nấu lâu hơn, cơm nấu ra sẽ bùi, thơm, béo và đạm vị hơn
- Gạo trắng: Đây là phiên bản tinh chế của gạo lứt. Đã trải qua quá trình xay xác, làm sạch nên chỉ chứa phần nội nhũ chứa nhiều tinh bột còn các phần khác đều bị loại bỏ. Gạo trắng sẽ có chỉ số GI cao nhưng ít chất xơ, khoáng chất hơn gạo lứt. Gạo trắng nấu nhanh chín, cơm thường mềm, mịn và vị nhạt.
Sự khác nhau giữa người ăn cơm trắng và người ăn cơm lứt
Người ăn cơm trắng
- Quá trình chuyển hóa tinh bột
- Vai trò của chất xơ
- Ảnh hưởng đến sức khỏe
Theo thực dưỡng hiện đại, thiếu chất xơ là nguyên nhân gây ra “3 cao 1 thấp” là cao đường, cao mỡ, cao máu và thấp khớp.
=> Những người ăn gạo trắng thường xuyên là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật cho cơ thể
Người ăn cơm lứt
Có thể thấy trong mỗi bữa ăn người dùng cơm lứt chỉ ăn khoảng 1-2 chén là đã thấy no và ít khi hấp thụ thêm các thực phẩm khác.
- Quá trình chuyển hóa tinh bột
- Vai trò của chất xơ
- Ảnh hưởng đến sức khỏe
Các chất trong gạo lứt hỗ trợ giảm nguy cơ đột quỵ, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe tim mạch, làm giảm cholesterol, phòng ngừa tiểu đường, tốt cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ giảm cân và kể cả ngăn ngừa một số bệnh ung thư.
Ăn cơm lứt giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, duy trì năng lượng bền vững, hỗ trợ quá trình thải độc và cân bằng hệ thống nội tiết của cơ thể.
=> Ăn cơm lứt sẽ là giải pháp toàn diện phòng ngừa được nhiều bệnh tật cho cơ thể (người bệnh dạ dày thì thay cơm lứt bằng cơm trắng)
=> Tham khảo: Vì Sao Thực Dưỡng Lại Sử Dụng Gạo Lứt? Các Loại Gạo Lứt Thực Dưỡng Tốt Nhất Cho Sức Khỏe
Kết luận
Người xưa gần như không hề có bệnh như ung thư, tiểu đường, suy thận, suy gan, thấp khớp, hay các bệnh về tim. Họ chỉ mắc các bệnh do virus, nhiễm trùng như dịch tả, bệnh lao, hay cảm cúm thông thường. Người ta trồng lúa không phân bón, không thuốc trừ sâu, không xay xát hay tinh chế quá nhiều nên gạo ngày xưa tương tự như gạo lứt và giữ được hàm lượng dinh dưỡng cao chính vì thế mà khi ăn không gây bệnh tật.
Hiện tại, con người phát minh ra máy chà xát làm trắng gạo, nuôi trồng bằng cách sử dụng các loại hóa chất để rút ngắn thời gian nên các bệnh suy thoái bắt đầu xuất hiện nhiều hơn và phổ biến, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Gạo trắng mất đi chất dinh dưỡng tăng khả năng chuyển hóa và sinh bệnh tật nhiều hơn.
=> Gạo lứt sẽ có công dụng toàn diện với sức khỏe hơn cho chứa ít tinh bột, làm chậm quá trình chuyển hóa và tiêu thụ lượng đường, kiểm soát đường huyết nên tốt hệ tiêu hóa, tim mạch và bệnh nhân tiểu đường hơn so với gạo trắng.
Theo thực dưỡng hiện đại, môi trường bên trong cơ thể luôn bị ảnh hưởng qua lại thông qua yếu tố bên ngoài, đặc biệt là việc ăn uống để thực hiện quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Tất cả thức ăn mà con người hấp thụ sẽ kết hợp với nhau tạo ra năng lượng và dưỡng chất xây dựng nên tế bào xương, các cơ quan nội tạng cũng như hình dáng và sức khỏe con người. Người còn ăn gạo trắng thì khả năng sinh bệnh và thể trạng béo phì cao hơn người ăn gạo lứt.
Hai thái cực âm dương của cơ thể sẽ hỗ trợ lẫn nhau để duy trì trạng thái quân bình, khiến cho mọi bệnh âm hay bệnh dương được hóa giải và biến thành sức khoẻ. Do đó duy trì thói quen ăn uống quân bình âm dương rất quan trọng.
Điều đầu tiên để thay đổi được là thay gạo chúng ta ăn hằng ngày bằng gạo lứt sau đó áp dụng lối sống thuận tự nhiên, để cơ thể tái lập lại quân bình kết hợp cùng vận động và cải thiện tinh thần luôn vui vẻ, thanh tịnh thì chắc chắn sẽ có được cơ thể khỏe mạnh, phòng ngừa được mọi bệnh tật và hỗ trợ cơ thể phục hồi bệnh nhanh chóng hơn.
Qua bài viết về “Sự khác nhau giữa người ăn cơm trắng và người ăn cơm lứt”, có thể thấy nguyên nhân cơ bản nhất mà ai cũng gặp khiến cơ thể dẫn đến bệnh tật chính là từ cơm chúng ta ăn hằng ngày. Tiến Khang hy vọng qua bài viết này bạn đã có thêm góc nhìn mới về loại gạo này và biết lý do vì sao gạo lứt lại mắc hơn gạo trắng rồi nhé!
Xem các thông tin hữu ích khác tại:
=> Vì sao người ăn thực dưỡng cần bổ sung Feroglobin?
=> Có nên tự ý ăn thực dưỡng khi không có người hướng dẫn không?
=> Phân biệt tính năng của canh dưỡng sinh và bột rau củ