• 0776 74 55 22
  • 0979 00 55 22
  • 0779 74 55 22
  • 0978 17 45 30

Nước ép trái cây có thật sự tốt cho sức khỏe hay không?

Ngày đăng18/09/2024
23Lượt xem
Nguồn tintienkhang.com
0
Nước ép trái cây được coi là một lựa chọn để giải khát và bổ dưỡng hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người vẫn đặt câu hỏi về lợi ích thực sự với sức khỏe khi tiêu thụ loại thức uống này. Đặc biệt là trong thực dưỡng hiện đại, khi trái cây lại được liệt kê vào câu số 3. Trong bài viết này, chúng ta sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về câu hỏi “nước ép trái cây có thật sự tốt cho sức khỏe hay không?”

Nước ép trái cây có thật sự tốt cho sức khỏe hay là không?

Từ xưa đến nay, trái cây là một trong những thức ăn chính của con người, cung cấp nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào. Bên cạnh việc ăn trực tiếp nguyên quả, trái cây còn được chế biến thành nước ép, và mọi người sử dụng trong cuộc sống hàng ngày để giải khát.

Tuy nhiên, trong thực dưỡng hiện đại, trái cây và nước ép trái cây lại được liệt kê vào câu số 3 - những thức ăn cần tránh trong thực dưỡng. Theo các nghiên cứu thực dưỡng, trái cây là loại thực phẩm rất âm, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Tính âm nằm ở màu sắc, vị chua ngọt của đường và hàm lượng nước trong đó. Cụ thể là hầu hết trái cây đều chứa rất nhiều nước, 90% là nước, hàm lượng Vitamin C nhiều, lượng đường fructozo và kali trong trái cây cũng khá cao.
=> Xem thêm: Vì sao trái cây được liệt kê trong câu số 3
Trái cây được liệt kê trong câu số 3 thực dưỡng

Từ đó, góp thêm phần dữ liệu trả lời cho câu hỏi “Nước ép trái cây có thật sự tốt cho sức khỏe hay là không?” Ngoài ra, còn một số yếu tố bổ sung khác mà cả nhà có thể tham khảo về nước ép trái cây dưới đây:

Lượng đường cao

Như đã chia sẻ, trái cây là thực phẩm rất âm do vị chua ngọt của đường fructose tạo thành. Vì vậy nước ép trái cây, đặc biệt là những loại nước ép không chứa chất xơ từ vỏ và bã, có thể chứa một lượng đường rất cao. Lượng đường này khi đi vào cơ thể, các bộ phận như gan, thận sẽ hoạt động tích cực để cân bằng đường huyết. Chúng ta sẽ cảm thấy cơ thể mình trở nên hưng phấn hơn. Tuy nhiên, đến khi lượng đường nạp vào quá nhiều, các cơ quan không còn sức để dung hòa được nữa, dẫn đến tình trạng mất cân bằng, đường máu tăng đột biến. Từ đó, gây ảnh hưởng xấu đến huyết áp, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và béo phì.

Ngoài ra, nước ép trái cây cũng chứa một lớn calo, từ 100 đến 150 calo tùy loại trái cây. Dùng nhiều nước ép có thể đóng góp vào việc tăng cân do lượng calo dư thừa.
=> Xem thêm: Đường - Tác nhân hàng đầu gây bệnh tật
Lượng đường fructozo trong nước ép trái cây

Thiếu chất xơ 

Chất xơ trong trái cây giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ đường, giữ cho mức đường huyết ổn định hơn, duy trì sức khỏe đường ruột và tạo cảm giác no lâu. Khi trái cây được ép thành nước, phần lớn loại bỏ hầu hết các chất rắn, bao gồm cả hạt và cùi, khỏi toàn bộ trái cây. Vì vậy, hơn 90% chất xơ đã bị loại bỏ, làm giảm đi những công dụng của nó. Bên cạnh đó, thiếu chất xơ có thể làm tăng khả năng hấp thụ đường nhiều và nhanh hơn.

Chất bảo quản và đường tinh luyện

Để tạo vị ngọt, kích thích vị giác, mang lại sự thoải mái khi uống, một số nước ép trái cây trên thị trường có thể chứa thêm chất bảo quản, phẩm màu nhân tạo và đường tinh luyện. Những thành phần này không chỉ làm giảm giá trị dinh dưỡng của nước ép mà còn có thể gây hại cho sức khỏe tim mạch và đường ruột nếu uống thường xuyên.

Có thể thay thế nước ép trái cây bằng những thức uống nào?

Theo phương pháp thực dưỡng hiện đại, những người không nên dùng trái cây và nước ép là những người suy nhược cơ thể lâu ngày, âm tạng bẩm sinh, huyết áp thấp, và mắc các bệnh lý như ung thu, tiểu đường, suy thận,... Những người có thể dùng là những người dương tạng, khỏe mạnh, những người ở xứ nhiệt đới, hay đổ mồ hôi và lao động nhiều. Khi dùng nước ép trái cây, bạn nên dùng những loại trái cây theo mùa vụ, trông hữu cơ tại nhà, không chất bảo quản để ép, hoặc là các loại táo, lê, dâu tây ôn đới,...

Vậy đối với những người không dùng nước ép trái cây thì họ sẽ uống gì? Sau đây, Tiến Khang xin chia sẻ đến các bạn những loại thức uống thực dưỡng có thể thay thế cho nước ép trái cây tốt nhất. Tất cả đều là những loại hữu cơ, không chất bảo quản, không đường hóa học, được khuyên dùng bởi các chuyên giá thực dưỡng. Không chỉ có công dụng về mặt giải khát, thanh lọc cơ thể còn giúp ích rất nhiều cho sức khỏe tim mạch, huyết áp, tiêu hóa,...
  • Các loại nước pha từ các loại bột mịn nguyên chất từ các loại thảo dược như bột diếp cá, bột cần tây, bột rau củ, bột tía tô, bột cải bó xôi, bột rau má,...
  • Các loại trà thảo dược tốt cho cơ thể như trà diếp cá, trà tim sen, trà củ sen, trà tía tô, trà gạo lứt,...
  • Các loại chanh muối, mơ muối được ủ lâu năm như chanh đen ngâm muối, chanh muối lâu năm, mơ muối lâu năm, nước tắc ngâm đường,...
Ngoài ra, nếu bạn thích có thêm vị ngọt tự nhiên cho những thức uống trên, bạn có thể cho thêm các loại đường nguyên chất như mật ong nguyên chất, mật nhụy hoa thốt nốt,... là có thể thay thế vị đường trong các loại nước ép trái cây một cách tự nhiên.
Để mua được các sản phẩm trên, khách hàng có thể truy cập website Tiến Khang, hoặc gọi điện trực tiếp vào hotline 0776 74 55 22 - 0779 74 55 22 để được hỗ trợ đặt hàng nhanh nhất nhé.
Các lựa chọn thay thế nước ép trái cây

Bài viết trên Tiến Khang đã giúp các bạn giải đáp thắc mắc nước ép trái cây có thật sự tốt cho sức khỏe hay không?. Nước ép trái cây có thể là một bổ sung hữu ích cho chế độ ăn uống, nhưng cần được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng và đúng cách, đặc biệt là những người đang ăn uống theo thực dưỡng hiện đại. Từ đó, có thể tận dụng tối đa lợi ích dinh dưỡng mà không gặp phải những vấn đề sức khỏe tim mạch, huyết áp. Thêm nữa, thay vì sử dụng nước ép trái cây thường xuyên, hãy thay thế thành các thức uống thực dưỡng từ các loại thảo mộc, thảo dược để cơ thể khỏe mạnh theo lối sống thuận tự nhiên nhé. 
 
Chia sẻ bài viết
Có thể bạn quan tâm
Về đầu
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng